Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 10, 2022

Ngôi đền lưu giữ nhiều tượng Phật cổ bậc nhất Nghệ An

Tồn tại qua hàng trăm năm, Tuần Thiện Đàn hay còn gọi là đền Thiện ở xã Diễn Ngọc (Diễn Châu) đang lưu giữ một hệ thống tượng cổ đa dạng, đặc sắc có giá trị nhiều mặt về lịch sử, mỹ thuật, tôn giáo...

Tuần Thiện Đàn được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, trên một khu đất cao ráo ở làng Lý Nhân xã Tiên Lý, nay là xóm Tây Lộc, xã Diễn Ngọc (Diễn Châu). Trước đây, khuôn viên của đền rộng, cảnh quan thoáng đãng. Nay, khuôn viên đền Thiện khá chật hẹp và bị "bao vây" giữa một vùng quê phát triển, nhà cửa chen chúc. Ảnh: Huy Thư

7 thg 10, 2022

Tượng thờ chùa Bửu Phong ở Đồng Nai

MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ đầu du nhập vào xứ Đàng Trong, Phật giáo đã truyền vào theo hai hướng: từ sự di dân vùng Thuận Quảng đi vào và từ Trung Quốc sang, hình thành nên nhiều ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc tông tập trung tại vùng đất Nông Nại Đại Phố, nay là Biên Hòa – Đồng Nai. Từ đây, Phật giáo đã truyền bá khắp nơi trong cả vùng Đông Nam Bộ. Ngôi chùa ghi nhận có mặt sớm ở Biên Hòa từ thế kỷ XVII trong đó có chùa Bửu Phong. Ban đầu, Phật giáo đã gắn bó với những người đi khai hoang, mở đất, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho dân chúng nơi đây. Những vị tu sĩ đã “nhập thế” thực hiện vai trò cầu an cho người sống và cầu siêu cho người chết, mang lại cuộc sống tâm linh bình yên trên vùng đất mới. Sự du nhập của Phật giáo vào vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai là ‘bàn đạp’ để phát triển và truyền bá sang các vùng lân cận. Vì vậy, Phật giáo Đồng Nai có ảnh hưởng đến Phật giáo Bình Dương và miền Tây Nam Bộ.

Điểm cư trú và mộ táng của cư dân thời đại hậu kỳ kim khí trên đất Long An

Trong chuyến khảo sát các di tích trên địa bàn tỉnh vừa qua, chúng tôi có dịp thăm lại Di tích khảo cổ học Gò Duối (thuộc ấp Trung Trực, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng,). Đây là di tích cư trú lẫn mộ táng của cư dân thời đại hậu kỳ kim khí trên đất Long An.

Di tích khảo cổ học Gò Duối là một gò đất nằm nổi cao khoảng 2 m so với mặt ruộng trũng xung quanh, diện tích trên 4.000 m², mang đặc điểm địa chất của vùng thềm gò phù sa cổ, có sự bồi tích phù sa thường niên của lũ lụt và hệ thống sông, rạch Vàm Cỏ Tây. Với địa thế gò cao ít ngập nước, được thiên nhiên ưu đãi về sản vật, Gò Duối trở thành nơi cư trú lý tưởng của những lớp cư dân cổ đầu tiên đến chinh phục vùng đất này.

6 thg 10, 2022

Nghệ thuật trang trí văn bia Thiệu Trị ở chùa Diệu Đế

Thiệu Trị là vị Hoàng đế thứ ba của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, ông lên ngôi khi tình hình đất đất nước đã đi vào ổn định, được thừa hưởng nền chính trị ổn định, vững chãi do vua Gia Long và Minh Mạng đã dày công vun đắp, cải cách, xây dựng và phát triển.

Trong thời gian 7 năm trị vì ngắn ngủi của mình, ông cũng không có cải cách gì mang tính đột phá mà chỉ là người tiếp nối đường lối trị nước của hai vị tiên vương. Thời gian trị vì của vua Thiệu Trị có đóng góp về mặt kiến trúc nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc trên đá đã đạt đến trình độ đỉnh cao so với các đời vua trước.

Trong phạm vi của bài viết với đề tài Nghệ thuật trang trí trên văn bia vua Thiệu Trị chùa Diệu Đế, chúng tôi mong muốn người đọc có một góc nhìn mới về nghệ thuật trang trí trên đá, một loại hình nghệ thuật đương thời vang bóng của vương triều Nguyễn.

19 thg 9, 2022

Dấu tích biệt thự cổ dưới chân núi Hàm Rồng

Cách chân núi Hàm Rồng (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) chừng 1 km là một ngôi nhà đổ nát cùng mấy đài chứa nước. Đó là vết tích của một dãy biệt thự mang dấu ấn kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm 1930. Ít người biết rằng, sau giải phóng năm 1975, đây là nơi lưu trú của những con người “đếm gió, đo mây” để chọn loại cây trồng phù hợp canh tác ở Gia Lai hay gánh thông phủ xanh Phố núi.

Chứng tích lịch sử

Chiều hắt nắng qua rừng thông xanh, buông xuống ngôi biệt thự nhuốm bụi thời gian ở cạnh làng Ngol Tả. Tôi cố hình dung một dãy biệt thự xây theo kiến trúc Pháp cổ từng hiện hữu mà một số người đã sinh sống, làm việc tại đây kể lại. Một thoáng chạnh lòng khi tận mắt nhìn ngôi nhà đổ nát đứng cô lẻ giữa khoảng đất trống cạnh rừng thông xanh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Trạm Nghiên cứu chống xói mòn đất nông nghiệp Tây Nguyên năm 1980 (ảnh do ông Trương Văn Luận cung cấp).

17 thg 9, 2022

Bên trong khu mộ cổ hơn 2.000 năm tại TP HCM

Hơn 200 ngôi mộ với nhiều di cốt, đồ tùy táng tại Giồng Cá Vồ, huyện Cần Giờ đang được bảo tồn trước khi đón khách tham quan.


Di tích Giồng Cá Vồ (ấp Hoà Hiệp, xã Long Hòa) cách trung tâm TP HCM khoảng 60 km được phát hiện hơn 30 năm trước. Từ đầu năm 2021, sau lần khai quật đầu tiên (1994), di tích này mới được khai quật trở lại. Các nhà khảo cổ phát hiện 224 mộ chum, 15 mộ đất và các di vật được tùy táng.

Làng Đal: Một thời hoa lửa

Làng Đal (xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) có lẽ là một trong những ngôi làng Jrai chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bom đạn chiến tranh. Vượt qua những mất mát đau thương, dân làng đã kiên cường vươn lên để xây dựng cuộc sống mới.

Ngôi làng trăm tuổi

Đó là ngôi làng nhỏ trên ngọn đồi cách Sân bay Pleiku một quãng về hướng Đông. Theo ông Nher (SN 1958): Làng đã có tuổi đời hàng trăm năm. Cha ông chúng tôi đã bám theo những mạch nước ngầm từ trong lòng đất có tên Ia Pok, Ia Kreh… để lập làng. “Những năm trước, khi người dân trong vùng đào hố trồng cà phê vẫn còn gặp nhiều ngôi mộ cổ không tên chôn theo di vật của người Jrai như: chén, đĩa, chiêng, tẩu thuốc… Mà người Jrai thường chọn nơi chôn cất người thân của mình ở gần làng để dễ dàng chăm nom, quét dọn, trò chuyện với người đã khuất. Dân làng đã ở vùng này từ rất lâu rồi nhưng do gặp những biến động nên về sau người ta thường gọi nơi đây là làng Đal mới” - ông Nher thổ lộ.

Trầm tích đất cổ An Phú

Từ miền xuôi lên cao nguyên theo quốc lộ 19, qua khỏi thị trấn Đak Đoa, chúng ta bắt gặp một vùng đất khá bằng phẳng với cánh đồng bát ngát, phì nhiêu nằm hai bên đường khiến cho ai nấy cũng cảm thấy dễ chịu và quen thuộc như miền đồng bằng thân thương, đó là xã An Phú (TP. Pleiku).

Cũng như xã Tiên Sơn, An Phú tuy hiện tại là vùng ven đô nhưng nó có lịch sử lâu đời, qua nhiều tên gọi khác nhau và những lưu dân người Kinh từ Bình Định, Quảng Ngãi đã đặt dấu chân đầu tiên nơi miền sơn cước này, chỉ sau những người đi “mở cõi” ở Tây Sơn Nhất, Tây Sơn Nhì (An Khê ngày nay).

Tôi có một ngày trải nghiệm ở làng Phú Thọ và An Mỹ (xã An Phú) với nhiều câu chuyện thú vị từ các bậc bô lão định cư lâu đời tại miền đất nông nghiệp trù phú này. Ông Võ Đình Viên, năm nay 73 tuổi, một thời là giáo viên tiểu học, là người sinh ra trên chính làng Phú Thọ. Gia đình ông hiện sinh sống gần Nhà thờ Phú Thọ từ thời ông nội để lại. Ông Viên là đời thứ 3 lập nghiệp tại vùng đất mới. Ông nội Võ Đình Mai là 1 trong 8 lưu dân đầu tiên từ Bình Định có mặt lập nên làng Thanh Nghiệp năm 1901 (có người gọi là Quảng Nghiệp, thuộc thôn 9, 10, 11 của xã An Phú ngày nay). Sau đó, một số gia đình người Kinh theo đến đây lập nên làng Nguyên Lợi (ở phía Nam Nhà thờ Phú Thọ). Làng An Mỹ trước đây còn có tên Quảng Định do người Quảng Ngãi và Bình Định ngụ cư.

16 thg 9, 2022

Như bóng cây kơ nia

Lần đầu tiên tui thấy cây kơ nia là khoảng năm 1999. Khi đó tui đang đi dạo trong vườn quốc gia Yok Đôn (Buôn Đôn, Đắk Lắk) và bắt gặp một cây cao to gắn bảng tên: cây Kơ-nia. Vốn đã từng quen thuộc với bài hát Bóng cây kơ nia mà lại chưa từng biết cây kơ nia là cây gì nên tui thích lắm, liền lượm vài cái lá kơ nia rụng để đem về nhà khoe rằng: Biết lá gì hông? Lá cây kơ nia đó nghen!

Cây kơ nia. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Chuyện ít biết về tiệm kính nhỏ nhất phố núi Pleiku

Khiêm tốn trong không gian chưa đầy 20 m², bề ngang rộng 1,3 m, điều gì đã khiến tiệm kính mắt nhỏ nhất tồn tại gần nửa thế kỷ ở phố núi Pleiku?

Anh Lê Vinh Quang-chủ tiệm mắt kính Quang (36 Nguyễn Thiện Thuật, TP. Pleiku) từng có ý định đặt tên cho cửa hiệu là “Tiệm kính nhỏ nhất Gia Lai”. Nhưng cái tên này quá dài, vì vậy anh quyết định là “Mắt kính Quang”. Chữ Quang vừa là tên anh, vừa có ý nghĩa là ánh sáng. “Không gì quý giá bằng ánh sáng đôi mắt. Tôi mong muốn mọi khách hàng khi tới đây đều tìm thấy niềm vui của đôi mắt sáng”-anh nói.

Suối nguồn Ia Hung

Gần 20 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày xây dựng công trình thủy lợi Ia Hung vẫn còn khắc sâu trong tâm khảm người dân làng D (xã Gào, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Công trình thủy lợi đầu tiên này đã mang dòng nước về tưới mát những cánh đồng, góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân vùng căn cứ cách mạng.

Công trình thủy lợi Ia Hung nằm trên địa bàn làng D, cách trụ sở UBND xã Gào chừng 5 km về phía Tây. Công trình do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng nông-lâm nghiệp Gia Lai thiết kế và xây dựng vào năm 2004.

15 thg 9, 2022

Ký ức chợ Pleiku xưa

Không đơn thuần là nơi giao thương, mua bán, chợ Pleiku xưa (nay là Trung tâm Thương mại Pleiku) đối với nhiều người con Phố núi còn là nơi neo giữ một phần ký ức. Để rồi, mỗi lần nhắc chuyện xưa, trong lòng họ lại bồi hồi xúc cảm về một thời đáng nhớ...

1. Một ngày tháng 8, mưa thôi rả rích. Những tia nắng vén màn mây chiếu rọi xuống phố phường. Nơi ki ốt góc ngã ba đường Ngô Gia Tự-Duy Tân, bà Phạm Thị Hồng Hà (66 tuổi) cặm cụi gỡ mấy tấm ni lông che mưa bên hiên quầy, để lộ sạp hàng với những chiếc chăn, ga, gối, đệm đầy màu sắc. “Mùa mưa ở Pleiku đến rồi, buôn bán cũng bắt đầu cực và thưa khách hơn” - bà Hà cảm thán.

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, sau khi nghỉ việc nhà nước vì mất sức lao động, bà Hà quyết định ra chợ Pleiku buôn bán quần áo may sẵn và đồ bảo hộ lao động để mưu sinh. Trong ký ức của bà, khi ấy, khu chợ còn có tên gọi là chợ Lớn, chợ Mới, không khí bán mua rất nhộn nhịp, sôi động. Trên khuôn đất rộng hình chữ nhật chỉ có một mái che hình vòm lợp bằng tôn kẽm với những trụ bê tông làm cột đỡ, 4 phía để trống không thưng bít. Tiểu thương ngồi trong lồng chợ theo từng ô phân sẵn (mỗi ô khoảng 9 m²), tự đóng sạp gỗ hình khối vuông hay chữ nhật để trưng hàng bán. Riêng những mặt hàng tươi sống như thịt, cá... thường được bày trên những chiếc bàn gỗ thấp hình chữ nhật mà mọi người quen gọi là phản. Bên ngoài nhà lồng có một nơi dành cho đồng bào dân tộc thiểu số hay những người “chạy chợ” bán mua các sản vật tự nuôi trồng được theo mùa.

Huyền sử xã Gào

Xã Gào cách trung tâm TP. Pleiku 18 km về phía Tây Nam. Xuất xứ tên gọi và quá trình hình thành của vùng đất này chứa đầy chất lãng mạn và pha chút huyền thoại của sử thi Tây Nguyên.

Nghe nói vùng xã Gào từ xa xưa đã mọc lên một loài cây hòa thảo, hạt nhỏ như hạt cỏ, màu đen, tiếng địa phương gọi là cây “Gao” (hình như là một giống kê). Hạt Gao nấu lên, ủ men sẽ cho ra một thứ rượu thơm ngon đặc biệt. Rượu Gao là đặc sản một thời, bay bổng như huyền thoại Tây Nguyên, từ xa xưa nó là linh hồn của mảnh đất anh hùng này. Có lẽ vì vậy, các làng người Jrai trong vùng đều có chữ “Gào” trong âm tiết đầu như: Gào Choang, Gào Nang, Gào Del, Gào Klah, Gào Mơnú... Và xã cũng mang tên là xã Gào.

14 thg 9, 2022

Có một vị tướng đánh giặc giỏi lại mê hát tuồng

Đó là tướng Nguyễn Chánh. Ông được xem như linh hồn của Đội Du kích Ba Tơ và là “tổng đạo diễn” toàn bộ cuộc kháng chiến chống Pháp ở vùng tự do Liên khu 5 vào giai đoạn cuối. Ông còn được biết đến là một nhà lãnh đạo có công rất lớn trong việc khôi phục, phát triển nghệ thuật tuồng và các hình thức dân ca kịch truyền thống ở Khu 5.

Vị tướng thư sinh

Trong hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhắc lại chi tiết, trước khi tiễn các tướng lĩnh quân đội Pháp về nước, ông hỏi họ là có yêu cầu gì cần được hỗ trợ của phía Việt Nam không? Tướng De Beaufort - Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở chiến trường Tây Nguyên, chỉ có một yêu cầu nhỏ là cho ông được gặp người chỉ huy chiến trường Tây Nguyên bên phía Việt Minh. Tướng Giáp không rõ De Beaufort gặp vị tướng bên Việt Minh ấy để làm gì, song ông vẫn đáp ứng yêu cầu của vị khách.

Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chánh. Ảnh: LHK

13 thg 9, 2022

Nước Min - Dấu xưa vang vọng

Lâu lắm rồi tôi mới trở lại thôn Nước Min, xã Sơn Mùa (Sơn Tây). Nước Min ngày trước im vắng lắm, thi thoảng mới nghe tiếng vrook, tiếng ru con trầm buồn vang vọng từ một vài mái nhà sàn. Bây giờ, Nước Min đã khác. Dấu xưa như đang vang vọng mỗi ngày.

Từ góc nhà sàn...

Nghệ nhân ưu tú Đinh Ka La chơi đàn ra-uốt.

11 thg 9, 2022

Những danh thần trên đất An Giang

Bên cạnh công lao to lớn của Thống chế khâm sai thượng đạo đại tướng quân Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu), vùng đất An Giang “thuở mang gươm đi mở cõi” còn có đóng góp của nhiều danh tướng đã được triều đình phong hầu. Sự phát triển của tỉnh hôm nay còn lưu dấu nhiều hiền nhân thuở ấy.

Tượng danh thần Thoại Ngọc Hầu tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu (TP. Long Xuyên)

Chinh phục vùng đất hoang vu

Việc thành lập tỉnh An Giang được xác định vào năm 1832, khi trấn Vĩnh Thanh được vua Minh Mạng chia thành tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Tuy nhiên, vùng đất An Giang đã được khai phá từ trước, mà người có công khai mở đầu tiên là Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), sinh tại vùng đất thuộc tỉnh Quảng Bình ngày nay.

Theo nghiên cứu của ThS Đỗ Thanh Nhàn (Trường Chính trị Tôn Đức Thắng), nhờ sớm hiển lộ tài thao lược, lập được nhiều chiến công từ khi còn rất trẻ nên mới khoảng 20 tuổi, Nguyễn Hữu Cảnh đã được chúa Nguyễn Phúc Tần phong giữ chức võ quan cấp cao là Cai cơ. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh được phong làm Thống suất, cử vào kinh lược xứ Đồng Nai (tên gọi chung cho toàn bộ vùng đất Nam Bộ hiện nay).

Dù đối diện với rất nhiều khó khăn ở vùng đất mới, nhưng ông thể hiện bản lĩnh thao lược: Vừa khẩn hoang, vừa mộ dân, mở đất, lập làng, bình định, thiết lập bộ máy quản lý, tổ chức hành chính, xác định biên cương, lãnh thổ, quy định các thứ thuế đinh điền và chỉ đạo phát triển kinh tế vùng đất mới. Nguyễn Hữu Cảnh còn có công lớn đánh dẹp giặc Chân Lạp do Nặc Thu cầm đầu, góp phần giữ gìn đất đai, bờ cõi và bảo vệ nhân dân.

ThS Đỗ Thanh Nhàn cho rằng, sinh thời của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, tỉnh An Giang chưa thành lập. Tuy nhiên, công trạng của ông đối với Nam Bộ nói chung và tỉnh An Giang nói riêng rất to lớn. Nhiều làng mạc trên địa bàn An Giang ngày nay được hình thành dưới thời Nguyễn Hữu Cảnh.

Khoảng năm 1820-1828, Thoại Ngọc Hầu cho xây đình Châu Phú thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Ông là một trong những nhân vật lịch sử được tôn kính và thờ cúng nhiều nhất trong các đình thần ở An Giang. Tên ông được đặt cho tên đất (cù lao Ông Chưởng), tên trường học, tên đường… ở An Giang.

Xây dựng vùng đất mới

Ngay trước khi tỉnh An Giang được thành lập, vùng đất này đã ghi dấu công lao của Thư Ngọc hầu Nguyễn Văn Thư (hiện chưa rõ năm sinh), người sinh ra và lớn lên ở cù lao Giêng (huyện Chợ Mới ngày nay). Ông theo Tiền quân Tôn Thất Hội đi đánh giặc, từng chức Phó tướng Tiền quân Khâm sai Tổng nhung cai cơ.

Tháng 5/1794, ông và các em tử chiến trong trận đánh ở cửa biển Thị Nại. Sau khi lên ngôi vua, Gia Long ghi nhận công lao to lớn của ông và các em, truy phong cho Nguyễn Văn Thư là Đặc Tiến Phụ Quốc, Thượng Tướng Quân, Thượng Trụ Quốc, Khâm sai Chưởng dinh Thư Ngọc hầu, được liệt thờ ở miếu Trung Hưng.

Thư Ngọc hầu Nguyễn Văn Thư là người được triều Nguyễn phong tước hầu sớm nhất trong các vị được phong hầu ở Tây Nam Bộ. Công lao chính của ông là tham gia chiến trận, đánh tan tàn quân Xiêm để bảo vệ nhân dân, phò Nguyễn Ánh, góp công lớn vào dựng lập nhà Nguyễn. Gia đình ông cũng có công khẩn hoang, mở đất, tiêu trừ thú dữ, bảo vệ thôn dân.

Lăng của ông và 2 người em hiện ở cù lao Giêng, trong khu vườn của dòng tộc, được nhân dân trong vùng tôn gọi là Lăng Ba Quan Thượng Đẳng; phủ thờ các ông cũng được lập gần lăng, gọi là Dinh Ba quan thượng đẳng. Nhân dân quanh năm hương khói phụng thờ.

Trước khi tỉnh An Giang được thành lập, vùng đất này đặc biệt ghi dấu ấn công lao của Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại (1761-1829), người có công chỉ huy đào kênh Thoại Hà, Vĩnh Tế và để lại nhiều công trình có giá trị đến ngày nay.

Cùng thời với Thoại Ngọc Hầu, còn có Tuyên Trung hầu Nguyễn Văn Tuyên (1763-1831). Ông tên thật là Phan Văn Tuyên, vì có công nên được vua Nguyễn ban cho quốc tính. Năm 1788, khi 25 tuổi, ông đầu quân theo phò chúa Nguyễn Phúc Ánh. Với võ công giỏi, tài điều binh, ông lập nhiều công trạng, lần lượt được phong giữ các chức: Thần sách quân hổ oai vệ úy, Chấn võ quân nhất bảo vệ úy, Khâm sai Chưởng cơ (1802), Thống chế (1816).

Năm 1822, ông được giao trấn thủ Biên Hòa rồi trấn thủ Định Tường kiêm Khâm sai thuộc nội chưởng cơ. Sau đó, được bổ nhiệm làm trấn thủ Vĩnh Thanh. Khi Tả quân Lê Văn Duyệt có việc về kinh đô Huế, ông được cử quyền nhiếp chính Tổng trấn Gia Định thành.

Năm 1829, sau khi Thoại Ngọc Hầu lâm trọng bệnh và mất, Nguyễn Văn Tuyên được cử thay thế, sắc phong nguyên chức là “Thống chế cai quản biền binh, Bảo Hộ Cao Miên quốc ấn, kiêm án thủ Châu Đốc đồn kiêm quản Hà Tiên trấn biên vụ”, nên còn có tên là Bảo Hộ Tuyên.

Trong vai trò Phó Đổng lý trực tiếp, Trấn thủ Định Tường, Trấn thủ Vĩnh Thanh, Tuyên Trung hầu Nguyễn Văn Tuyên là người cùng với Thoại Ngọc Hầu huy động dân binh và chỉ huy đào kênh Vĩnh Tế. Sau khi Thoại Ngọc Hầu mất, ông là người kế tiếp công việc, làm trấn thủ Vĩnh Thanh, Án thủ Châu Đốc, bảo hộ Cao Miên. Công trạng của ông đối với Nam Bộ nói chung, tỉnh An Giang nói riêng là doanh điền khẩn hoang, mở đất lập làng, trấn thủ bảo vệ bờ cõi, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, phát triển giao thông, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp - thương nghiệp…

“Trong quá trình mở mang, xây dựng và phát triển vùng đất Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng, có công lao đóng góp rất lớn của những danh thần lương tướng thời phong kiến - giai đoạn đầu của công cuộc mở mang bờ cõi. Các vị hầu này đã góp phần khai mở đất đai, chiêu mộ an dân, phát triển sản xuất, bảo vệ bờ cõi, trở thành danh nhân tiêu biểu trong lịch sử. Các vị hầu không chỉ được triều đình tôn vinh, mà quan trọng hơn, đã sống mãi trong niềm tôn kính, tri ân của nhân dân An Giang” - ThS Đỗ Thanh Nhàn đúc kết.

NGÔ CHUẨN

6 thg 9, 2022

Ngã Tư Quốc tế và những cung đường đi về Thủ

Ngã tư Quốc Tế ở Bình Dương là giao lộ giữa hai con đường Trần Tử Bình và đường Hùng Vương. Khi đến khu vực nầy không ít người phải thắc mắc và đặt câu hỏi rằng tại sao lại có tên gọi là Quốc Tế. Nó đã ra đời trong bối cảnh nào của lịch sử?

Những năm đầu của thế kỷ 20, để đẩy mạnh khai thác tài nguyên thuộc địa, tạo điều kiện thông thương, nên thực dân Pháp lần lượt cho mở rộng những cung đường ở vùng ngoại vi chợ Thủ. Trong số đó có một con đường đất nhỏ nằm cắt ngang bởi hai nhánh chảy của rạch thầy Năng. Đường nầy nối từ tuyến Thuộc Địa Số 2 (sau đổi tên thành Quốc Lộ 13) qua tới đường Charles Rossigneux [1818-1907] (sau 1956 đổi tên đường Lý Thường Kiệt) được đặt tên là đại lộ Léon Gambetta, để tưởng nhớ tới ông Léon Gambetta [1838-1882] một luật sư kiêm chánh trị gia người Pháp, thuộc đảng Cộng Hoà.

5 thg 9, 2022

Chùa Kiểng Phước trong lịch sử ở Chợ Lớn

Chùa Kiểng Phước, tên chữ Hán là 景福寺, mà người Pháp gọi là chùa Clochetons (chùa Tháp Chuông), nằm ở phía bắc phố Sài Gòn ở Chợ Lớn. Chùa Clochetons nằm ở vị trí chiến lược khi ngăn cách vùng Bến Nghé và vùng Chợ Lớn.

Tóm tắt:

Trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị Sài Gòn, những ngôi chùa ở Gia Định luôn có những đóng góp đối với tiến trình phát triển lịch sử của Sài Gòn – Gia Định cũng như tiến trình phát triển tôn giáo ở Nam Bộ. Các tác giả muốn nói đến các ngôi chùa nằm trong hệ thống phòng tuyến các chùa của liên quân Pháp – Tây Ban Nha tại Sài Gòn ở những năm đầu đánh Pháp, kéo dài từ chùa Barbet, chùa Mares, chùa Clochetons và chùa Cây Mai. Các tác giả xin giới thiệu kết quả khảo sát chùa Clochetons, tức chùa Kiểng Phước, một trong những cứ điểm phòng ngự quan trọng của liên quân trước sự tấn công của quân thứ Gia Định.

2 thg 9, 2022

Văn bia năm 1973 tại chùa Tôn Thạnh - xuất phát từ việc tôn vinh Nguyễn Đình Chiểu

Trong khuôn viên chùa Tôn Thạnh (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) có 2 tấm văn bia tôn vinh Nguyễn Đình Chiểu và sự gắn bó của cụ Đồ với chùa Tôn Thạnh. Có ý kiến cho rằng, cần bỏ tấm văn bia có nội dung chưa chính xác để tránh nhầm lẫn. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã có trả lời chính thức về vấn đề trên.

Đề xuất “tháo tấm bảng này ra”

Chùa Tôn Thạnh là ngôi cổ tự thuộc xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc. Đây là nơi lưu dấu nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Từ năm 1859-1862, cụ Nguyễn về quê vợ - bà Lê Thị Điền ở làng Thanh Ba, Cần Giuộc và nương náu tại chùa Tôn Thạnh, mở lớp dạy học. Sau đó, giặc đánh chiếm Cần Giuộc, ông xuôi về Bến Tre. Để ghi nhớ những ngày cụ Đồ Chiểu lưu lại Long An và sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ca ngợi những người nông dân nghĩa sĩ đã dám đứng lên chống lại bọn “Lang sa”, chùa Tôn Thạnh được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Văn bia năm 1973 tại chùa Tôn Thạnh

23 thg 8, 2022

Báo Mỹ ca ngợi "ngôi làng tiến sĩ" 1.000 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội

Làng Đông Ngạc với tuổi đời 1.000 năm nằm bên sông Hồng, vốn được gọi là "làng tiến sĩ" vì vào thời phong kiến có tới 22 vị đỗ tiến sĩ tại đây.

"Nằm ở ngoại ô của Hà Nội, thường không có tên trong danh sách các điểm đến của khách du lịch, ngôi làng khoa bảng với tuổi đời hàng nghìn năm, hầu như không thay đổi qua nhiều thế kỷ", cây bút Ronan O'Connell của CNN (Mỹ) đã mở đầu như vậy trong bài viết của mình.

Ngôi làng giàu truyền thống hiếu học

Làng Đông Ngạc nay là phường Đông Ngạc, thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, vốn được biết tới là ngôi làng cổ có truyền thống hiếu học và đỗ đạt cao. Tên nôm của làng là Kẻ Vẽ. Trong khoảng 500 năm từ đời Trần đến đời Nguyễn, ngôi làng cổ là cái nôi sản sinh ra 22 vị tiến sĩ.