Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo tàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo tàng. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 9, 2018

'Mở kho' ấn, triện, sắc phong... Nam bộ xưa

Sáng 16.8, Bảo tàng TP.HCM sẽ khai mạc trưng bày chuyên đề đặc biệt Dấu ấn khai phá vùng đất Nam bộ qua hiện vật bảo tàng, giới thiệu bộ sưu tập ấn, triện, sắc phong, chỉ dụ, tờ truyền... được tuyển chọn từ gần 4.000 hiện vật quý về TP.HCM và Nam bộ xưa.

Sắc phong xưa và Hoàng triều lục bộ luật lệ nghị định tiểu sách. Quỳnh Trân 

Triển lãm lấy năm 1698 - mốc thời gian Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược và thiết lập nền quản lý hành chính tại Nam bộ để mở đầu cho cuộc khám phá “kho hiện vật” theo dòng lịch sử.

30 thg 8, 2018

Khám phá Bảo tàng Hải Dương học Nha Trang

Viện Hải dương học là cơ sở nghiên cứu đời sống sinh vật biển ra đời sớm nhất Việt Nam và là cơ sở bảo tàng và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á.

Viện Hải Dương học nằm tại địa chỉ số 1, Cầu Đá, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa được thành lập năm 1922 thời Pháp thuộc

5 thg 7, 2018

Bên trong bảo tàng nước mắm đầu tiên tại Việt Nam

Du khách đến bảo tàng Làng Chài Xưa ở Phan Thiết có thể tương tác, nhập vai để tìm hiểu về quá trình làm mắm tại không gian nhà thùng. 

Mở cửa hai tháng nay, Làng Chài Xưa là bảo tàng được thiết kế với phong cách đương đại, dạng phim trường tương tác nhập vai. Nơi đây có diện tích gần 2.000 m2 được chia thành 14 không gian đánh sáng, tái hiện 300 năm làng chài Phan Thiết xưa từ thời Chăm Pa, thời vua Nguyễn, thời Pháp và những thập niên 40 - 60. 

14 thg 5, 2018

Thành tựu sau một thế kỷ của ngành khảo cổ học Việt Nam

Với 300 báu vật được coi là những phát hiện quan trọng nhất trong hơn một thế kỷ của ngành khảo cổ học Việt Nam, không gian trưng bày chuyên đề "Báu vật Khảo cổ học Việt Nam" tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khán giả trong và ngoài nước. 

Những hiện vật tiêu biểu từ thời Tiền sử đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 – 18) được lựa chọn giới thiệu tới công chúng với ba nội dung chính: Báu vật Khảo cổ học thời Tiền sử; Báu vật Khảo cổ học Thời đại Kim khí và Báu vật Khảo cổ học thời kỳ lịch sử.

Các hiện vật trưng bày được sắp xếp theo các chủ đề từ thời tiền sử đến thời kỳ phong kiến tại Việt Nam. Báu vật khảo cổ học thời tiền sử Việt Nam tập trung giới thiệu những hiện vật điển hình của một số di tích khảo cổ học tiền sử tiêu biểu thuộc các loại hình, như công cụ lao động, đồ trang sức bằng đá, đồ gốm… được tìm thấy tại các di chỉ thuộc nhiều vùng ở Việt Nam.

24 thg 4, 2018

Chứng tích Tà Cơn

Khu di tích sân bay Tà Cơn nằm tại xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị là là minh chứng hùng hồn cho ý chí khát vọng thống nhất đất nước của người Việt Nam. 

Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cụm cứ điểm sân bay Tà Cơn chính là lõi của của hệ thống hàng rào điện tử McNamara. Được xây dựng từ tháng 6/1966, hàng rào điện tử McNamara được Mỹ với mục tiêu phát hiện di chuyển, lưu thông của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Với chi phí lên đến hàng tỷ đô la nhưng chỉ tồn tại được hai năm, hệ thống này đã hoàn toàn phá sản từ sau năm 1968 khi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong Chiến dịch đường 9 – Khe Sanh.

Trải qua 40 năm, Khu di tích sân bay Tà Cơn còn giữ được nhiều hiện vật chiến tranh như máy bay, pháo, xe tăng, bom đạn... Bên cạnh đó, những công trình quân sự như hầm hào, doanh trại của quân đội Mỹ cũng phục dựng để giúp du khách hình dung phần nào về quy mô, sự khốc liệt của chiến tranh.

Một góc Di tích sân bay Tà Cơn (Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị).

26 thg 3, 2018

Dấu ấn vàng son thời đại Óc Eo

Những báu vật kim hoàn và trang sức Óc Eo là những minh chứng sống động về một thời đại vàng son của vương quốc Phù Nam cách đây gần 2.000 năm lịch sử. Không gian trưng bày chuyên đề “Báu vật Vương quốc cổ - Nghệ thuật kim hoàn và trang sức Óc Eo” tại Bảo tàng Lịch sử Tp. Hồ Chí Minh thực sự lôi cuốn công chúng cùng khám phá những giá trị độc đáo qua hàng trăm báu vật của nền văn hóa Óc Eo thuở nào. 

Vương quốc Phù Nam được xác định tồn tại trong thời gian thế kỷ I-VII từ những hiện vật phát hiện tại Di tích cảng thị Óc Eo (An Giang). Nơi đây gắn liền với nền văn hóa Óc Eo, một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam. Hiện có trên 90 di tích (hoặc khu di tích) đã khai quật được hàng chục nghìn di vật gắn với nền văn hóa Óc Eo với nhiều chất liệu: đá, đồng, gốm, kim loại quý... Trong số đó, sản phẩm kim hoàn và trang sức Óc Eo thể hiện qua các hiện vật trưng bày trong chuyên đề “Báu vật Vương quốc cổ - Nghệ thuật kim hoàn và trang sức Óc Eo” là rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, thể hiện sự tinh xảo mang đậm giá trị nghệ thuật.


Chuyên đề “Báu vật Vương quốc cổ - Nghệ thuật kim hoàn và trang sức Óc Eo” thu hút công chúng tham quan, thưởng lãm.

29 thg 1, 2018

Thăm khu “Ký ức làng chài” trong lòng bán đảo Sơn Trà

Tới khu sinh thái bán đảo Sơn Trà, thăm khu Ký ức làng chài - nơi được xem là chốn bồng lai tiên cảnh, là biển cả giữa đại ngàn.

Bảo tàng Đồng Đình – Khu vườn của ký ức bao gồm 5 mảng Chuyên đề: Nhà ký ức làng chài, Nhà trưng bày mỹ thuật – Nhà biệt thự, Nhà trưng bày cổ vật – Nhà Rường, Nhà ký ức đời rừng – Phòng ký ức quê nhà và Nhà sinh hoạt cá nhân – Nhà quản lý

22 thg 12, 2017

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm trưng bày hiện vật Chăm vào loại độc nhất vô nhị trên thế giới. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Hiện tại, Bảo tàng đang lưu giữ 3 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.

Bảo tàng tọa lạc tại số 2, đường 2 Tháng 9, quận Hải Châu, ngay giao lộ Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng và 2 Tháng 9. Bảo tàng có tổng diện tích 6.673m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000m². 

21 thg 11, 2017

Bảo vật triều Nguyễn trong cung Nam Phương Hoàng hậu

Công chúng yêu lịch sử đất nước không khỏi trầm trồ trước những nét thẩm mỹ, tinh tế mang nhiều giá trị văn hóa độc đáo của các hiện vật trong Triển lãm Bảo vật cung đình triều Nguyễn. Càng ý nghĩa hơn khi triển lãm được trưng bày trong không gian di tích kiến trúc - văn hóa Dinh Nguyễn Hữu Hào (còn gọi là Cung Nam Phương Hoàng hậu) thuộc Bảo tàng Lâm Đồng, nhạc phụ của Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. 

Các món bảo vật có niên đại từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 do các nghệ nhân trong cung Nguyễn chế tác tinh xảo đã được gia đình vua Bảo Đại mang từ Huế vào Đà Lạt từ sau 1945. Thời gian này, vua Bảo Đại sau khi thoái vị được người Pháp trao quyền quản lý vùng cao nguyên Trung phần (địa bàn Tây Nguyên hiện nay - PV) với xứ Thượng Nam Đông Dương.

Bảo tàng Lâm Đồng đã tiếp nhận 124 hiện vật của triều Nguyễn từ Kho bạc Nhà nước do Sở Tài chính Lâm Đồng bàn giao và đã được các chuyên gia giám định cổ vật thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thẩm định, xác minh thông tin về niên đại, chất liệu chế tác, ý nghĩa giá trị lịch sử, văn hóa và lập hồ sơ khoa học cho từng hiện vật.

Dinh Nguyễn Hữu Hào (còn gọi là Cung Nam Phương Hoàng hậu) thuộc Bảo tàng Lâm Đồng là nơi trưng bày Triển lãm Bảo vật cung đình triều Nguyễn.

6 thg 8, 2017

Bảo tàng vũ khí cổ ở Vũng Tàu

Nằm trong khuôn viên rộng rãi của tòa biệt thự kiểu Pháp ở số 98 Trần Hưng Đạo, Bảo tàng vũ khí cổ của ông Robert Taylor đang là địa điểm du lịch yêu thích của du khách mỗi khi đến Tp. Vũng Tàu. 

Vốn là một kỹ sư cơ khí cùng với sở thích đam mê sưu tầm vũ khí từ nhỏ, Robert Taylor đã dành dụm hết gia tài của cả đời mình làm việc để mua lại các món đồ mà ông yêu thích. Năm 1996, ông định cư tại thành phố Vũng Tàu và thực hiện giấc mơ lập Bảo tàng vũ khí cổ.

Tháng 4/2016, Bảo tàng vũ khí cổ mở cửa đón khách. Hơn năm 50 sưu tầm, giờ đây, ông Robert Taylor sở hữu 2.500 hiện vật bao gồm súng, kiếm, nỏ, trang phục quân đội... từ thế kỷ XVII đến XX... Trong đó, có khoảng 1.500 hiện vật là súng ngắn, súng trường có độ tuổi 200 - 300 năm của các nước Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Italia, Hà Lan... Nhiều khẩu súng rất đặc biệt, được dát bạc và khảm trai trên báng súng, là món đồ sở hữu của giới quý tộc, danh tướng thời đó.

Bảo tàng vũ khí cổ châu Âu của ông Robert Taylor thu hút khách tham quan.

30 thg 7, 2017

Nơi bảo tồn văn hóa dân tộc Khmer

Là một trong hai bảo tàng lớn nhất trên cả nước về văn hóa Khmer, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh hiện đang lưu giữ khoảng 800 hiện vật, tư liệu cổ, quý phản ánh đậm nét về đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của người Khmer. 

Được xây dựng vào năm 1995 với kiến trúc cổ điển pha lẫn hiện đại, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer nằm trong quần thể Khu di tích Ao Bà Om và chùa Âng (thành phố Trà Vinh). Nơi đây là địa chỉ bảo tồn rất nhiều hiện vật phản ánh về đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh nói riêng cũng như người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Bảo tàng gồm có 4 phòng trưng bày với khoảng 800 hiện vật, tư liệu cổ, quý được sưu tầm hoặc khai quật tại địa phương, được chia thành 4 chủ đề: Tôn giáo và tín ngưỡng của người Khmer, Văn hóa – cuộc sống đời thường; Ngành nghề truyền thống của dân tộc Khmer và Văn hóa - nghệ thuật.

Bảo tàng là địa chỉ bảo tồn rất nhiều hiện vật phản ánh về đời sống văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.

29 thg 6, 2017

Khám phá đồ thờ Công giáo xưa

Trong không gian cổ ngoạn Nhà truyền thống Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh (số 6 Tôn Đức Thắng, Quận 1), Linh mục Nguyễn Hữu Triết đã giới thiệu đến công chúng Bộ sưu tập “Đồ thờ Công giáo cổ và xưa” độc đáo và rất có giá trị. Bộ sưu tập mang thông điệp về bảo tồn văn hóa Kitô giáo và văn hóa dân tộc mà chủ nhân muốn gửi gắm đến khách tham quan.

Tham quan Bộ sưu tập, công chúng và giáo dân được chiêm ngưỡng hơn 200 hiện vật có giá trị mỹ thuật từng dùng trong các nghi lễ, nghi thức Công giáo.

Bước vào không gian trưng bày, công chúng được chiêm ngắm bức tượng chúa Jesus chịu nạn trên cây thập giá cao 2m có xuất xứ huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ đầu thế kỷ 20. Bức tượng này được ông thợ Phó Giáo nổi tiếng là người tạc tượng gỗ giỏi nhất Việt Nam thời bấy giờ. Theo linh mục Nguyễn Hữu Triết, những sản phẩm tượng gỗ do ông Phó Giáo và học trò của ông cung cấp được dùng nhiều trong các nhà thờ ở Việt Nam.

Không gian trưng bày bộ sưu tập “Đồ thờ Công giáo cổ và xưa” tại Nhà truyền thống Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: Nguyễn Luân

18 thg 5, 2017

Lai Xá - làng chụp ảnh đầu tiên ở Việt Nam mở bảo tàng

Lần đầu tiên ở Việt Nam, người dân một thôn làng tự nguyện quyên góp tiền để xây dựng bảo tàng nhiếp ảnh.


Để lưu giữ những nét truyền thống của nghề nhiếp ảnh từ hàng trăm năm nay, người dân làng Lai Xá (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã cùng nhau góp tiền xây dựng Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá.

Bảo tàng sẽ được khánh thành ngày 15-5 (tức 20-4 âm lịch, ngày giỗ cụ Khánh Ký - người được dân làng tôn là cụ tổ của nghề nhiếp ảnh làng Lai Xá).

19 thg 1, 2017

Bảo tàng văn hóa của người Churu

Linh mục Nguyễn Đức Ngọc là người khởi xướng thành lập Bảo tàng để lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc Churu ở Tây Nguyên. Bảo tàng văn hóa Churu là địa chỉ tham quan, khám phá hấp dẫn mỗi khi du khách đến huyện Đơn Dương (Lâm Đồng). 

Có mặt trên vùng đất của người Churu ở Đơn Dương từ năm 1972, linh mục Nguyễn Đức Ngọc đã bắt đầu học tiếng nói, chữ viết, lối sống, phong tục, tập quán của người Churu bản địa. Với những trải nghiệm, hiểu biết của mình, ông đã thấy cái đẹp, sự phong phú trong văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Churu cần phải được bảo tồn, gìn giữ để không bị mai một theo thời gian. Và khi chính thức trở thành linh mục giáo xứ Ka Đơn vào năm 1998, ông đã có điều kiện để thực hiện ý tưởng thu thập các hiện vật và tạo nên một Bảo tàng văn hóa Churu đồ sộ như hiện nay. 
Bảo tàng văn hóa của người Churu (thôn Doom A, xã Lạc Xuân) trưng bày hàng nghìn hiện vật trên nhiều lĩnh vực như: lễ hội, nhạc cụ, ẩm thực, phục trang... Tất cả các hiện vật đã thể hiện một bề dày truyền thống văn hóa trong cuộc sống của đồng bào Churu trên vùng đất cao nguyên trải qua nhiều thế hệ.
Linh mục Nguyễn Đức Ngọc đã tập hợp các già làng người Churu có trình độ để đi tìm, sưu tập hiện vật. Sau gần 20 năm, Bảo tàng văn hóa của người Churu đã hình thành với diện tích gần 40 m2 hiện đang trưng bày nhiều hiện vật có giá trị được hệ thống, sắp xếp theo từng chủ đề và gọi tên bằng cả tiếng Việt và tiếng Churu. Nhờ vậy, đồng bào Churu cũng như đồng bào các dân tộc khác sống trong vùng và du khách dễ dàng đến tìm hiểu, tham quan.

Đồ trang sức của phụ nữ dân tộc Churu được trưng bày tại Bảo tàng.

16 thg 1, 2017

Đồ quý hiếm của cung đình thời Nguyễn ở Sài Gòn

Nhiều hiện vật gốc quý hiếm gồm các trang phục, vật dụng cung đình triều Nguyễn đang được trưng bày tại triển lãm "Vàng son nhung gấm" tại TP.HCM. 

Ngày 21/12, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ tổ chức trưng bày chuyên đề "Vàng son nhung gấm" - Trang phục cung đình triều Nguyễn (1802-1945). 

20 thg 9, 2016

Địa chỉ “đỏ” tại Côn Đảo

Bảo tàng Côn Đảo lưu giữ gần 2.000 tài liệu, hiện vật quý về lịch sử đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bảo tàng là địa chỉ “đỏ” dành cho du khách trong chuyến tham quan, du lịch về nguồn tại Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu). 

Bảo tàng Côn Đảo được xây dựng trên diện tích hơn 3.500
m2 với không gian trưng bày rộng 1.700 m2 được chia theo 4 chủ đề: Côn Đảo - thiên nhiên con người; Địa ngục trần gian; Trận tuyến và trường học; Côn Đảo ngày nay. Đến tham quan, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những hình ảnh, chân dung các chiến sĩ tù chính trị ở Côn Đảo bị giam cầm trong một chế độ nhà tù vô cùng hà khắc, vượt ngoài sức tưởng tượng của con người. 

Sa bàn về hệ thống Nhà tù Côn Đảo được xây dựng từ thời Pháp thuộc.

3 thg 7, 2016

Khám phá thế giới bằng cổ vật

Lần đầu tiên Bảo tàng dân tộc học Việt Nam trưng bày thường xuyên nhiều hiện vật văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới, giúp người xem có cơ hội khám phá những vùng đất xa xôi trên năm châu lục.

“Vòng quanh thế giới” là tên của bộ sưu tập của GS Lê Thành Khôi được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Có khoảng 200 hiện vật được GS. Lê Thành Khôi tặng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Với không gian trưng bày, lần đầu tiên văn hóa truyền thống của nhiều vùng đất trên thế giới được giới thiệu tại một bảo tàng ở Việt Nam. 

Tên GS. Lê Thành Khôi và vợ là bà Thẩm Thị Hồng Anh là người tặng bộ sưu tập “Vòng quanh thế giới” được đặt trang trọng ngay tại lối vào khu vực trưng bày.

8 thg 5, 2016

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không gian sống động ghi dấu về chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu năm xưa.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ khánh thành ngày 5/5/2014, là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014). Nhà Bảo tàng được thiết kế dạng hình nón cụt, phần trang trí xung quanh công trình được tạo hình quả trám tượng trưng như tấm lưới ngụy trang của chiếc mũ bộ đội cụ Hồ.

27 thg 4, 2016

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thú vị trong mắt du khách Mỹ

Qua nhiều nơi từng chịu tổn thất sau chiến tranh với Mỹ trên thế giới, Stephanie cho rằng Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở Việt Nam cuốn hút cô hơn cả.

Stephanie Yoder là một nhà văn tự do đến từ Mỹ, chuyên viết về mảng du lịch trên trang blog Twenty-something Travel. Tháng 9/2010, Stephanie rời ghế văn phòng để lên đường chu du thế giới và trở thành một blogger du lịch. Kể từ đó, cô đã có thời gian sống tại Trung Quốc, Argentina và Mexico. Cô tới Việt Nam vào tháng 2/2011. 

Stephanie trong chuyến leo núi Matanuska Glacier, Alaska. Ảnh: Twenty-something Travel. 

Nhắc tới Việt Nam, Stephanie thường nghĩ đến những cánh đồng lúa bạt ngàn, món nem cuốn hấp dẫn và cả chiến tranh. Mặc dù được sinh ra một thập kỷ sau chiến tranh Việt Nam, Stephanie vẫn biết rõ những di sản văn hóa của mảnh đất hình chữ S này. Bố mẹ Stephanie còn chưa tin vào sự thật rằng giờ con gái họ đã có thể đặt chân tới đây với tư cách của một du khách. Bố cô nói rằng: “Khi bố ở vào tuổi con bây giờ, tất cả mọi người đều cố gắng để không phải đến Việt Nam”.

21 thg 3, 2016

Lang thang ở Bảo tàng Dân tộc học

Lúc đầu tui không có ý định tham quan Bảo tàng Dân tộc học đâu, vì nó hơi xa chỗ tui đang ở (hồ Hoàn Kiếm) là một lẽ (bảo tàng ở tuốt bên Nghĩa Đô, Cầu Giấy), mà còn là... thấy ghét vì bán vé vào cửa tới 40.000 đ. Phải vậy không đâu, coi thôi chớ muốn chụp hình thì tốn thêm 50.000 đ cho một máy nữa (là máy ảnh du lịch đó nghen, chớ máy chuyên nghiệp chắc tốn nhiều hơn nữa). Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, biết rằng TripAdvisor đã bình chọn bảo tàng này xếp thứ 4 trong top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á, nên quyết định đi coi cho biết. Mà đã mua vé vô coi chả lẽ hổng chụp hình? Vậy nên... đã tốn tiền cho tốn luôn!

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, tại đường Nguyễn văn Huyên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

Ái chà, vô rồi mới thấy trang web uy tín về du lịch TripAdvisor bình chọn xứng đáng thiệt (hổng giống như mấy cái bình chọn lôm côm của Việt Nam ta), và mua vé đáng đồng tiền bát gạo thiệt.