Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bình Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bình Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 7, 2017

Tuy Phong: Một loại hình du lịch bị bỏ quên ở Bình Thạnh

Nhắc đến Bình Thạnh (Tuy Phong) là nhắc đến một xã vùng biển có ưu thế về phát triển du lịch. Ở đây, ngoài các di tích lịch sử - văn hóa như: Cổ Thạch tự (chùa hang) hình thành từ năm 1835, đình làng Bình An (1700- tên xa xưa của Bình Thạnh), Lăng ông Nam Hải từ thời Minh Mạng (1820-1840), nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Lê Duẩn, khu di tích lịch sử Cát Bay, còn có bãi đá bảy màu, hang cò, hang yến, hốc Đồng Chung, bãi ngoài, giếng Liệc… là những thắng cảnh khá thu hút…

Đài tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. 

4 thg 7, 2017

La Gi - Còn đó ngày xưa!

Nhà thủy tạ ở đập Đá Dựng


Khi hoàn thành con đập ngăn Sông Dinh ở Đá Dựng (phường Tân An - La Gi) vào năm 1958, tiếp đến là xây một nhà thủy tạ mô phỏng hình dáng ngôi chùa Một Cột ở Hà Nội trong lòng hồ của đập. Cho nên cũng có tên gọi là chùa, dù không có thờ phượng gì mà chỉ là một sàn gạch hoa làm chỗ nghỉ chân, ngắm cảnh. Nhà thủy tạ xây vuông vức mỗi cạnh 2,5m, nhưng có khác là 2 tầng mái đều xuôi thẳng 4 góc, lợp ngói âm dương, phần đuôi biểu trưng hình chim phượng. Bốn trụ tròn ở thế đỡ đuôi mái tầng dưới và cũng là bốn phía hành lang được trang trí cách điệu chữ vạn lồng ghép vào nhau. Trụ chính nâng cả công trình có đường kính cỡ 1,5m, cách mặt nước hồ lòng đập khoảng gần 2m được xây vững chãi nhưng với độ cắm chặt xuống đáy sông cũng phải hàng chục mét. Phía hạ lưu chân đập có xây hình “long ngư vượt vũ môn” và tượng sư tử nằm cạnh những khối đá đủ dáng hình xen lẫn cây xanh.

Có một khu rừng nguyên sinh giữa lòng thị xã

Trên tuyến đường du lịch nối từ Đồi Dương Bình Tân, thị xã La Gi về giáp ĐT 719 qua Tân Bình, du khách rất dễ nhận ra một khu rừng tự nhiên xanh ngắt nằm tiếp giáp với các dự án du lịch biển của thị xã La Gi. Đó là khu rừng dầu trên trăm tuổi duy nhất còn sót lại nơi phố biển này. Một thắng cảnh sinh thái tự nhiên, lá phổi xanh giữa lòng đô thị La Gi.

2 thg 5, 2017

Định vị thương hiệu “Mì quảng Phan Thiết”: Tại sao không?

Nhắc đến “mì quảng” - thì ngay từ cái tên - hẳn ít nhiều đã gợi nên những liên tưởng về quê hương của món ăn này. Đúng vậy, mì quảng đích thị là một món ăn đặc sản nổi danh của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Song, khi nói “mì quảng Phan Thiết”, thì người ta lại ngờ ngợ: Đây là món ăn gì? Có phải là món mì của xứ Quảng được bán tại Phan Thiết? Hay đó là một món ăn… Phan Thiết?

Mì Quảng Phan Thiết thịt heo. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

20 thg 3, 2017

Đi tìm địa danh Bình Tuy

Có đến hai mươi năm địa danh tỉnh Bình Tuy là một phần đất rộng lớn phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận ngày nay (1956 - 1976). Dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, từ một sắc lệnh ký ngày 25/10/1956 tỉnh Bình Tuy được thành lập gồm một phần đất của hai huyện Hàm Thuận, Tánh Linh và một phần đất của hai tỉnh Long Khánh, Lâm Đồng lúc bấy giờ. Nhiều câu hỏi địa danh tỉnh mới này tại sao là Bình Tuy, mang ý nghĩa gì? Đối với Ngô Đình Diệm - Tổng thống đệ nhất Việt Nam cộng hòa vốn là người được hấp thụ nhiều Tây học nhưng cũng chịu ảnh hưởng nền giáo dục Nho giáo của gia đình, cho nên quyết định một tên tỉnh mới phải có lý do nào đó.

Mũi điện Kê Gà. Ảnh: Ngọc Lân 

23 thg 10, 2016

Cá nục – món ăn thơm ngon, bổ dưỡng

Những ngày này ra chợ hàng cá đều thấy đầy cá nục. Cá nục là một trong những món ăn bình dân nhưng rất thơm ngon và nhiều dinh dưỡng. Thịt cá nục chắc và ngọt nên chế biến được nhiều món như kho, nướng, chiên, hấp, nấu chua, nấu sốt… đều ăn rất ngon.


27 thg 8, 2016

Món ngon Phan Thiết: Bún cá hồi bình dân

Đến Phan Thiết bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản như: Bánh canh chả cá, bánh căn, bánh xèo, bánh hỏi lòng heo, các loại hải sản đặc trưng của xứ biển…Và mới đây các bạn trẻ còn kháo nhau về món bún cá hồi với mùi vị rất hấp dẫn trên đường Võ Văn Kiệt, ngay cạnh cà phê Lâm Kiều.

Quán nhỏ, bàn ghế kê 2 dãy trong khoảng sân nhỏ nhưng nhìn khá thoáng mát, sạch sẽ. Hôm chúng tôi đến trời mưa lắc rắc nhưng mấy chiếc bàn nhựa vẫn kín khách. Chủ quán là một chàng trai trẻ cũng là đầu bếp có lối ăn mặc khá phong cách y như đầu bếp của 1 nhà hàng. Em cho biết, trước đây cũng từng là đầu bếp một số resort nhưng muốn khẳng định mình và tự lập nên em mở quán này. Quán mới mở gần 2 tháng nhưng đã hút nhiều khách đến ăn. Từ cách bày biện trên bàn, đũa, muỗng, chén đựng mắm… đã thấy sự sạch sẽ hợp vệ sinh của quán. Tô bún ăn kèm với đĩa cải xanh trụng sơ nhìn thấy thật hấp dẫn. Vị ngọt của nước lẩu, cộng với trứng cút, mực, tôm và những lát cá hồi cắt mỏng vừa béo thơm và ngọt, vị cay của ớt hòa quyện lẫn nhau thật đậm đà. Giá 1 tô to chỉ 28 ngàn đồng. Món bún cá hồi này xem như một món ngon, không ngán góp thêm vào ẩm thực phong phú của Phan Thiết.


22 thg 6, 2016

Bãi đá biển Thuận Quý: Điểm tham quan yên bình và thơ mộng

Nằm cách trung tâm thành phố 30 km, biển Thuận Quý (Hàm Thuận Nam) được du khách yêu thích bởi sóng biển êm dịu, mặt nước trong xanh và đặc biệt những bãi đá nhảy vô cùng hoang sơ tạo ấn tượng đối với du khách.

Bãi đá nằm cách Mũi Kê Gà chừng 2km, đây là địa điểm thường được du khách dừng chân chụp hình, lưu lại những khoảnh khắc đẹp mỗi khi có dịp đi ngang qua. Bãi đá có nhiều hình dạng tròn, vuông… có chiều cao lên đến 5 mét, bãi đá được người dân địa phương ví như một khu vườn đá. Đứng ở bãi đá, du khách tha hồ tưởng tượng những hình thù khác nhau, có lúc như một chú voi khổng lồ đang phun vòi nước, có lúc bãi đá trông giống khuôn mặt người như đang chào đón du khách ghé thăm… Thế đá dựng đứng như những vịnh nhỏ với bờ cát mềm và vách đá bao quanh, ở đây du khách có thể thả mình, nô đùa với làn nước biển trong xanh…

Dưới đây là những hình ảnh bãi đá:


Vui Tết Ramưwan ở Vĩnh Hanh

Tết Ramưwan - tết cổ truyền quan trọng nhất của đồng bào Chăm Hồi giáo. Năm nay theo phong tục hơn 15.000 người Chăm Hồi giáo ở Bình Thuận đón Tết Ramưwan sớm hơn năm trước 12 ngày. Nhân dịp Tết cổ truyền Ramưwan chúng tôi về Vĩnh Hanh - thôn người Chăm Bà Ni ăn tết cùng đồng bào. Trưa ngày 6/6 cả thôn Vĩnh Hanh đâu đâu cũng rộn ràng. Người lớn, trẻ nhỏ gương mặt vui tươi, phấn khởi trong bộ quần áo mới. Đường làng như nhộn nhịp hẳn lên bởi cờ, hoa, khách từ xa đến thăm hỏi, chúc tết. 

Mâm cỗ cúng ông bà ngày tết của người Chăm Bà Ni. 

16 thg 6, 2016

Đền thờ công chúa Bàn Tranh

Mới đây, một đoàn cán bộ hưu trí người Chăm xã Phan Hiệp (Bắc Bình) đã ra thăm huyện đảo Phú Quý. Mục đích của chuyến đi này là viếng đền thờ công chúa Bàn Tranh, mà theo truyền thuyết là con của vua Chăm Indravarmar III (918 - 959). Vì cãi lệnh vua cha, công chúa bị đày ra hoang đảo cùng với một số tùy tùng. Tại đảo hoang thay vì sầu khổ, công chúa ra sức khai hoang, trồng các loại cây lương thực và phát triển nghề trồng bông, dệt vải, biến hoang đảo thành nơi trù phú. Khi công chúa qua đời, người dân tỏ lòng tiếc thương lập đền thờ vào cuối thế kỷ XV đầu XVI, dưới chân núi Cao Cát (nay là xã Đông Hải, huyện đảo Phú Quý). Từ đó đến nay, hết người Chăm rồi đến người Kinh thay nhau giữ gìn đền thờ bà. Bà được người dân của 3 xã xưng tụng là bà Chúa Xứ, cũng như luân phiên tổ chức cúng kỵ vào ngày mùng 3 tháng giêng hàng năm. Trước tấm lòng của người dân, cũng như ghi nhận những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tại địa phương, UBND tỉnh Bình Thuận đã xếp đền thờ công chúa Bàn Tranh vào nhóm di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh (Quyết định số: 2960/QĐ-UBND ngày 16/11/2007).

Đồng bào Chăm xã Phan Hiệp cúng tại đền thờ công chúa Bàn Tranh. Ảnh: Đỗ Thành Danh 

12 thg 6, 2016

Lên Phong Phú ngắm hoa ngành ngạnh

Trước giờ đến Tuy Phong người ta chỉ chú ý đến Chùa Hang, bãi đá 7 màu, những bãi biển đẹp… nhưng ở Tuy Phong còn có những điểm du lịch trên rừng núi cũng tuyệt vời không kém như cung đường lên Phong Phú gần Phan Dũng.
Từ quốc lộ 1A rẽ vào tay trái nếu mọi người đi từ phía Nam ra (cách Phan Thiết khoảng 90 km) sẽ chạy qua những vườn nho, vườn táo của xã Phong Phú. Khoảng hơn chục km con đường trải nhựa khá dễ đi sẽ dẫn bạn lên đèo quanh co khi nhìn thấy bên phải là đập của Hồ Sông Lòng sông. Đi lên một đoạn ngắn giữa đèo nhìn bên tay phải là trời nước mênh mông, những khu rừng chồi xanh mơn mởn, ngay ven đường là những cây hoa ngành ngạnh khoe sắc hồng, trắng cả một vùng. Hoa nở từ khoảng cuối năm đến thời điểm này vẫn còn nhưng rộ nhất là vào dịp tết. Nhiều người ví hoa này nhìn xa giống như hoa Anh đào của Nhật. Người dân địa phương gọi hoa này bằng nhiều tên như: Đỏ ngọn, thành ngạnh, lành ngạnh, vàng la, cúc lương, hoàng ngưu trà… Ngắm những chùm hoa màu hồng phớt, màu trắng sữa, những tán lá màu đỏ dưới nắng khiến ai cũng phải trầm trồ. Cũng đoạn đường đèo đó đi lên tầm 2km bên tay trái có một con suối với những tảng đá lô nhô, một bên là rừng xanh thẳm có thể nghỉ ngơi, vui chơi ở đó. Đoạn đường này thật lý tưởng cho các bạn trẻ muốn đi phượt…


Cá dỗi ở biển La Gi

Vùng biển thị xã La Gi không chỉ nổi tiếng với nhiều điểm du lịch và bãi tắm đẹp mà còn có nhiều loại hải sản đánh bắt ven bờ rất được du khách ưa chuộng, đặc biệt con cá dỗi. 


Cá dỗi mình thon dài, miệng nhọn giống như con cá kìm, phần lưng có màu xanh nước biển, bụng màu trắng, ít vảy. Cá to nhất chỉ bằng ngón chân cái, dài chừng 20 - 25 cm. Loại cá này ít bán ngoài chợ. Ngư dân đánh bắt xa khơi lâu lâu mới lưới được vài ký, chủ yếu để ăn trong gia đình và làm quà tặng. Tuy nhiên ở vùng biển La Gi loài cá này lại xuất hiện ven bờ với mật độ dày. Người dân La Gi dùng lưới, bơi thả để đánh cá. Anh Nguyễn Hữu Ngà, ngụ tại xã Tân An, mặc dù không phải là ngư dân sống gần biển, nhưng rất mê đánh lưới cá dỗi. Theo anh Ngà, cá dỗi khi đã xuất hiện dày, thả lưới cá dính gỡ không hết. Một buổi thả lưới vài chục ký là chuyện bình thường, nhiều lúc trúng cá được vài ba tạ.

1 thg 6, 2016

Khám phá Hòn Câu, ngỡ ngàng trước “thế giới” sinh vật biển

Cù Lao Câu hay Cù Lao Cau, Hòn Câu là tên gọi của một hòn đảo nhỏ thuộc huyện Tuy Phong, cách thành phố Phan Thiết khoảng 110km về hướng Đông Bắc. Đảo cách đất liền điểm gần nhất khoảng gần 10 km, chiều dài của hòn đảo xinh đẹp này là 1.5 km, nơi rộng nhất cũng chưa đầy 800 m. Hòn Câu hết sức hoang sơ với nước biển xanh ngắt, được bao bọc bởi hàng vạn khối đá có màu sắc và hình thù khác nhau. Nước ngọt ngoài nguồn từ nước mưa thì chỉ có một nguồn nước ngọt duy nhất lấy từ Giếng Tiên. Vì vậy đảo chỉ thích hợp với những người yêu thiên nhiên, thích du lịch mạo hiểm và ưa khám phá.

Theo ngư dân trong vùng, đảo có tên gọi như vậy vì nơi đây có nhiều rau câu chân vịt, dân địa phương nói trại đi thành Cù Lao Cau nhưng tên chính thức vẫn là Cù Lao Câu hay Hòn Câu.

Ở đảo chia ra thành 2 mùa rõ rệt: mùa gió nam và mùa gió bấc. Vào khoảng tháng 1 đến tháng 6 Âm lịch hàng năm, biển êm sóng lặng, có nhiều tàu thuyền neo đậu tấp nập qua đảo, khí hậu trong lành và mát mẻ rất thuận tiện cho việc đi chơi ở đảo.

23 thg 5, 2016

Hến sông Dinh

Thường khi nhắc đến các món ăn chế biến từ thịt con hến, người ta hay nghĩ đến hai địa danh Quảng Nam và Huế, bởi nó quá nổi tiếng từ xưa đến nay.

Nhưng điều đó bây giờ đã khác, 3 năm trở lại đây, người La Gi đã quen dần với tên gọi hết sức quê hương “hến sông Dinh”, một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống dưới đáy sông Dinh có thịt ngon không thua gì hến Quảng Nam, hến Huế.

Sông Dinh xuất phát từ núi Ông, huyện Tánh Linh chảy qua Hàm Tân, rồi đổ về La Gi để hòa dòng vào biển Đông. Là con sông có lưu lượng nước khá ổn định, rất thích hợp cho sự phát triển của các loài thủy sản. Đặc biệt từ khi sông Dinh được ngăn đập, tôm cá… trong lòng hồ sinh sôi rất nhanh và tràn về phía hạ lưu với nhiều chủng loại phong phú. Ngoài cá, tôm, người dân còn phát hiện dưới sông có rất nhiều hến. Hến sông Dinh to con, thịt dày, sống lẫn trong lớp cát dưới đáy sông. Đây là loài nhuyễn thể sử dụng làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Khi mùa lũ qua, nước sông Dinh rút, nhất vào khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch, người dân ra sông Dinh cào hến đem bán. 

Bán hến tại chợ Tân An. 

Bánh xèo nấm mối - món ngon ngày mưa

Niềm vui chị em tôi thuở ấy thật giản đơn khi biết mình sắp sửa được thưởng thức hương vị ngọt đậm đà, dai dai, giòn giòn của món bánh xèo nấm mối của mẹ khi những cơn mưa đầu mùa hè tới.


Khi ấy nhà tôi có đất rẫy ở Tân Lập - Hàm Thuận Nam, xung quanh đất có nhiều bụi tre, bụi chuối và có cả các gò mối nằm dọc bờ sông, nên sau vài cơn mưa đầu mùa nấm mối nhú lên từng giề, trông rất đẹp mắt.

18 thg 4, 2016

Khu du lịch Bồng Lai Tiên Cảnh, một địa chỉ dã ngoại lý tưởng

Nằm lạc ở vị trí đắc địa “Tọa sơn hướng thủy”, bên trái hướng về phía Hòn rơm, bên phải hướng về phía Mũi Né cùng phong cảnh vô cùng hoang sơ kết hợp giữa cảnh rừng núi và biển sẽ giúp du khách tạm thoát khỏi không gian ồn ào, nhộn nhịp của thành phố để hòa mình vào không gian thiên nhiên trong lành… Đó chính là Khu du lịch dã ngoại Bồng Lai Tiên Cảnh, một điểm dã ngoại sinh thái khá mới của Sealinks City thuộc Tập đoàn Rạng Đông.


Với mong muốn tạo một điểm đến hoàn toàn mới lạ cho du khách khi đến với Bình Thuận, ý tưởng du lịch gắn với thiên nhiên, khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi cát, sông suối hay khu cắm trại mới lạ giữa rừng cây, trượt cỏ… Khu du lịch dã ngoại Bồng Lai Tiên Cảnh của Mũi né – Phan Thiết đã hình thành và đi vào hoạt động những ngày đầu tháng tư này.

Phan Thiết rực rỡ mùa hoa giấy

Những triền hoa giấy đủ sắc màu mọc khắp lối, hãnh diện khoa sắc dưới cái nắng cái gió của đất trời xứ Phan như tô điểm thêm vẻ rực rỡ và lãng mạn trên khắp các cung đường dẫn đến thủ đô resort Hàm Tiến, Mũi Né.

Dọc theo con đường Nguyễn Đình Chiểu nối dài Huỳnh Thúc Kháng dẫn đến Hòn Rơm, du khách lần đầu đến Bình Thuận sẽ cảm thấy choáng ngợp bởi sắc hoa rực rỡ 2 bên đường. Ấn tượng đầu tiên khi du khách đặt chân đến Bình Thuận, ngoài bãi biển thơ mộng, đồi cát trải dài, thì những vạt hoa giấy đủ màu sắc bung nở dưới cái nắng óng vàng giữa trưa hè còn làm họ say mê, thích thú. Loài hoa mang cái tên rất mộc mạc: hoa giấy. Không kiêu sa, mỹ miều như nhiều loài hoa khác, hoa giấy mang lại cho du khách cảm giác thanh nhàn, nhẹ nhõm và pha chút lãng mạn ngày hè. Loài hoa kỳ lạ này càng khô cằn sẽ càng vươn lên mạnh mẽ, nắng càng to, hoa càng bung nở rực rỡ. Hoa giấy có nhiều màu sắc, từ hồng cánh sen, trắng tinh khôi đến cam, đỏ, tím… mọc xen lẫn vào nhau tạo thành những triền hoa trải dài, dẻo dai trước gió. Hoa giấy nở quanh năm, nhưng rực rỡ nhất là khi bắt đầu vào mùa khô. Hai bên đường dẫn vào thiên đường nghỉ dưỡng, hay dọc theo đường 706B dẫn đến Đồi cát bay, hoa cứ thế nở miên man, tô điểm thêm vẻ đẹp lãng mạn của khung cảnh nơi đây. 


Những triền hoa giấy ven đồi đua nhau khoe sắc 

6 thg 4, 2016

Làm bánh Nongya trên tháp Po Sha Inư

Sáng mùng 5 tết (12/2/2016), tôi lên tháp. Tháp khá đông du khách tham quan. Các đoàn khách tập trung trên tháp chính tham quan tháp và xem biểu diễn nghệ thuật múa Chăm tại sân khấu văn nghệ. Tiếng khèn saranai và tiếng trống ginăng vang lên thôi thúc nhịp múa Nhảy lửa sôi động, hay nhịp nhàng dìu dặt bước chân vũ nữ Chăm trong điệu “Cánh quạt đầu xuân”. Nhiều tràng vỗ tay vang lên khi điệu múa kết thúc.

Về Tuy Phong thưởng thức cua huỳnh đế

Vùng biển Tuy Phong không chỉ tuyệt đẹp về cảnh quan thiên nhiên mà còn nức tiếng với các loại hải đặc sản, trong đó cua huỳnh đế từ lâu đã khẳng định đẳng cấp về chất lượng.


Đặc sản tiến vua

Khi biển trở ngọn gió nồm cũng là thời điểm được mùa cua huỳnh đế. Vào những tháng này cua huỳnh đế đực và cái đều mang những chiếc bụng căng tròn vì gạch, cua cái lại có thêm trứng nên chúng khá lười vận động. Lý giải cho cái tên “huỳnh đế” khá thú vị. Nguyên thủy tên cua là “hoàng đế”, nhưng thuở xưa quan địa phương lệnh dân phải đọc trại đi vì sợ phạm húy (chúa Nguyễn Hoàng). Theo lời kể của ngư dân, khi vua du ngoạn ở các vùng biển đẹp, thấy ngư dân nơi đây đánh bắt được loại cua lạ, có màu đỏ hồng như chiến bào, hình dáng như loài rùa nên ăn thử. Ăn thấy ngon, càng sung sức nên vua truyền cho các địa phương có loại cua này phải dâng lên hoàng cung. Từ đó tên gọi cua “huỳnh đế” thay vì là “hoàng đế” như ban đầu.

Ra vạn An Thạnh xem lễ hội nghinh thần

Hàng năm, cứ đến ngày 15 – 16/10 (âm lịch), tại vạn An Thạnh (Tam Thanh - Phú Quý) lại diễn ra lễ hội nghinh thần Nam Hải và kỵ Cố. Cố được tôn xưng là thần Nam Hải (cá voi) đầu tiên được dân thờ trong vạn. Đây là nét văn hóa đặc trưng của cư dân vùng biển.

Vạn An Thạnh 

Trước khi diễn ra lễ hội rước ông Sanh (thần Nam Hải còn sống ở biển), người Liên chi trưởng của hội vạn mời tất cả ngư dân của xã Tam Thanh cùng về vạn An Thạnh. Tùy theo mỗi năm mà lễ hội diễn ra vào tối 15 hay sáng 16/10 (âm lịch).