Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bình Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Bình Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 12, 2015

Đình Võ Đắt

Khởi công xây dựng từ năm 2009 sau gần 4 năm xây dựng với kinh phí hơn 2,3 tỷ đồng trong đó nhân dân đóng góp đợt đầu là 1,6 tỷ đồng, đình Võ Đắt đã được khánh thành vào cuối tháng 3 vừa qua.

Truyền thuyết Võ Đắt và ngôi đình nguyên thủy

Đình Võ Đắt xuất phát từ quê hương vùng đất Võ Đắt. Võ Đắt ngày xưa thuộc vùng đất của Đồng Nai thượng, dinh điền sứ Nguyễn Thông đã đến Bình Thuận khảo sát vùng đất Bình Thuận để trình cho vua Tự Đức năm 1877. Cụ Nguyễn Thông đã nói vùng đất Võ Đắt này rất màu mỡ và dân cư rất thuận tình.

Theo truyền thuyết, ngày xưa nơi đây là vùng đất của cụm người dân tộc ở dãy núi Trường Sơn, có một gia đình nhà kia sinh ra hai người con đặt tên là Võ Xu và Võ Đạt, ông Võ Đạt rất tốt bụng cứu bệnh cho nhân dân, xua đuổi thú rừng và giúp cho nhân dân cày cấy làm ăn, và sau đó không rõ ông mất lúc nào.

21 thg 10, 2015

Văn hóa ẩm thực của người Tánh Linh: Đi đâu cũng… bánh tráng nướng!

Không biết từ bao giờ, bánh tráng nướng trở nên phổ biến, có hầu hết trong thức ăn của người dân ở vùng Tánh Linh này.

Phơi bánh tráng. 

Buổi sáng…

Dạo qua một vòng các quán ăn ở thị trấn Lạc Tánh, dễ có đến gần chục quán bán cháo lòng và mì Quảng. Đây là hai trong số các món ăn quen thuộc của vùng quê có hơn một nửa số dân gốc Quảng này. Treo lủng lẳng ở ngay trước cửa quán là bao bánh tráng nướng thật to xếp thành chồng cao ngất, vừa mới nướng nóng giòn, dùng để ăn kèm với mì Quảng, cháo lòng.

Cá thác lác Gia An

Nói đến Gia An (Tánh Linh) là nói đến Biển Lạc. Biển Lạc là một từ địa phương, được người dân miền Trung, Nam bộ trong quá trình lưu lạc đến vùng đất mới đặt tên cho một cái hồ rộng như biển. Đến thời danh sĩ Việt Nam Nguyễn Thông (1827–1884) khi được triều đình nhà Nguyễn chấp thuận kế hoạch thám sát vùng La Ngư, Ba Dần (Hàm Tân mới, Tánh Linh và Đức Linh ngày nay) đã gọi Biển Lạc là Lạc Hải. 

20 thg 10, 2015

Lên Đa Mi… ăn cá tầm

Chúng tôi lên hồ Đa Mi khi cái nắng vẫn còn gay gắt nhưng khi đến Hồ thì như dịu lại bởi cả một trời nước mênh mông, nước trong xanh thăm thẳm. Những hàng cây ven hồ cũng xanh ngắt một màu dưới cái nắng vàng ươm. Dọc đường vào hồ là những hàng quán đều giới thiệu món cá tầm như là một đặc sản ở vùng đất này. Trước đó vào buổi trưa chúng tôi đã được thưởng thức món cá tầm nấu măng chua ngon tuyệt vời. Được biết thêm, trứng cá tầm cũng là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất cao, được xếp vào loại thực phẩm hiếm và cao cấp. Ban đầu vào khoảng năm 2008 cá tầm chỉ nuôi ở Đa Mi vài lồng thử nghiệm nhưng qua một thời gian cá phát triển tốt, hiện nay Công ty Tầm Long Đa Mi đã có hàng trăm lồng bè với sản lượng trên hàng trăm tấn cá thương phẩm. Ngoài ra còn một lượng lớn cá tầm sinh trứng…cung cấp cho thị trường trong nước và cả nước ngoài. Cá tầm là loài cá cổ, da trơn quý hiếm chỉ có ở châu Âu và Mỹ, gần đây xuất hiện ở Trung Quốc và Việt Nam. Việc lai tạo và đặc biệt là sản xuất trứng cá tầm có giá trị kinh tế cực kỳ lớn; nhưng cũng yêu cầu về kỹ thuật rất cao. Hồ thủy điện Đa Mi có diện tích gần 700 ha, nhưng khu nuôi cá tầm chỉ sử dụng khoảng 50 ha mặt nước. Mỗi lồng cá tầm được thiết kế rộng khoảng 50m2 và có độ sâu chừng 5m. Hỏi thăm một số chủ quán và những người dân sành ăn nơi đây họ cho biết cá tầm có thể chế biến ra khá nhiều món ngon. Bởi vì cá tầm là loại hải sản có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như Vitamin A, B, phốt pho, omega 3 và 6. Ngon nhất vẫn là món cá tầm nấu măng chua với cà chua, thơm…Thịt cá khi nấu lên trắng muốt như thịt gà, cắn vào mấy miếng sụn cá béo béo, ngọt, thêm vị chua, cay của măng, cà chua…thật không gì bằng. Tương tự nấu lẩu thì ăn kèm với rau , bún. Dân nhậu thì khoái món cá tầm nướng ướp muối ớt, chiên vàng, có người còn tẩm bột chiên chấm tương ớt. Cá tầm hấp xì dầu ướp cá với muối, bột nêm, ớt, tiêu, xì dầu, gừng… Hấp cách thủy cá trong khoảng 20 phút, khi gần được rắc hành hoa, ngò gai và thêm chút xì dầu lên trên cho thơm và đậm đà. Ăn nóng…

Lễ cầu an của người K’ho Đông Tiến

Cứ vào độ tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, đồng bào K’ho nói chung và đồng bào K’ho Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc) nói riêng lại tổ chức lễ cúng cầu an cho gia đình họ tộc, cầu cho một vụ mùa sắp tới được bội thu.
Ông K’ Văn Góa – Phó chủ tịch UBND xã Đông Tiến cho biết: “Đây là nét văn hóa tâm linh của đồng bào, cầu thần mặt trời, ông bà tổ tiên, thần lúa phù hộ cho con cái, gia đình và họ tộc khỏe mạnh, sau đó là cầu mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu”.

Lễ cúng Giàng của người K’ho Đông Tiến

Thành lệ, từ tháng 3 trở đi, trước khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống núi rừng, đồng bào K’ho ở xã Đông Tiến, Hàm Thuận Bắc làm lễ cúng Giàng, thần núi, thần rừng, thần rẫy và tổ tiên… những vị thần đã giúp bà con bội thu mùa màng trong năm cũng như cầu xin Giàng cho một năm mới được no cái bụng.

Nhà sàn tre, nơi bày các lễ vật. 

Điểm cúng là tại nương rẫy. Lễ vật thường là con bò, con heo nhưng gần đây lễ vật có phần đơn giản gồm thịt dê, gà, cơm nếp và các món ăn quen thuộc của đồng bào...

19 thg 12, 2014

Người đàn ông bên đời bà Mộng Cầm: Hồ Lộng Địch - Người tài đất Phan

Xưa nay nhiều người biết đến bà Mộng Cầm cùng mối tình thời con gái với thi sĩ Hàn Mạc Tử, nhưng ít ai biết đến người chồng của bà - ông Hồ Lộng Địch, một người tài năng, trí tuệ. Ông Địch bằng tài năng và tình yêu của mình đã tạo lập một gia đình hạnh phúc , đóng góp không nhỏ cho sự hình thành và phát triển của xứ Phan.
Người con đất Quảng Trị

Hồ Lộng Địch sinh năm 1907 trong một gia đình có đông anh chị em tại ngôi làng nhỏ nằm đoạn cuối sông Thạch Hãn thuộc miền cát nóng Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cha là quan huyện, lại học hành đỗ đạt cao nên từ nhỏ anh em ông Địch được cha giáo dục rất kỹ đức tính cần cù, sự hiếu học và ý chí vượt khó vươn lên. Từ lúc lên năm lên bảy, Địch đã tỏ ra là một người thông minh sáng dạ. Cậu luôn được bọn trẻ con trong làng yêu thích vì nghĩ ra nhiều trò chơi hấp dẫn. Ông giáo làng đã khuyên cha cậu nên cho cậu học hành đến nơi đến chốn để sau này giúp đời. Sau khi học xong tiểu học ở Quảng Trị, Địch thi đậu vào Trường Quốc học Huế. Học được vài năm thì cha mất. Nhà chẳng có của cải gì, mẹ thì già yếu nên anh em ông Địch đùm bọc nhau sống. Các anh của ông phải vất vả lắm mới lo cho ông yên tâm học hành những ngày ở Huế. 

Ông Hồ Lộng Địch. 

1 thg 7, 2014

Nhớ gỏi mít, nhớ người La Gi…

Tháng này ở thị xã La Gi, các quán ăn hầu như đều bán gỏi mít. Có rất nhiều loại gỏi mít. Đó là gỏi mít với thịt gà, với thịt ba rọi và da heo, với cá đuối, với cá cơm khô, với cá cơm tươi… Có thể nói đây là món ăn không cầu kỳ nhưng “lạ miệng”. 


26 thg 6, 2014

Thử giải thích vài địa danh thắng cảnh ở Bình Thuận

Khách du lịch đến với Bình Thuận lâu nay chỉ biết nơi đây là một vùng biển đẹp, hoang sơ, lãng mạn với những khu resort, nghỉ dưỡng Mũi Né, Hòn Rơm, Khê Gà, La Gi… Tuy vậy có những địa danh tiềm ẩn sự tích ly kỳ mà trong chữ viết vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến sự giải thích khác nhau.

Sẽ không mấy thỏa đáng với một số bài báo, tư liệu giới thiệu danh lam thắng cảnh du lịch Bình Thuận vì những thiếu sót khi đề cập đến các địa danh hoặc chỉ căn cứ theo cách gọi dân gian để suy luận. Về ngọn hải đăng Khe Gà trên Wikipedia cho là vì mũi đất nhô ra giống đầu con gà nên gọi là Kê Gà! Thật ra đảo nhỏ khoảng 5 ha này là một phần đất tách rời từ núi Cẩm Kê mà trong sách Đại Nam nhất thống chí ghi là Kê Dữ (tức Đảo Gà) do có đàn gà rừng với màu lông sặc sỡ sống bên khe suối có dòng (khe) nước ngọt chảy ra biển. 


Mũi điện Khe Gà thường bị gọi sai là Kê Gà. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

5 thg 2, 2014

Bánh tổ

Người dân Quảng Nam dù có tha phương sống ở bất cứ nơi đâu, đến ngày tết cổ truyền dân tộc vẫn không quên món bánh tổ.

Chưa có ai biết chính xác nguồn gốc của bánh tổ có từ đâu, người Quảng Nam thì bảo đây là loại bánh làm ra để cúng tổ tiên, ông bà trong ngày đầu năm mới nên gọi là bánh tổ. Cũng có truyền thuyết cho rằng bánh tổ do mẹ Âu Cơ làm ra phân phối cho đàn con thay lương khô mang theo để ăn khi lên rừng, xuống biển.

Bánh tổ xuất hiện ở Hội An (Quảng Nam) vào giữa thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17 cùng thời với sự hình thành các khu phố cổ và nhanh chóng lan rộng trong cộng đồng người dân Quảng.


23 thg 11, 2013

Bánh nghệ xứ Phan

Bánh nghệ, tức là loại bánh có xuất xứ từ Nghệ An. Và thật là ngạc nhiên khi loại bánh này đã không còn có ở “quê hương” của mình nhưng lại là món ăn quen thuộc hàng ngày của người dân Phan Thiết cũng như khách du lịch mỗi lần đến tham quan phố biển.

Chị Huỳnh Thị Ngọc Minh, bán bánh nghệ tại góc đường Trương Gia Mô, cho biết: “Đây là nghề của gia đình chúng tôi hơn 60 năm qua. Tôi được mẹ dạy cách làm bánh nghệ và giờ đang truyền lại cho con…”. Bánh nghệ được làm bằng bột gạo nguyên chất không gia vị và chất phụ gia. Muốn bánh trắng, dai và thơm cần phải chọn loại gạo ngon. Công đoạn làm bánh là “vất vả” nhất. Bột được nén sợi, người làm bánh cầm chiếc nia (bằng nan tre đường kính khoảng 30cm) vừa hứng từng sợi bột vừa lắc lư chiếc nia để tạo hình tròn (đường kính 4cm) cho bánh. Mỗi nia đựng khoảng 25 bánh được đưa vào nồi hấp đang sôi. Sau khoảng 20 phút là bánh chín có màu trắng đục và mùi thơm của gạo.


22 thg 11, 2013

Thác Tầm Du: Tiềm năng cho du lịch sinh thái

Cách xã Phan Điền khoảng 5 cây số, men theo bìa rừng khoảng 15 phút đường bộ, những ai thích khám phá sẽ rất thích thú với cảnh đẹp nơi đây đã được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Dân địa phương quen gọi nơi hùng vĩ này là thác Tầm Du, không ai biết tên gọi ấy xuất phát từ đâu và có ý nghĩa như thế nào, nhưng ai đã đến một lần cũng muốn trở lại. 

Theo dân địa phương, ở khu vực này có rất nhiều thác, càng vào sâu bên trong (phía rừng), cảnh càng đẹp, càng hùng vĩ. Tuy nhiên, những người đi du lịch dã ngoại chỉ dừng chân ở thác Tầm Du bởi đường đi còn hiểm trở. Đến đây, mọi người tha hồ đắm mình trong dòng nước mát lạnh. Lên càng cao thác đổ càng mạnh, không khí càng trong lành. Khung cảnh ở đây gần giống với thác Bà (Tánh Linh), rất thích hợp cho du lịch sinh thái nếu được khai thác hết tiềm năng. 







M.Vân

21 thg 11, 2013

Món ngon từ da cá mập

Rất ít người hình dung da cá mập có thể chế biến thành món ăn ngon. Hiện nay, tại những nơi chế biến thịt cá mập ở Bình Thuận như: thôn Thanh Linh, xã Tân Phước, thị xã La Gi; các xã Đông Hải, Tam Thanh và Ngũ Phụng (Phú Quý), da cá mập được thương nhân (đa số là Trung Quốc) đặt mua không hạn chế số lượng.

Chị Phạm Thị Mười, một trong những người chế biến khô da cá mập ở Tam Thanh, nói: “Thấy họ mua da thì bán chớ có biết họ làm gì!?”. Theo nhiều người, một con cá mập con, dài trên 1 m, đường kính thân nơi to nhất từ 20 - 25cm, sau khi xẻ thịt cho một lớp da dày phơi khô trọng lượng khoảng 300gr, hoặc hơn tùy theo việc lóc thịt. 



1 thg 10, 2013

Một lần thăm đèn biển Kê Gà

Đèn biển (hải đăng) Kê Gà là một trong những địa chỉ tham quan du lịch, ở xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam. Đèn biển cách bờ biển chừng 300m và sau 113 năm kể từ khi xây dựng, vẫn nguyên hình không hề hư hại. Trên đảo là nhiều cụm đá hoa cương và nhiều cây sứ trồng đã lâu năm. Ở đảo Kê Gà, chỉ có cây sứ và dương là chống chọi nổi với gió và cát biển.

Đèn biển do kỹ sư người Pháp là Chnavat thiết kế, bắt đầu khởi công từ tháng 2/1897, đến năm 1899 thì hoàn thành.

Ngọn đèn biển này có công suất lớn bán kính quét sáng xa đến 22 hải lý (khoảng 40 km). Hầu hết du khách sau khi đi hết 183 bậc thang xoắn ốc, sẽ theo một cánh cửa nhỏ ra phía ngoài bao lơn đài quan sát. Từ đây khách có thể phóng tầm mắt nhìn ra biển cả mênh mông hay nhìn vào đất liền có những resort nghỉ dưỡng ven bờ.


Đèn biển (hải đăng) Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam. Ảnh: Ngọc Lân 

Hòn Bà, vương quốc vú nàng

Câu ví von truyền miệng của ngư dân La Gi từng tôn vinh hòn đảo nhỏ, cách bãi biển Đồi Dương 2 cây số như đang bồng bềnh trên biển xanh êm ả: “Hòn Bà là động tiên sa”. Cảnh quan ở đây quanh năm được che phủ bởi những mảng xanh cây lá. Với độ dốc cao đi lên 200 bậc đến mặt bằng không rộng cách mặt nước biển khoảng 40 m. Ngôi đền thờ Thiên Y Ana - Bà Chúa Xứ nép mình góc đảo quay về hướng Đông, mỗi bình minh đều đón được mặt trời mọc rất sớm nhô lên từ biển, lúc còn những tia chớp cuối cùng của ngọn hải đăng Kê Gà. Bao quanh chân đảo không đầy một cây số là những vách đá tảng chất chồng, dựng đứng như bức tường thành thời cổ đại bao kín chân đảo hoang sơ, chen lẫn cỏ dại um tùm và cây cốc biển. Những thân cây trôm, cội cổ thụ bồ đề trên trăm năm tuổi với bộ rễ cằn cỗi mang dáng hình kỳ lạ càng tăng thêm sự huyền bí cho một không gian vang vọng tiếng chim muông và sóng biển. 

Phan Thiết có mì Quảng vịt

Mì Quảng là món ăn rất đỗi thân quen mà bạn có thể tìm đến và thưởng thức bất cứ đâu ở Việt Nam, nhất là các địa phương dọc dải đất miền Trung. Nhưng chỉ riêng ở thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) du khách còn có thêm cơ hội trải nghiệm món “Mì Quảng vịt” độc đáo với hương vị khó quên.

Với người Phan Thiết, cái hương vị cay cay, ngọt béo của món mì Quảng sẽ càng thơm ngon hơn nếu nấu với thịt vịt (thay vì thịt heo). Miếng thịt vịt mềm, thơm béo và đậm đà hương vị đặc trưng của món mì quảng. Mì Quảng vịt Phan Thiết còn được “biến tấu” với các gia vị ăn kèm như rau thơm, giá trụng, đậu phộng, tương ớt; hay cùng với hủ tíu là vắt mì vàng… vừa tạo thêm sắc màu cho tô mì Quảng, vừa thêm vị bùi bùi cho món ăn. Một tô mì Quảng vịt vừa nóng, vừa thơm nồng, cắn miếng thịt mềm với vị béo vừa phải cùng với cay của ớt, béo của đậu phộng, thơm của rau, bùi của hủ tíu mì sẽ là một món ăn để lại nhiều xúc cảm vị giác cho thực khách! 


8 thg 9, 2013

Quê Chăm có gỏi bắp chuối

Món gỏi, tiếng Chăm là Liba, dẫu không được coi là món chủ lực trong các bữa ăn của người Chăm, nhưng trong các bữa tiệc nếu thiếu “Liba” gần như là thiếu chất gia vị đáng kể khởi đầu cho cuộc vui. Bữa tiệc sẽ mất đi gia vị gây hứng thú cho khẩu vị. Cho nên không phải không lí do, khi trong lễ Ramưwan của người Chăm Bà-ni, tục “Bbang liba” (ăn gỏi) trở thành một nghi lễ không thể bỏ qua.

Người Chăm có nhiều loại gỏi: Gỏi xoài với cá khô (Liba pa-ok), gỏi măng với đậu phộng rang (Liba rabung)… Món gỏi tép (Liba hadang) với lá chùm ngây rừng xắt nhỏ cũng rất đáng kể; món này phổ thông đến nỗi người Chăm nảy ra thành ngữ “Thrau liba hadang” ([Rối như] trộn gỏi tép). Và đặc biệt là gỏi dông với lá giang (Liba ajah). Con dông là loài bò sát sống trong hang dưới đất cát xứ nóng, đất nắng Phan Rang là rất thích hợp với loài này. Từ con dông, bà con Chăm chế biến nhiều món ăn khác nhau, nhưng có lẽ Liba ajah là món ăn khoái khẩu nhất.




6 thg 9, 2013

Nem nướng Chợ Lầu

Thời gian cứ xa dần, những người bạn thân của tôi phải xa xứ bươn chãi làm ăn; có đứa đang học, có đứa đang đi làm, vì những điều kiện khác nhau, ít có dịp để ngồi lại chén thù, chén tạc trao đổi, chuyện trò hàn huyên tâm sự. Do điều kiện kinh tế phát triển, nên trên mỗi bàn tiệc hôm nay không thiếu gì những món cao lương mỹ vị mà nơi nào cũng có như giò heo hầm măng, gà tiềm thuốc Bắc, heo quay… Nhưng có ai đó đang ngồi nâng ly chợt xuýt xoa: “Có mùi nem nướng đâu đây”, vậy là nhiều người hưởng ứng: “Mua thêm vài xâu nem nướng với mấy cuốn chả nữa cho lạ miệng”; bàn tiệc trở nên rôm rả hơn, ấm cúng hơn.

Xưa lữ khách dừng chân ngay ngã ba Chợ Lầu - Sông Mao thoáng nghe mùi nem nướng của gánh hàng chả bên đường thơm lừng cũng chậm bước ghé vào thử xem món gì mà quyến lòng thực khách đến vậy.


Ginrong laya - Bánh củ gừng Chăm

Ginrong, tiếng Chăm có nghĩa là “càng”; laya: gừng. Bánh Ginrong laya nghĩa nôm na là bánh gừng có dáng nửa như “càng” cua, nửa như củ “gừng”. Đây thuộc loại bánh mang đậm truyền thống Chăm. Ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và cả cộng đồng người Chăm ở Campuchia, đến mùa lễ hội thế nào bà con Chăm cũng làm bánh Ginrong laya.


Bánh Ginrong laya còn gắn với các truyền thuyết “hòn vọng phu” mang đặc trưng Chăm. Người chồng lên thuyền đi chinh chiến xa mãi không trở về; người vợ ở nhà mòn mỏi chờ đợi. Mỗi chiều, người chinh phụ làm bánh Ginrong laya đi xuống bãi biển ném xuống nhờ loài cá gửi đi cho chồng với lời nhắn nhủ mong chóng trở về sum họp. Lâu ngày chày tháng, bánh Ginrong laya hóa thành san hô trùng trùng dưới đáy biển Cà Ná với nhiều hình thù đẹp, lạ và bắt mắt.

Mắm chua cá cơm – món ngon quê nhà

Nói đến Phan Thiết là người ta sẽ nghĩ ngay đến nước mắm. Nhưng ngoài nước mắm còn có một món đặc sản đặc sắc và rất ngon đó là món “mắm chua cá cơm”. Hàng năm ở quê tôi vào khoảng từ tháng tư cho đến tháng tám âm lịch là mùa cá cơm xuất hiện. Có nhiều loại cá cơm như: cá cơm sọc tiêu, cơm bạc, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép... nhưng ngon nhất là cá cơm than và cơm sọc tiêu, vừa dày, vừa chắc vừa ngon và ngọt thịt, khi muối nước mắm cho nhiều nước và nước mắm thơm hơn các loại cá cơm khác .

Vào mùa này còn được gọi là mùa muối mắm, ngoại trừ những cơ sở gần biển chuyên muối nước mắm để bán quanh năm, đa số những người dân quê làm nông nghiệp ở khá xa biển cũng có thói quen mỗi năm đến mùa cá cũng muối mỗi nhà từ 1 đến 2 tạ cá để dành ăn cả năm, nhất là vào tháng tám, theo con nước, cá con nào cũng đều béo mập nên nước mắm mới ngon và đạt độ đạm cao nhất. Phan Thiết ngoài đặc sản nước mắm nhỉ, cá cơm còn được chế biến thành nhiều món ngon như cá cơm kho tiêu, cá cơm kho sả ớt, cá cơm tẩm bột chiên giòn, khô cá cơm…, nhưng giá trị độc đáo và ngon hơn cả vẫn là món mắm cá cơm muối chua. Năm nào vào mùa cá ngoài muối nước mắm mẹ tôi còn tranh thủ làm thêm món cá cơm muối chua cho cả nhà thưởng thức, hoặc làm quà biếu cho bà con, bạn bè và người thân ở xa, lại có thể cất dành ăn được thời gian khá lâu. Mắm cá cơm cũng là món đặc sản dân dã của những người dân lao động, một món ăn “đưa cơm” vô cùng tuyệt diệu trong mùa mưa bão, mùa đông gió lạnh, hoặc thay đổi khẩu vị trong những ngày tết cổ truyền với bánh thịt mỡ dưa hành quá  ngán ngẩm. 


Hũ mắm cá cơm