Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 6, 2022

Chuyện về các bà Tổ sáng tạo Phước Lưu cổ tự

Bà Trần Thị Nên là mẹ của ông Mai Văn Lực, sau này là Hoà thượng Trừng Lực, người được coi là Tổ đời thứ nhất của Phước Lưu cổ tự. Một người phụ nữ khác, được coi là thuộc nhóm “Tổ sáng tạo” chùa Phước Lưu, chính là sư cô Diệu Thiện.

Chùa Phước Lưu.

Dân gian thường gọi những người khai sáng lập chùa là các vị “khai sơn tạo tự”. Trên miền đất quê hương của núi Bà Đen, có nhiều ngôi chùa do phụ nữ “khai sơn”, nhiều nhất là ở các ngôi tịnh xá của hệ phái khất sĩ. Đấy là nơi tu hành của các vị ni sư. Ngay ở thành phố Tây Ninh, ta có thể dễ dàng tìm thấy vài ngôi, như tịnh xá Ngọc Ninh, Ngọc Truyền trên địa bàn phường 1.

5 thg 6, 2022

Tháng tư, nhớ miền đất thánh Tân Biên

Nếu mùa khô 1966-1967 đến Mậu Thân 1968, Tân Biên làm cho “Mỹ cút”, thì đến chiến dịch Nguyễn Huệ tháng 4.1972 lại làm cho “nguỵ nhào” trên miền đất được mệnh danh là thánh địa của cách mạng miền Nam những năm chống Mỹ.

Ký hoạ Võ Đồng Minh

Vâng! Tháng 4.2022 này tôi nhớ Tân Biên. Vì đọc lại những trang sử tỉnh nhà thì thấy người Tây Ninh cần nhớ ơn miền đất này nhiều lắm. Như trong tháng 4 này, là vừa đúng 50 năm sau chiến thắng của chiến dịch Nguyễn Huệ trên miền đất Tân Biên đầy nắng. Những tên làng tên đất của Tân Biên được lịch sử gọi tên, như Trại Bí, Thiện Ngôn, Xa Mát, Cần Đăng…

Bình yên trảng Tà Nốt

Trảng Tà Nốt là một vùng đất trũng thấp, có diện tích gần 100 ha, thuộc tiểu khu 17, Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (xã Tân Lập, huyện Tân Biên). Nơi đây có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, hấp dẫn các nhà khoa học và du khách gần xa.

Trảng Tà Nốt thường xuyên được bao trùm bởi một cánh đồng đầy cỏ đưng, cỏ lác. Đến mùa nắng hạn, những loại cây hoang dại này héo khô và tạo thành lớp thực bì dễ bén lửa. Mùa mưa đến, trảng Tà Nốt như thay áo mới.

Cánh đồng đưng, lác, lúa trời sinh sôi nảy nở trở lại. Những vạt rừng nguyên sinh quanh trảng cũng đâm chồi nảy lộc, ra hoa, kết trái. Cả ngàn cá thể cò nhạn (cò ốc) từ nước bạn Campuchia hoặc từ đồng bằng Sông Cửu Long cũng di cư về đây.

Những giá trị văn hoá của làng Kà Ốt

Tuy đời sống kinh tế phát triển, tính hiện đại lan toả không ít, nhưng Kà Ốt vẫn giữ được dáng xưa của một phum Khmer cổ. Trong ấp còn 20 ngôi nhà sàn được xây dựng theo phong cách Khmer.

Đám rước quanh chánh điện.

Nếu tính từ trung tâm thị trấn Tân Châu chạy theo trục đường 785 tới xã Tân Đông, rẽ qua hướng chợ Kà Tum đến đầu ấp Đông Tiến, xong tiếp tục rẽ trái đi thêm khoảng 1km nữa thì sẽ đến Kà Ốt. Tổng cộng con đường từ Đồng Pal đến Kà Ốt chừng 20km.

Cổ thụ “bạch tuộc khổng lồ” giữa Sài Gòn

Với bộ rễ khổng lồ nổi lên mặt đất, vươn rộng như những vòi bạch tuộc khổng lồ, cây điệp phèo heo cổ thụ ở Dinh Độc Lập khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng Sài Gòn, Dinh Độc Lập còn là nơi sở hữu nhiều cây cổ thụ độc đáo trong khu vườn rộng có lịch sử lâu đời của mình. Nổi bật trong số đó là một cây điệp phèo heo có hình dáng rất cổ quái

3 thg 6, 2022

Tây Ninh cuối thế kỷ XIX qua ghi chép của bác sĩ G.C Baurac

Ngay trong năm 1899, bác sĩ “Thuộc địa hạng nhất” J.C Baurac đã cho in cuốn sách “Nam kỳ và cư dân các tỉnh miền Đông”. Trước đó, ông xuất bản cuốn “Nam kỳ và cư dân các tỉnh miền Tây” vào năm 1894.


Theo Nguyễn Đình Đầu (Tổ chức hành chính Tây Ninh 1836-1970, Tạp chí Xưa nay số 96, năm 2001); thì: “Năm 1867, sau khi chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ, Pháp chia lục tỉnh ra thành các hạt tham biện (inspection)… Năm 1874, đổi tên hạt tham biện thành ra địa hạt (arrondissment). Năm 1836 bỏ khung hành chính lục tỉnh. Toàn Nam kỳ chia ra 20 địa hạt và 2 thành phố Sài Gòn- Chợ Lớn. Năm 1899 lấy danh hiệu tỉnh thay cho địa hạt. Từ đây gọi là tỉnh Tây Ninh…”.

Sắc màu bột khoai

Với góc nhìn đầy sức sống, tay máy trẻ Huỳnh Công Đồng, nghệ danh Huỳnh Đồng, của CLB nhiếp ảnh trẻ thuộc Hội VHNT tỉnh Tây Ninh khắc hoạ hoạt động sản xuất bột khoai rất đặc sắc.


Tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những chén chè đậu xanh, chè chuối… được tô điểm bởi những khúc bột màu xanh đỏ rất bắt mắt. Đấy là bột khoai được làm ra từ một làng nghề ở xã Long Thành Nam, thị xã Hoà Thành.

Với góc nhìn đầy sức sống, tay máy trẻ Huỳnh Công Đồng, nghệ danh Huỳnh Đồng, của CLB nhiếp ảnh trẻ thuộc Hội VHNT tỉnh Tây Ninh khắc hoạ hoạt động sản xuất bột khoai rất đặc sắc. Đó là công đoạn làm bột, phơi bột, cắt bánh và đóng gói xuất xưởng.

Muối tôm Tây Ninh- một bản sắc văn hoá độc đáo

Có thể nói đặc sản muối tôm Tây Ninh đã đi vào đời sống ẩm thực của người Tây Ninh và tạo nên một loại gia vị độc đáo cho ẩm thực Việt.

Một cơ sở chế biến muối tôm ở Tây Ninh. Ảnh: Dương Vĩnh Tuyên

Nhắc đến Tây Ninh sẽ nhắc đến muối Tây Ninh (thường gọi với cái tên “muối tôm Tây Ninh”). Đây là một trong những món quà ý nghĩa du khách mong muốn mang về làm quà tặng người thân mỗi khi đến Tây Ninh. Cùng tìm hiểu về đặc sản mang bản sắc văn hoá của Tây Ninh từ góc nhìn của Thạc sĩ Bùi Thị Hoa- Phân viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

Món ăn vặt từ bánh tráng ngon nức tiếng của Tây Ninh

Bánh tráng trộn Tây Ninh trở thành thương hiệu ẩm thực được giới trẻ mê tít và phổ biến ở khắp nơi. Sự hoà quyện của bánh tráng, tôm khô, sa tế, ớt, muối tôm, đậu phộng, hành phi, khô bò, rau răm... làm cho những ai đã ăn một lần là nhớ mãi.

Khách lựa bánh tráng ăn vặt tại cửa hàng Út Yến.

Không chỉ nổi tiếng với những đặc sản được nhiều người biết đến như: muối ớt, bánh canh, bánh tráng Trảng Bàng, mãng cầu, hay ốc núi… Tây Ninh còn có những món ăn tuy bình dân nhưng vừa nghe đến tên thôi đã khiến nhiều người phải xuýt xoa, chép miệng, đó chính là những món ăn vặt từ bánh tráng.

Bánh tráng muối ớt

Khi nhắc đến Tây Ninh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các món ăn đặc sản làm nức lòng thực khách, như muối tôm Tây Ninh, bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng Tây Ninh,... Trong đó, món bánh tráng muối ớt Tây Ninh là món ăn vặt được ưa chuộng hàng đầu.

Bánh tráng muối ớt Tây Ninh được chế biến từ hai nguyên liệu chính đó là bánh tráng và muối ớt Tây Ninh. Món ăn này mang vị cay đặc trưng của muối ớt Tây Ninh, kết hợp với loại bánh tráng phơi sương dẻo dai mang lại hương vị thơm ngon đặc biệt, vô cùng hấp dẫn.

Cùng nhìn những hình ảnh đẹp tại làng nghề bánh tráng muối ớt Ninh Hưng, Chà Là thuộc huyện Dương Minh Châu, được nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Tiến ghi lại thật sinh động.

19 thg 5, 2022

Nơi đây rất phong phú Phong Phú

 Đình Phong Phú, đường đình Phong Phú ở quận 9

Ở quận 9, TPHCM (nói theo trước đây cho dễ hình dung, còn bây giờ thì nơi đây thuộc thành phố Thủ Đức) có một con đường mang tên Đình Phong Phú. Trên đường Đình Phong Phú có một ngôi đình, đó là đình Phong Phú (dĩ nhiên!). Trước kia, nơi này thuộc ấp Phong Phú, xã Tăng Nhơn Phú, còn bây giờ là khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B. Trước nữa, từ cuối thế kỷ 19, nơi đây thuộc thôn Phong Phú, tổng An Thủy, hạt Sài Gòn (phải vậy rồi, vì tên đình phải lấy theo tên thôn mà!).

17 thg 5, 2022

Quán bún bò Giáo Toàn

Hơn 40 năm qua, quán bún bò Giáo Toàn của gia đình ông Nguyễn Đức Thịnh (42 tuổi) là điểm đến quen thuộc của nhiều người dân ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Nhiều người truyền tai nhau quán rộng như cái chợ, mỗi ngày chủ quán bán gần 1 tấn bò vì lúc nào khách cũng đông nghìn nghịt. Có thật là như vậy?

Mối quen khắp 3 tỉnh, thành

Hơn 16 giờ một ngày giữa tuần, tôi ghé quán bún bò Giáo Toàn của ông Thịnh tại số 218 Quốc lộ 1K (P.Linh Xuân, TP.Thủ Đức). Trước quán, là hàng dài xe ô tô của khách đang đỗ còn bên trong, dù không phải giờ cao điểm nhưng cũng đã có gần trăm khách ngồi ăn. Tiếng cười nói rôm rả khắp quán.

Quán rộng rãi tới mức nhiều khách ví như một cái chợ. Ảnh: Cao An Biên

8 thg 5, 2022

Người Biên Hòa viết Tuyệt tình ca

Tuyệt tình ca là tuồng cải lương tuyệt hay mà hầu như người miền Nam trước 75 ai cũng biết và yêu thích. Soạn giả của vở cải lương này là bộ đôi, trong đó một người là soạn giả lừng danh Hoa Phượng. Cái tên Hoa Phượng thường đi chung với tên Hà Triều để tạo thành cặp bài trùng Hà Triều - Hoa Phượng, với vô số tuồng cải lương được khán giả yêu thích, như: Khi hoa anh đào nở, Thái hậu Dương Vân Nga, Con gái chị Hằng, Mưa rừng, Tấm lòng của biển, Sông dài, Nửa đời hương phấn,... Chính vì vậy, khi biết một trong hai soạn giả của Tuyệt tình ca là Hoa Phượng thì người ta dễ dàng suy ra ngay người còn lại là Hà Triều. Trong chương trình Paris by Night số 52 mang tên Giã từ thế kỷ phát hành cuối năm 1999 có trích đoạn Tuyệt tình ca do hai nghệ sĩ Thành Được, Phượng Liên trình diễn, MC gạo cội Nguyễn Ngọc Ngạn cũng đã giới thiệu tuyệt phẩm Tuyệt tình ca là của hai tác giả Hà Triều - Hoa Phượng.


Út Trà Ôn và Út Bạch Lan trong vở cải lương Tuyệt tình ca. Ảnh chụp màn hình

4 thg 5, 2022

Xe bánh bò dừa 40 năm ở TP HCM

Không đợi được đến 10h mở bán, nhiều người trực tiếp đến nhà của ông chủ Trang Vĩnh Phát từ sáng sớm để mua bánh bò dừa.

Kế nghiệp từ anh rể, ông Trang Vĩnh Phát (60 tuổi, người Hoa) miệt mài nướng bánh bò dừa để bán suốt 40 năm nay. Nguyên liệu làm bánh bò dừa, hay được gọi tắt là bánh dừa, khá đơn giản, gồm có bột mì, trứng gà, đường cát và các loại nhân bánh.

Sau khi pha bột xong, ông Phát phải đánh bột đều tay trong vòng 15-20 phút để bột nhuyễn mịn và sánh lại. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng bánh.

Công đoạn quan trọng thứ hai là nướng. Bánh phải được nướng trên lò than với mức nhiệt phù hợp. Người nướng phải sờ bằng tay để kiểm tra độ nóng của khuôn rồi mới đổ bột vào. Các đầu ngón tay của ông Phát vì thế mà cũng chai sạn đi. Mỗi bánh sẽ được nướng trong khoảng 1-2 phút.

28 thg 4, 2022

Vang danh Nhơn Nghĩa Đường

Màn múa mai hoa thung đặc sắc tạo ấn tượng mạnh với người xem. Ảnh: Thông Hải/VNP

Ngay từ thập niên 30 và 50 của thế kỷ XX, nhiều đội lân sư rồng đã được thành lập tại khu vực Chợ Lớn của Tp.HCM như như: Nhơn Nghĩa Đường, Liên Nghĩa, Thanh Liên, Liên Hữu .... Tuy nhiên, Đoàn lân sư rồng Nhơn Nghĩa Đường là đoàn lâu đời nhất và đã truyền dạy cho bao thế hệ đam mê với bộ môn múa lân sư rồng ở Sài Gòn.

Sự ra đời của Nhơn Nghĩa Đường Việt Nam gắn liền với võ sư Lưu Hạo Lương. Năm 1936, võ sư Lưu Hạo Lương thành lập Đoàn lân sư Nhơn Nghĩa Đường để truyền dạy võ thuật Chu Gia Quyền. Võ sư Lưu Hạo Lương là đệ tử đầu tiên của võ sư Chu Bưu, một trong "Ngũ hổ nhà Chu" ở Tân Hội Trung Quốc. Vì vậy, ông lấy “Chu Quán” hai chữ đi đầu đặt tên là "Đoàn lân Chu Quán Nhơn Nghĩa Đường".

26 thg 4, 2022

Đôi guốc Sài Gòn

Cho đến năm 1912, hơn trăm năm trước, đôi guốc đóng theo kiểu Sài Gòn đã có tiếng tăm lan ra tới tận Hà Nội.

Theo ông Hoàng Đạo Thúy trong cuốn “Hà Nội thanh lịch”, lúc đó kiểu guốc Sài Gòn được ưa chuộng cùng với áo cánh cổ thìa. Đôi guốc Sài Gòn “thấp gọn và xinh” khiến các cô Hà Nội rất thích: “Các cô khua rất to. Buổi tối mà nghe ngoài hè “lóc cóc, rào rào”, đích thị là rạp hát Thông Sáng tan rồi”.

Phố Hàng Dép, đầu Hàng Bồ là hàng bày nhiều guốc nhất: “chiến thắng trên phản bày hàng là “guốc Sài Gòn”. Nhẹ, gọn, xinh xắn, rẻ tiền, gót sen đi lách cách“không guốc nào sánh kịp”.

Ở Hà Nội cùng lúc có hiệu Phúc Mỹ ở Quán Thánh ném ra loại guốc Phi Mã gót cao lênh khênh đẽo bằng máy, được giới thiệu: “đi Phi Mã, thì chân dài hơn, phía sau bụng tôn lên, lịch sự lắm” nhưng loại này “không mở rộng được mấy” “có lẽ vì mấy cô bị trẹo xương chân”.

Tiệm bán giày guốc dép ở chợ Tân Định thập niên 1960. Ảnh báo Thế Giới Tự Do tập XIII số 10

25 thg 4, 2022

Nhà chụp hình Mỹ Lai đợi cuộc trăm năm

Có một tiệm ảnh tồn tại từ năm 1936 đến tận ngày nay, trải qua bao biến động vẫn mở cửa, chỉ làm một nghề là chụp và rửa ảnh trong suốt 86 năm. Đó là tiệm chụp hình Mỹ Lai.

Trên đất Sài Gòn, không nhiều cơ sở làm ăn tồn tại trên 70 năm. Nguyên do là từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975, thành phố đã trải qua nhiều lần thay đổi chế độ xã hội. Chiến tranh đã có những lần lan đến Sài Gòn và đời sống kinh tế có những đợt khủng hoảng kéo dài.

Tuy vậy, bất chấp những điều đó, có một tiệm ảnh tồn tại từ năm 1936 đến tận ngày nay, chỉ làm một nghề là chụp và rửa ảnh trong suốt 86 năm. Tiệm vẫn giữ thương hiệu suốt bấy nhiêu năm dù có vài lần phải chuyển vị trí. Đó là tiệm chụp hình Mỹ Lai, đáng được xem là biểu tượng sống của dịch vụ ngành ảnh đất Sài Gòn - Gia Định.

16 thg 4, 2022

Truyền thuyết về Long Hải thần nữ nổi tiếng linh thiêng ở Dinh Cô

Dinh Cô (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) còn được gọi điện thờ Cô, hoặc điện thờ Bà Cô, là ngôi đền thờ Long Hải thần nữ, một vị thần rất linh thiêng của người dân địa phương.

Dinh Cô được nhiều lần trùng tu theo lối kiến trúc cổ pha lẫn hiện đại.

Ngôi đền này gắn liền với truyền thuyết về một trinh nữ tử nạn trên biển được ngư dân địa phương chôn cất và đã hiển linh, được dân tôn thần, lập miếu thờ phụng.

6 thg 4, 2022

Côn trùng "xấu lạ" thành đặc sản, khách "đổ mồ hôi" thưởng thức ở Đồng Nai

Từ món ăn dân dã của người bản địa, dế cơm trở thành đặc sản lạ miệng có vị giòn rụm, béo ngậy, thơm ngon, hút khách tìm mua. Vào mùa, dế cơm có giá khoảng 3.000 - 5.000 đồng/con tùy kích cỡ.

Nhắc đến ẩm thực Đồng Nai, ngoài những đặc sản nổi tiếng như gỏi cá Biên Hòa, canh chua lá giang, gà hấp bưởi,... thì không thể không kể tới món dế cơm chiên nước mắm trứ danh. Món ăn này không chỉ được người bản địa yêu thích mà còn thu hút cả du khách thập phương tới thưởng thức.

Được biết, dế cơm được xem như thứ "của ngon vật lạ" hấp dẫn tại vùng đất Long Khánh (tỉnh Đồng Nai). Trước đây, loài côn trùng này ít được biết đến, chủ yếu chỉ có bà con địa phương bắt về làm thức ăn. Ngày nay, chúng trở thành món nhậu khoái khẩu của giới sành ăn, được bán với giá thành cao, khoảng 3.000 - 5.000 đồng/con, tùy kích cỡ và chất lượng.

Dế cơm là món ngon dân dã ở Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) được thực khách gần xa yêu thích (Ảnh: Trung Lê).

Dòng suối uốn lượn giữa rừng trúc Bình Dương

Suối Trúc nằm gần hồ Dầu Tiếng có nước trong, xung quanh là rừng trúc xanh mát, phù hợp cho chuyến dã ngoại cuối tuần.

Suối Trúc thuộc xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, nằm gần điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Bình Dương là chùa Thái Sơn - Núi Cậu và thắng cảnh hồ Dầu Tiếng, cách núi Bà Đen, Tây Ninh khoảng 30 km và trung tâm huyện Dầu Tiếng, Bình Dương chừng 7 km. Từ nhiều năm nay, suối hút khách đến tham quan, ngắm cảnh, dã ngoại vì cảnh vật hoang sơ, không khí trong lành mát mẻ.

Dòng suối bắt nguồn từ đỉnh Núi Cậu cách đó khoảng 3 km. Nhân viên điểm tham quan cho biết, suối từng có nhiều nước, nhưng quá trình làm đường ảnh hưởng đến dòng chảy. Tuy suối ít nước hơn xưa, cảnh quan vẫn xanh mát, hoang sơ, thu hút đông du khách. Ngày cuối tuần, hàng trăm người từ Bình Dương, Tây Ninh, TP HCM ghé vui chơi cả ngày. Vé tham quan 10.000 đồng/khách.

Dòng suối chảy hiền hòa, hai bên suối nhiều bóng mát cho khách nghỉ chân. Ảnh: Huỳnh Nhi