Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 4, 2022

Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tự là gì?

 Đại Tòng Lâm là gì?

Tui nhớ hồi còn nhỏ, khoảng giữa thập niên 1960, mỗi khi đi Vũng Tàu được nửa đường xe thường ngừng lại cho khách giải lao và... đi vệ sinh. Nơi xe dừng là bên trái quốc lộ 51 đường đi Vũng Tàu, nơi đó có nhiều cây cao, bóng mát, phong cảnh hữu tình. Người ta gọi là Đại Tòng Lâm.

Cổng chùa Đại Tòng Lâm ngày xưa. Ảnh: Võ văn Tường

Hồi đó, tui chỉ biết mang máng rằng Đại Tòng Lâm là tên một ngôi chùa nhưng khi dừng chân thì không hề bước vào ngôi chùa nào, và thiệt tình cũng không thấy ngôi chùa nào hết (cũng phải thôi, như sau này được biết, khuôn viên chùa Đại Tòng Lâm tới gần 100 ha trong khi ngôi chùa thuở ấy chỉ có 121 m²). Với đầu óc non nớt của một đứa học sinh tiểu học thuở ấy, tui tự giải nghĩa chữ đại tòng lâm là rừng cây tùng lớn, có điều cây ở đó... không phải cây tùng!

25 thg 3, 2022

Đường chùa

Trên quốc lộ 51 từ Sài Gòn đi Vũng Tàu, nếu để ý bạn sẽ thấy bên đường có rất nhiều chùa. Cụ thể hơn, đó là đoạn từ Long Thành (Đồng Nai) tới Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu), và phía bên tay trái nhiều chùa hơn tay phải. Tui thường gọi đoạn đường này là đường chùa.

Ở phía Đồng Nai, ta kể sơ sơ cho chẵn chục đi nhé!

1 - 2. Chùa Phật Tích Tòng Lâm và chùa Bạch Liên

Hai ngôi chùa này có liên quan mật thiết với nhau và ở cạnh nhau. Thật ra, 2 ngôi chùa này ở An Phước, Long Thành, tức là chưa tới nơi có các cụm chùa dày đặc mà tui muốn kể tới (Phước Thái, Long Thành) nhưng cũng ở Long Thành và trên đường đi nên kể luôn. Đây là 2 ngôi chùa rất đẹp, thu hút nhiều khách thập phương và Phật tử.

Đền thờ Trần Hưng Đạo 90 năm tuổi ở Sài Gòn

Đền thờ Đức Thánh Trần, quận 1, được xây dựng năm 1932, là một trong những điểm tín ngưỡng linh thiêng của thành phố.


Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được xây dựng trong một khuôn viên rộng lớn của chùa Vạn An cũ. Đến năm 1957 đền được xây dựng quy mô hơn, sau đó còn được tu bổ nhiều lần.

Lối vào đền trên đường Võ Thị Sáu (quận 1), gồm cổng chính ở giữa và hai cổng phụ ở hai bên. Cổng chính được thiết kế với mái ngói uốn cong, có trang trí hình rồng, phụng. Trên trán cổng nổi bật 4 chữ Hán cỡ lớn, phiên âm: "Hưng Đạo Đại Vương".

20 thg 3, 2022

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.

12 thg 3, 2022

Bảo vật quốc gia mới: Mặt nạ vàng trong ngôi mộ quý

Những chiếc mặt nạ vàng Giồng Lớn, bảo vật quốc gia, đã được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Náu mình trong mộ táng

Bộ ba chiếc mặt nạ vàng Giồng Lớn được đặt tên bằng chính địa danh nơi đã tìm ra chúng. Giồng Lớn là địa điểm thuộc xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ba chiếc mặt nạ được phát hiện tại ba ngôi mộ trong các đợt khai quật khảo cổ học năm 2003, 2005 do Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN chủ trì phối hợp với Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong mộ, bên cạnh mặt nạ vàng còn có các đồ tùy táng khác như đồ gốm, đồ trang sức, tiền Ngũ Thù, công cụ, vũ khí…

Hồ sơ Bảo vật quốc gia cho biết trên cơ sở so sánh với các di tích khác trong khu vực Trung bộ, Đông Nam bộ và các di tích khác ở Đông Nam Á hải đảo, các nhà khảo cổ nhận định rằng, ba ngôi mộ này nằm trong khung niên đại từ thế kỷ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ 2. Đây cũng là niên đại của ba chiếc mặt nạ. Thời kỳ này chính là giai đoạn bản lề ở Nam bộ, khi văn hóa tiền Óc Eo tiếp thu các yếu tố mới từ bên ngoài và chuyển tiếp lên văn hóa Óc Eo.

Mô tả kỹ thuật chạm nổi, được cho là cách làm các mặt nạ vàng Giồng Lớn. Ảnh chụp màn hình Bảo tàng Anh

Bảo vật quốc gia mới: Qua đồng Long Giao - món quà của các thủ lĩnh Đồng Nai

Qua đồng Long Giao cho thấy quyền lực của các thủ lĩnh Đồng Nai. Cùng với mộ Cự thạch Hàng Gòn, qua đồng cho thấy tổ chức lao động chặt chẽ, sáng tạo thời sơ sử.

Bảo vật bên miệng núi lửa

Năm 1982 trở thành mốc quan trọng của địa điểm khảo cổ học Long Giao (TT. Long Giao, H.Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Trong khi đào giếng làm rẫy tại một sườn đồi, bên miệng núi lửa cổ, một người dân là ông Nguyễn Đăng Khánh đã phát hiện cả một kho vũ khí đồng thau. Một năm sau, ông Khánh hiến tặng bộ sưu tập 15 tiêu bản qua đồng (một loại vũ khí giáp chiến với tác dụng chủ đạo là bổ, chém và móc) cho Bảo tàng Đồng Nai. “Đây là một bộ sưu tập qua đồng đồ sộ, chưa từng thấy ở bất cứ vùng nào ở VN về quy mô, sức nặng và họa tiết trang trí trên thân”, hồ sơ của Bảo tàng Đồng Nai cho biết.

Thời điểm phát hiện, sưu tập qua đồng Long Giao còn khá nguyên vẹn, chỉ một số tiêu bản bị gãy lưỡi nhưng không mất. Đa số bị phong hóa ngả màu xanh lục hoặc xám nâu. Hầu như toàn bộ rìa lưỡi đều bị mẻ dạng răng cưa. Họa tiết hoa văn trang trí trên qua đồng Long Giao phong phú và còn nhìn rõ. Các nhà nghiên cứu xác định bộ sưu tập có niên đại thế kỷ 1 đến thế kỷ 3.

Một vài hiện vật trong sưu tập qua đồng Long Giao. Bảo tàng Đồng Nai

3 thg 3, 2022

Khu chợ 200.000 đồng đủ ăn từ đầu đến cuối đường

Quận 4 có khu chợ được người dân gọi là 'Chợ 200' với các món ăn bình dân nhưng chất lượng như chè, bún cháo hoặc phá lấu, gỏi khô bò...


Chợ 200 là điểm đến ăn vặt nổi tiếng của người TP HCM. Chợ nằm trên con phố cắt ngang đường Xóm Chiếu, quận 4, kéo dài từ nhà thờ Xóm Chiếu đến quán phá lấu số nhà 200/48, đường Xóm Chiếu, dài gần 300 m với hơn 50 hàng ăn uống đủ loại.

22 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Những con đường tên 'Tây' còn mãi với Sài Gòn

Bao người Việt đi dưới bóng xanh các đường xưa này như Pasteur, Alexandre De Rhodes, Calmette, Yersin..., vẫn ắp đầy thân thương với những cái tên "Tây" mà lại gần gũi, đáng kính đến vô cùng…

Đường Pasteur đầu thế kỷ 20 khởi từ dốc cầu Mống bắc qua rạch Bến Nghé - Ảnh tư liệu: AAVH

Có bao giờ đi dưới tán xanh những con đường xưa đầy hoài niệm của Sài Gòn như Pasteur, Alexandre De Rhodes, Calmette, Yersin..., ai đó tự hỏi nhiều tên đường đã treo lên lại bị hạ xuống sau bao cơn dâu bể lịch sử, nhưng có những con đường mang tên "Tây" vẫn còn mãi với thời gian?

21 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Những tên đường gọi yêu thương

Gấp cuốn Leonardo de Vinci hơn 700 trang lại, bà Vũ Phong Thu mỉm cười mãn nguyện: "Đến tuổi này tôi mới có được thời gian cho mình, cho niềm yêu thích nghệ thuật ngày xưa, những tưởng đã bị cuộc đời lấy mất từ lâu".

Tên đường mang giá trị văn minh phổ quát của cả nhân loại - Ảnh TỰ TRUNG

Suốt mùa Tết này, bà Thu đã dành phần lớn thời gian để đọc những cuốn sách về hội họa, âm nhạc bà mới sưu tầm được, tìm trên YouTube những trích đoạn cải lương, vọng cổ của Thanh Nga, Út Trà Ôn vốn còn xa lạ vì gần hết cuộc đời công chức ở Hà Nội, bà chỉ say mê với báo Văn Nghệ và tạp chí Văn nghệ Quân Đội.

10 thg 2, 2022

Chùa Bún Riêu

Dù không có số liệu thống kê chính xác, nhưng tui chắc rằng ngôi chùa ở Đồng Nai có nhiều người viếng thăm nhứt là một ngôi chùa ở huyện Long Thành, được người dân gọi tên là chùa Bún Riêu.

Nói là có nhiều người viếng vì không chỉ dân Đồng Nai, mà người khắp nơi trong cả nước vẫn thường ghé vào đây, đặc biệt là du khách đi Vũng Tàu trên quốc lộ 51, trong đó có thể có cả bạn - người đang đọc bài viết này.

Tu viện Phước Hải, tức chùa Bún Riêu. Ảnh: PHN, năm 2015.

24 thg 1, 2022

Loạt tượng Phật gỗ 2 thiên niên kỷ vô giá của Việt Nam

Trong các Bảo vật quốc gia Việt Nam, có nhiều tượng Phật gỗ tuổi đời gần 2.000 năm thuộc nền văn hóa Óc Eo. Có thể ngắm ba trong số đó tại BT Lịch sử TP.HCM.

1. Bảo vật quốc gia - tượng Phật Lợi Mỹ được tìm thấy ở ấp Lợi Mỹ, làng Phong Mỹ, tỉnh Sa Đéc cũ (nay là tỉnh Đồng Tháp) vào năm 1937. Tượng có niên đại từ thế kỷ 4-6 SCN. Tượng được tạc từ một thân cây gỗ trai nguyên khối, thể hiện hình ảnh Đức Phật đứng trên tòa sen.

17 thg 1, 2022

Rừng cao su mùa lá đỏ

Những ngày này, rừng cao su Cù Bị khoác lên mình chiếc áo lá vàng đỏ, hòa cùng nhịp sống yên bình như níu chân du khách.


Đầu tháng 1, nhiếp ảnh gia 8X Cao Kỳ Nhân (quê ở Phú Yên, hiện sống ở TP HCM) có chuyển trải nghiệm chụp ảnh tại rừng cao su thuộc xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khu rừng này thuộc nông trường cao su Cù Bị, có diện tích cao su trên 3.800 ha, phía bắc và tây giáp tỉnh Đồng Nai.

Hang Đức Mẹ trong rừng rậm Côn Đảo

Để lên tới hang Đức Mẹ nằm ẩn trong rừng, du khách cần băng qua rừng nguyên sinh và những bậc đá.

Ẩn trong vườn quốc gia Côn Đảo, hang Đức Mẹ là nơi được thực dân Pháp tìm thấy và đặt tượng thờ Đức Mẹ Maria để cầu nguyện trong những năm chiếm đóng ở đảo vào thế kỷ 19. Trước kia, đây là nơi mà các ngư dân theo Công giáo cầu nguyện mỗi lần ra khơi.

Hang Đức Mẹ ẩn trong rừng rậm tại Côn Đảo. Ảnh: Nguyễn Khải Trung

13 thg 1, 2022

Độc đáo Bảo tàng vũ khí cổ ở Vũng Tàu

Là nơi lưu trữ, trưng bày hàng nghìn hiện vật liên quan đến vũ khí và quân đội các thời kỳ từ khắp nơi trên thế giới, Bảo tàng Vũ khí cổ tại TP. Vũng Tàu là một trong những bảo tàng độc đáo nhất Việt Nam.

Bảo tàng Vũ khí cổ được thành lập năm 2012 bởi ông Robert Taylor (75 tuổi, quốc tịch Anh). Vì một số lý do nên sau khi hoạt động một thời gian, bảo tàng đóng cửa. Năm 2016 bảo tàng mở cửa trở lại ở địa chỉ mới trên đường Trần Hưng Đạo, TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Bảo tàng nằm trong một tòa nhà Pháp cổ cùng một số công trình phụ trợ kế cận. Hiện tại, diện tích trưng bày của bảo tàng rộng khoảng 1.500 m²

Bảo tàng vũ khí tư nhân lớn nhất Việt Nam

Hàng nghìn vũ khí trên thế giới từ nhiều thế kỷ được ông Robert Taylor (74 tuổi) sưu tập, lập thành bảo tàng.


Bảo tàng Vũ khí cổ do ông Rober Taylor (74 tuổi, quốc tịch Anh) thành lập, mở cửa năm 2012. Tuy nhiên, không lâu sau, bảo tàng phải đóng cửa vì lý do cá nhân.

Năm 2016, bảo tàng hoạt động trở lại tại địa chỉ mới trên đường Trần Hưng Đạo, TP Vũng Tàu. Bảo tàng nằm trong tòa nhà kiểu Pháp xây dựng năm 1912, có diện tích khoảng 1.500 m².

3 thg 1, 2022

Nơi lưu giữ hàng chục Bảo vật quốc gia ở Sài Gòn

Tính đến thời điểm hiện tại, BT Lịch sử TP.HCM đang lưu giữ tới 12 Bảo vật quốc gia. Phần lớn các Bảo vật này được trưng bày thường xuyên để phục vụ công chúng.

1. Tượng Phật Đồng Dương và hiện vật đầu tiên của BT Lịch sử TP HCM được công nhận là Bảo vật quốc gia. Bức tượng bằng đồng này có niên đại vào khoảng thế kỷ 8-9, gắn với thời kỳ Phật giáo huy hoàng nhất của vương quốc Chăm Pa cổ.

Những món đồ gốm 3 thiên niên kỷ của người Đồng Nai cổ

Đồ gốm chiếm số lượng lớn trong các di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Đồng Nai, khẳng định sự phổ biến và tầm quan trọng của vật liệu này với cư dân Đồng Nai cổ.

Núm trang trí trên nắp đồ đựng của văn hóa Đồng Nai, niên đại 2000-2.500 năm trước. Văn hóa Đồng Nai là một nền văn hóa cổ đại hưng thịnh khoảng 3 thiên niên kỷ trước ở vùng Đông Nam Bộ, ven các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ

30 thg 12, 2021

Những điểm tham quan nên đến ở Xuyên Mộc

Suối nước nóng Bình Châu, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu... thu hút du khách nhờ vẻ đẹp hoang sơ cùng nhiều trải nghiệm thú vị.

Xuyên Mộc - một huyện lớn nhất của Bà Rịa - Vũng Tàu đã được thiên nhiên ưu ái ban cho phong cảnh nên thơ, hữu tình với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Du khách đến đây thỏa thích tắm biển và cảm nhận vẻ đẹp yên bình, êm đềm. Ảnh: Hữu Khoa

4 thg 12, 2021

Những ngôi chùa mục đồng ở Biên Hòa

 Khi tìm hiểu lịch sử các ngôi chùa, phần người sáng lập thường là các vị tu sĩ, có đôi khi đó là những nhà quyền thế có tâm bồ đề tự bỏ tiền của ra xây chùa để tu tập tại gia rồi sau đó mời thầy về trụ trì, nhưng cũng có không ít trường hợp phần người sáng lập ghi là dân làng, đó là những trường hợp người dân trong làng tự quyên góp tiền của lại xây chùa để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của mình. Trong nhiều trường hợp, nhất là trường hợp do dân làng xây dựng lên, thì phát xuất ban đầu là do trẻ mục đồng.

Những ngôi chùa có liên quan đến mục đồng như vậy ở nước ta - nhứt là ở miền Nam - có rất nhiều, trong đó nhiều ngôi ngoài tên chính thức còn được người dân gọi tên là chùa Mục Đồng luôn. Truyền thuyết chung về tên gọi Mục Đồng của các ngôi chùa này là: Trẻ chăn trâu dùng đất sét nặn tượng Phật, rồi lập am để thờ. Nhờ Phật ấn chứng tâm thành thuần khiết của chúng, cho nên một số am, chùa mục đồng đơn sơ với các tượng Phật đất sét hồn nhiên sau này đã trở thành những ngôi chùa khang trang rộng lớn. Bổ sung cho truyền thuyết này còn có lời kể sau: Mục đồng nặn tượng Phật rồi thả xuống nước (sông, rạch), tượng nào nổi tức là linh thiêng sẽ được mang lên thờ. Các am, chùa ấy thường có tên là chùa Phật nổi...

1 thg 12, 2021

Gốm sứ Bình Dương – Tinh hoa gốm Việt

Gốm sứ có xuất xứ từ Bình Dương trong thời gian qua đã gắn liền với nhiều sự kiện đối ngoại và đối nội quan trọng của quốc gia như làm quà tặng trong các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, APEC 2006 và 2017 được tổ chức tại Việt Nam, 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hội nghị ASEAN 17… Đặc biệt, các sản phẩm sứ cao cấp Bình Dương với thương hiệu gốm sứ Minh Long 1 được chọn làm quốc phẩm trong chuyến công du của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước trao tặng cho hơn 40 nguyên thủ các nước trên thế giới. Chúng tôi đã về Bình Dương, sau đợt dịch Covid lần thứ 4 để tìm hiều về nghề gốm nổi danh trên “bản đồ gốm sứ thế giới” ở vùng đất này.

Đất Bình Dương bén duyên nghề làm gốm

Được biết, nghề làm gốm ở Bình Dương xuất hiện vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỷ 19 do các di dân người Hoa đến lập nghiệp ở vùng đất này. Ở Bình Dương có ba làng nghề làm gốm lâu đời và nổi tiếng, đó là Tân Phước Khánh, Lái Thiêu và Chánh Nghĩa. Đặc điểm chung của gốm Bình Dương chính là sử dụng nguồn nguyên liệu từ loại đất sét có độ dẻo, độ kết dính cao nằm dọc theo những con sông ở địa phương để nhào nặn, cùng với đó là kỹ thuật làm gốm gia truyền của những nghệ nhân gốc Hoa và bí quyết canh nung chín gốm bằng củi để ra được những mẻ gốm hoàn hảo.


Trong giai đoạn 1910-1930, ở Bình Dương chỉ có khoảng 40 lò gốm với khoảng 1.000 lao động, đến năm 1985 có 273 cơ sở gốm thu hút 6.700 lao động. Đến nay có gần 300 cơ sở sản xuất gốm với khoảng 500 lò gốm thu hút hơn 15.000 lao động, cung cấp cho thị trường từ 130 -150 triệu sản phẩm/năm.
Theo ông Quách Hữu, thợ làm gốm có kinh nghiệm hơn 40 năm ở làng gốm Tân Phước Khánh cho biết: “Nghề làm gốm là nghề cha truyền con nối, đến tôi đã là đời thứ ba. Nghề này thường được ví von là một công việc suốt ngày “chơi” với đất sét, từ các công đoạn lấy đất, chọn lọc, pha trộn và nhồi nặn…, đôi bàn tay lúc nào cũng bị bao phủ bởi lớp đất sét”.