30 thg 9, 2010

Lễ hội BÀ

1.
Theo Tổng cục Du lịch, 3 lễ hội có lượng người tham dự đông nhất nước là:

  • Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc)
  • Lễ hội Chùa Bà Bình Dương
  • Lễ hội núi Bà Đen Tây Ninh
Đông tới cỡ nào? Có thể lấy một con số minh họa: Dịp lễ hội rằm tháng Giêng hàng năm, số lượng người đến chùa Bà Bình Dương là 1,5 triệu người! Còn ở miếu Bà Chúa Xứ là 2 triệu người nhân dịp vía bà (23 đến 27/4 âm lịch)! Thật là một con số mà những nhà tổ chức sự kiện, tổ chức lễ hội không mơ thấy nổi!

  Lễ vía Bà Chúa X

Hạ Long. Có mấy Hạ Long?

Theo sách du lịch Việt Nam thì nước ta có tới.. 3 cái Hạ Long.

Hạ Long "zin" ở Quảng Ninh thì ai cũng biết rồi, khỏi nói nữa.



Hạ Long

Hạ Long thứ 2 là Hạ Long trên cạn, được đặt cho vùng Tam Cốc - Bích Động thuộc tỉnh Ninh Bình. Chỗ này đẹp thiệt, và quả thiệt là có những nét hao hao Hạ Long. Ngày xưa chúa Trịnh Sâm đã từng gọi nơi này là Nam thiên đệ nhị động mà! (Nam thiên đệ nhất động là động Hương Tích - chùa Hương ở Hà Nội... mở rộng).

Bí mật ngôi mộ cổ

Không vĩ đại như kim tự tháp Ai Cập, cũng không nổi tiếng bằng Angkor, nhưng ngôi mộ cổ ấy có niên đại hơn 2.000 năm và chứa đựng những bí ẩn cũng như những điều kỳ diệu từ thuở xa xưa.

Đó là Mộ Cự Thạch Hàng Gòn (Cự thạch ở đây nghĩa là khối đá lớn).


Photobucket

Các nhà khoa học đánh giá, đây là một di tích độc đáo cả về nghệ thuật và kỹ thuật của các tộc người cổ Nam Á nói chung và người Việt cổ nói riêng.

Mộ Cự thạch Hàng Gòn là một dạng hầm mộ, được cấu tạo bởi những tấm đá hoa cương lớn và những trụ đá dài, nặng khoảng 30 - 40 tấn. Ngôi mộ có hình chữ nhật dài 4,2m, ngang 2,7 mét, cao 1,6 mét được ghép bới 6 tấm đá hoa cương được bào khá nhẵn ở mặt ngoài; 4 tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, 2 tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy.


Cù lao Phố

Cù lao Phố: “Ngủ quên” giữa Biên Hòa

(Bài đăng trên SGGP online ngày 03/09/2007, các chỗ bold nhấn mạnh, phần ghi chú màu đỏ và ảnh minh họa là của PHN)
Theo Quyết định số 6967/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai (ký ngày 12-7-2006) phê duyệt hồ sơ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Biên Hòa, đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, mạng lưới giao thông của thành phố Biên Hòa sẽ lấy cù lao Phố (cù lao Hiệp Hòa) làm tâm: Trục hướng tâm về cù lao Hiệp Hòa: từ ngã ba Vườn Mít sang cù lao Hiệp Hòa (trục hướng tâm 1); từ đường Đồng khởi sang cù lao Hiệp Hòa (trục hướng tâm 2); mở rộng nâng cấp QL15 từ ngã ba Tam Hiệp đến ngã ba đường Trần Quốc Toản và đường Trần Quốc Toản nối sang cù lao Hiệp Hòa (trục hướng tâm 3).
Đó là hình ảnh cù lao Phố trong tương lai. Còn hiện nay hòn cù lao lịch sử này vẫn đang “ngủ quên”.
(Bây giờ - tháng 8/2010 - cũng chưa hề có trục giao thông nào mới, y chang như tình hình bài viết này năm 2007)

2 thg 7, 2010

Rừng cao su

 

Phan Tú có kể một chuyện như thế này về cây cao su:

Diệp Minh Tuyền có 2 câu thơ quen thuộc về Sài Gòn

Con đường có lá me bay
Chiều chiều ta lại cầm tay nhau về


Những người yêu quê hương Đồng Nai đều biết rằng ở Đồng Nai cây cao su là cây tiêu biểu, nếu bắt chước Diệp thi sĩ làm thơ lãng mạn về Đồng Nai thì ta sẽ viết:

Con đường có lá cao su
Chiều chiều ta lại cầm ... nhau về


Con đường xưa em đi



Lần đầu đặt chân đến Phú Quốc, tôi ngỡ ngàng khi thấy những con đường đất đỏ của hòn đảo này giống Long Khánh đến lạ lùng. Giống ở chất đất đỏ quạch, ở những tảng đá ven đường, cả ở những vườn cây bên đường. Và giống cả người bạn cùng đi, đang đèo tôi trên xe gắn máy: Lê Hồng Đức, người bạn đồng hương.

Hơn ba mươi năm trước, khi còn là học sinh, tôi vẫn thường đi bộ trên những con đường đất đỏ ấy để vô rẫy sau giờ đi học và đi bộ từ rẫy về nhà trong buổi chiều tà. Làm rẫy thì cực lắm, nên cũng chẳng mơ mộng gì để thấy yêu con đường đất đỏ. Có thích chăng là những con suối nhỏ, có thể vẫy vùng tắm mát sau buổi làm mệt nhọc.


Cà phê chồn

Các bạn ghiền cà phê chắc đã từng nghe đến cà phê chồn, hoặc cụ thể hơncà phê cứt chồn?

Đó là loại cà phê đặc biệt ngọn và đặc biệt mắc. Xuất xứ của cà phê chồn là thế này: Con chồn nó ăn trái cà phê, rồi ị ra. Người ta lượm cục c.. đó, rửa sạch, rang xay lên thành cà phê chồn.

Tại sao cà phê chồn ngon?

Người ta giải thích bằng 2 lý do:

1. Khi con chồn ăn cà phê, nó lựa trái chín, ngon. Như vậy xem như ta có một sự tuyển lựa, thay vì cà phê hái đại trà sẽ có cả trái chín lẫn chưa chín, ngon lẫn không ngon.

2. Trái cà phê vào trong hệ tiêu hóa của con chồn, enzyme từ dạ dày của nó tạo ra vị đặc biệt của hạt cà phê.


Rối bòng bong


Từ nhỏ tới lớn, tôi cũng như nhiều người khác thường xài cụm từ rối bòng bong, hoặc là rối như mớ bòng bong để diễn tả một sự rối rắm quá xá.

Nói, và hiểu rằng cái mớ bòng bong ấy là cái sự rắc rối lắm lắm, chứ còn ai hỏi lại bòng bong là cái gì mà rối vậy thì... pó tay.com!

Cho mãi đến khi đi Xẻo Quít, Đồng Tháp tôi mới được tận mắt thấy dây bòng bong. À, té ra bòng bong là một thứ dây leo mọc hoang, và thường quấn quít quanh những cây lớn. Nó sinh sôi nhanh, nhiều và quấn quít chằng chịt đến mức chẳng biết đâu mà lần. Bởi vậy người ta mới gọi là rối như dây bòng bong.

Nó là vầy đây (ảnh chụp ở Xẻo Quít):

Dy bng bong

Dy bng bong


Ký ức Bạch Mã




Năm đó là 1999, má tôi 59 tuổi, ba tôi 63 tuổi.

Hai mươi cây số đường đèo khúc khuỷu đưa chúng tôi đến độ cao 1.500 met của đỉnh Bạch Mã (Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế).


Ngôi biệt thự cổ kính kiểu Pháp hiện ra trong làn sương mờ, giữa tiết trời se lạnh, mây lãng đãng trên đầu, giống như trong chuyện cổ tích.


Thời gian trên nhà thờ gỗ


 

Nhà thờ gỗ là một công trình kiến trúc đặc sắc ở Kontum, là niềm tự hào của người dân phố núi này. Đây là điểm dừng chân của du khách khi viếng thăm miền cao nguyên heo hút này.

Gần trăm năm trôi qua, bao nhiêu người đã đến đây. Chiêm ngưỡng, thành kính...

Thời gian cũng đã ở đây, để lại dấu vết của mình...