23 thg 12, 2020

Canh bột ngô của người M’nông

Với sự sáng tạo trong ẩm thực của mình, người M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có món ăn truyền thống chế biến từ ngô là canh bột ngô. Món ăn mang hương vị thơm ngon, đặc biệt và gây thương nhớ nếu một lần được thưởng thức. 

Sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được đồng bào phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm canh bột ngô. 

Người M'nông lấy hạt ngô rang chín rồi giã hoặc xay nhuyễn thành bột 

Món gỏi núc nác cá khô của đồng bào dân tộc tại chỗ

Hằng năm, cứ vào mùa hạ và chớm đông, đồng bào M’nông, Mạ hay Ê đê trên địa bàn tỉnh lại vào rừng hái quả núc nác nấu thành nhiều món ăn ngon. Núc nác có thể chế biến bằng cách luộc, xào, nấu canh… Nhưng dồng bào ưa thích nhất có lẽ là món gỏi núc nác cá khô. 

Núc nác là cây rừng thân gỗ, cao khoảng 10 m, cây lâu năm có thể cao hơn. Loại cây này vừa ăn được hoa, lá, vừa ăn được quả. Núc nác bắt đầu ra hoa vào mùa hạ. Quả kết thành từng chùm, hình nang mỏng, dài khoảng 50 – 60 cm, có hai mặt lồi, lưng có cạnh chạy dọc theo chiều dài quả. Nhìn bề ngoài, quả núc nác dài và dẹt như trái phượng vĩ. Hạt dẹt có cánh mỏng, trên hạt có khá nhiều đường gân nhỏ đi về nhiều hướng riêng biệt… 

Quả núc nác được đồng bào M'nông hái từ rừng 

22 thg 12, 2020

Lễ đổi gác của triều Nguyễn xưa

Du khách muốn hiểu thêm về công việc của lính canh xưa có thể tham gia lễ đổi gác, bắt đầu lúc 8h30 hàng ngày tại Ngọ Môn.

Đến tham quan Đại Nội, ngoài nhìn ngắm vẻ đẹp của thành quách cố đô, du khách còn được xem lễ đổi gác được tái hiện bởi các nghệ sỹ Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế.

Lý giải tên gọi Âm Phủ của chợ đêm Đà Lạt

Chợ Âm Phủ là điểm đến quen thuộc của du khách nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết câu chuyện đằng sau tên gọi này. 

Chợ đêm Đà Lạt ngày nay, hay còn được gọi là chợ Âm Phủ. 

Vào những năm 70 của thế kỷ 20, tại trung tâm thành phố Đà Lạt bắt đầu hình thành một chợ rau tự phát về đêm. Những hộ có nhà vườn vào mùa thu hoạch thường phải gánh rau củ nhiều cây số đến chợ bán. Những năm sau đó, dịch vụ xe ngựa nhận chở rau ra chợ khá thịnh hành. Khu chợ rau này bắt đầu họp từ khoảng 23h và kéo dài tới sáng sớm.

Hai bảo vật quốc gia ở Bảo tàng Bình Dương

Bảo tàng tỉnh Bình Dương tọa lạc tại số 565 đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, được khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2004. Bảo tàng có diện tích trưng bày 2.000 m2 gồm 1.300 hiện vật gốc và 50 tài liệu khoa học. Trong đó có hai bảo vật quốc gia là: Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh và Tượng động vật Dốc Chùa được giới khoa học và du khách chú ý tìm hiểu.

Mộ Chum gỗ - Trống đồng Phú Chánh có niên đại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ II đầu Công nguyên. Mộ táng chum gỗ trống đồng được phát hiện vào cuối năm 1988 bởi ông Nguyễn Văn Cường (ấp 6, xã Vĩnh Tân, Tân Uyên). Ngay khi được phát hiện, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng tỉnh đã đào thám sát tại vị trí phát hiện trống đồng thu được một chum gỗ còn nguyên vẹn và một số di vật khác nằm trong lòng chum theo hình thức tùy táng.

Bảo tàng tỉnh Bình Dương thu hút đông đảo khách tham quan, tìm hiểu.

Bánh mỳ chảo Hà Nội

Bánh mì trở thành món ăn quen thuộc của với hầu hết người Việt từ lâu. Ban đầu chỉ là ăn kèm theo những món đồ nguội như thịt nguội, xúc xích, pate... Sau này được người ta thay bằng giò, chả, xá xíu… Và trong sự biến tấu đồ ăn đi kèm đó thì món bánh mì chảo bắt đầu xuất hiện và trở thành món ăn hấp dẫn, chinh phục vị giác của nhiều người.

Bánh mì chảo là một cách thưởng thức khác so với chiếc bánh mì kẹp. Cũng từng đó đồ ăn kèm, nhưng sẽ được đặt hết lên chiếc chảo nhỏ, được làm nóng và thưởng thức cùng bánh mì. Đặc biệt nhất có lẽ phải kể đến sự sắp đặt chảo đồ ăn. Tuỳ vào sở thích của mỗi người mà có thể chọn bất kỳ món mặn nào ăn kèm để người làm “thiết kế” một chảo trông bắt mắt với màu sắc hấp dẫn của đồ ăn như xúc xích, dăm bông, xá xíu, pate, ốp la, chả bì…. hoà quyện với nước sốt. Tất cả được làm nóng và thưởng thức cùng bánh mì. Thực khách xé miếng bánh mì, chấm từng miếng vào chảo, rồi kèm theo đồ ăn là có thể thưởng thức cái hương vị thơm lừng, béo ngậy. Thông thường với mức giá từ 30.000 đồng đến 40.000 đồng, người ăn đã có một chảo đầy đặn.

Món bánh mỳ chảo của cửa hàng Lê La tại địa chỉ 18 Hàng Chĩnh, Hà Nội. Ảnh: Khánh Long