27 thg 7, 2019

“Rình” ngắm chim cổ rắn, cò ma trong rừng tràm

Rừng tràm Trà Sư là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm 

Đầm rừng là vùng đất ngập nước tự nhiên còn sót lại của tỉnh An Giang, với chủ yếu là cây tràm và 140 loài thực vật khác 

26 thg 7, 2019

Ngôi đình cổ từng là nơi dạy học ở Sài Gòn

Đình Chí Hoà (quận 10) từng là nơi nhà giáo Võ Trường Toản mở lớp đào tạo những danh nhân văn hoá, trí sĩ yêu nước một thời. 

Tọa lạc trong con hẻm 475 đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 10), cổng đình Chí Hoà nổi bật những họa tiết rồng bay, phượng múa, câu đối sơn son thếp vàng.
Đây là ngôi đình thuộc hàng cổ nhất tại TP HCM, được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1996. 

Hòn Phụ Tử… bị bỏ rơi

Hòn Phụ Tử - một thắng cảnh nổi tiếng nằm ở xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Mặc dù cảnh sắc vẫn thơ mộng, hữu tình như cái thời còn là biểu tượng của du lịch tỉnh Kiên Giang, nhưng giờ đây dường như đã bị bỏ rơi. Hiện không gian du lịch nơi đây lộn xộn, nhếch nhác và dơ bẩn, giống như một ngôi chợ nông sản.

Hòn Phụ Tử hiện tại.

Tôi cùng nhóm bạn ở các tỉnh Tây Nam Bộ đến khu du lịch Hòn Phụ Tử một ngày cuối tuần, đầu hè. Sự phấn khích lúc khởi hành, thay bằng nỗi thất vọng khi đến nơi.

23 thg 7, 2019

Lý Sơn – Di sản văn hóa và địa chất

Hòn đảo xinh đẹp Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi không chỉ nổi tiếng trong và ngoài nước bởi là quê hương của Hải đội Hoàng Sa đã đi thực thi nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cách đây bốn thế kỷ mà còn là một công viên địa chất với những giá trị cảnh quan và đa dạng sinh học được hình thành từ 10 ngọn núi lửa từ thời tiền sử được ví như “Maldives giữa Biển Đông của Việt Nam”. 

Lý Sơn - Di sản văn hóa biển
Đảo Lý Sơn chỉ có diện tích khoảng 10km2 nhưng mỗi mét vuông trên đảo đều thấm đẫm dấu ấn văn hóa của cha ông từ thủa đi giữ biển. Theo gia phả và các chỉ dụ của triều đình được các dòng họ Võ, Phạm, Lý... còn lưu giữ trên đảo Lý Sơn thì Hải đội Hoàng Sa là tên gọi đội tàu hàng hải do chính quyền chúa Nguyễn xứ Đàng Trong lập ra từ hồi đầu thế kỷ 17 để làm nhiệm vụ đi khai thác sản vật, đo đạc hải trình, bảo vệ và cắm mốc chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo nhiều nguồn sử liệu chính thống, Hải đội Hoàng Sa ra đời vào khoảng trước năm Tân Mùi (1631), tức dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (trị vì 1613 - 1635).

Các dòng họ Võ, Phạm, Lý... trên đảo Lý Sơn thực hiện nghi lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh: Công Đạt 

Độc đáo ngôi nhà úp ngược

Với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà úp ngược ở Thành phố Vũng Tàu không chỉ là nơi hẹn hò để thưởng thức cà phê, thư giãn mà còn là nơi tạo ra những bức ảnh độc đáo và lạ mắt, gây ấn tượng khá mạnh với du khách, nhất là các bạn trẻ. 

Mô hình nhà úp ngược không còn xa lạ trên thế giới và đã xuất hiện ở Việt Nam vài năm gần đây. Sau Up Cafe ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngôi nhà úp ngược ở Vũng Tàu tiếp tục khiến nhiều du khách tò mò.

Nằm ở số 66 đường Cô Giang, phường 4, nhà Úp Ngược kết hợp giữa mô hình quán cà phê và studio chụp ảnh. Studio gồm tất cả 7 phòng và đều có cách bày trí khác nhau. Các vật dụng và nội thất ở mỗi phòng đều giống như một ngôi nhà thông thường, nhưng tất cả đều treo ngược, trông vô cùng lạ mắt.

Tủ lạnh, máy giặt, giường ngủ...tưởng chừng chỉ có thể nằm chễm chệ trên sàn, thì ở đây tất cả lại được treo lơ lửng hoặc cố định trên trần nhà. Những đồ vật này đã được dính chặt vào trần nhà bằng hệ thống keo dán, đinh và ốc vít rất chắc chắn, an toàn.

Nhà Úp Ngược tọa lạc tại số 66 đường Cô Giang, Phường 4, Tp. Vũng Tàu.

Khoen On - Huội Quảng níu chân người

Từ TP Sơn La sang phố núi Sa Pa theo quốc lộ 279, đoạn ngang bờ hồ thủy điện Huội Quảng, du khách khó cưỡng lòng mình trước cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và các bản làng đặc sắc thuộc xã Khoen On, huyện Than Uyên, Lai Châu.

Bản On êm đềm soi bóng xuống lòng hồ thủy điện Huội Quảng - Ảnh: THÁI LỘC

Khi đặt chân đến Khoen On, chúng tôi đã không rời được cái thung lũng giữa hai dãy núi đá sừng sững cao hàng mấy trăm mét, kéo dài tít tắp soi bóng xuống mặt nước hồ thủy điện rất rộng, phẳng lặng và xanh trong này.

Hẹ nước ăn cùng mắm sặc, món ngon chỉ miền Tây mới có

Mỗi năm cứ đến mùa nước nổi, cây hẹ nước sinh sôi nẩy nở, đã đem lại cho chúng tôi món ngon dân dã lại hấp dẫn mà đặc biệt chỉ có ở vùng đất miền Tây. 

Hẹ nước chấm cá rô kho

Hẹ nước là một loài rong cỏ thủy sinh hoang dại không chỉ mọc ở ruộng nước, còn hiện diện ở các kinh mương vùng đất phèn được thiên nhiên hào phóng ban tặng.

Loài rong cỏ này có thể gọi là món ăn hiếm trên mâm cơm của người thành thị, mặc dù người đô thành thèm lắm nồi cá kho, dĩa mắm kho dân dã miệt vườn với loại rau hái từ bờ ruộng, ao đìa như hẹ nước.

Mỗi trái bí khổng lồ nặng... 50 kí, mỗi ngày bí lớn thêm.. 1 kí

Dân làng chỉ biết 'giống bí có từ thời ông bà tôi'. Những trái bí khổng lồ này thu hút rất nhiều người tới thôn Chánh Trạch.

Ông Nguyễn Bảy, nông dân thôn Chánh Trạch, bên những trái bí khổng lồ vừa thu hoạch nặng từ 20 kg đến 40 kg - Ảnh: NGỌC DIỆP

Món khoai xéo 'ngon quay quắt' của xứ Nghệ, tùy sở thích mà xéo nhiều hay xéo ít

Mấy nay Sài Gòn cứ mưa rả rích làm tôi nhớ "quay quắt" món khoai xéo. Gọi điện về cho mẹ nũng nịu: "Tự nhiên con thấy thèm khoai xéo quá!". Mẹ cười nói qua điện thoại "giờ kiếm mô (đâu) ra khoai mà ăn hả con"... 

Nồi khoai xéo đơn thuần, dung dị nhưng chính là món ngon của tôi

Từng là món ăn tuổi thơ của biết bao thế hệ, thế nhưng bây giờ về quê (quê tôi ở miền tây Nghệ An) thật khó mà được ăn lại món khoai xéo.

Cá lóc phơi khô trên đường về Hồng Ngự

Ai về huyện biên giới Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp sẽ thường bắt gặp những cảnh thú vị này bên đường. Những phên cá lóc đang được phơi khô dậy mùi đặc sản nổi tiếng của địa phương.

Cá lóc đồng mùa lũ được phơi khô

Nếu về mùa lũ, người ta có thể mua được khô cá lóc đồng dù không còn nhiều. Đặc điểm nhận biết thường là cá lóc nhỏ (dân địa phương quen gọi cá trào), thịt chắc, ít vị tanh.

Còn mùa nắng, hầu hết là cá nuôi bè, những con cá lóc nặng cỡ nửa ký được xẻ dọc rồi phơi khô. Và la cà xóm dân trên các bờ bao chống lũ, khách còn được xem tận mắt quy trình làm khô cá lóc qua bàn tay thuần thục của phụ nữ miệt này.