20 thg 6, 2019

Quán ăn đưa thực khách quay về quá khứ ở Cần Thơ

Địa chỉ ẩm thực ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ gây ấn tượng với du khách bởi căn nhà cổ và bữa cơm truyền thống của người Nam bộ.

Quán ăn Hồi Đó nằm trong một con hẻm trên đường Trần Bình Trọng, quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Không gian cho thực khách gồm căn nhà cổ và khoảng sân trước, trang trí với hơn 60 bức ảnh thu nhỏ về cuộc sống người Nam bộ xưa. Thực đơn phục vụ hơn 30 món ăn đậm chất miền Tây, theo kiểu mâm cơm gia đình. 

Những tảng đá thách thức trọng lực trên đảo ở Quy Nhơn

Các khối đá lớn xếp chồng lên nhau, nằm chênh vênh trên ngọn đồi sát biển tạo cảnh tượng lạ mắt trên đảo Cù Lao Xanh. 

Cù Lao Xanh hay đảo Vân Phi nằm cách thành phố biển Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 24 km. Những tảng đá tự nhiên ở mạn phía đông của đảo nằm chênh vênh, như thách thức trọng lực của Trái Đất. 

16 thg 6, 2019

Nhà lang trong văn hóa Mường

Nhà lang mường được ví như trung tâm quyền lực của xứ Mường. Xưa kia, xứ mường cổ hình thành các dòng họ lang đạo, chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu các mường có lang cun, lang xóm hoặc đạo xóm cai quản. Lịch sử về những ngôi nhà lang, biểu tượng quyền lực của tộc mường và những câu chuyện xung quanh ngôi nhà lang được kể lại thông qua những nghi lễ cổ và những nhân chứng của chính thế hệ dòng dõi lang mường. 

Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thưViệt Nam sử lược của nhà nghiên cứu Trần Trọng Kim có nói về thời đại của vua Hùng, con trai được gọi là Quan Lang, con gái được gọi là Mỹ Nương, các tướng được gọi là lạc hầu, lạc tướng. Còn trong sử thi “đẻ đất đẻ nước” có nói về hoàn cảnh ra đời của chế độ nhà lang. Người mường sau thời gian loạn lạc, họ đã tôn một vị gọi là ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) lên làm lang. Điều đó cho thấy nguồn gốc nhà lang là xuất phát từ nhân dân.

Mường là đơn vị tổ chức xã hội, tập hợp nhiều làng trong cùng một thung lũng, hay nhiều thung lũng, liền kề nhau. Đơn vị tổ chức này đặt dưới sự cai quản của một dòng họ quý tộc mà người Mường vẫn gọi là “nhà Lang”
“Người mường có câu: mường có lang, làng có đạo. Các lang thường tập trung ở các làng trung tâm của các vùng mường lớn. Nhà lang còn có một vị trí và vai trò như một bộ máy, trụ sở công quyền để giải quyết các công việc hay các vấn đề nảy sinh trong vùng đất mường. Cho nên các thiết chế hay các kiến trúc nhà lang cũng chính là đại diện cho quyền lực của nhà lang đối với dân mường cũng như là đại diện cho quyền lực cũng như sự trù phú của vùng mường nơi đấy” – nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng cho biết. 

Nhà lang mường được ví như trung tâm quyền lực, một thủ đô thu nhỏ của xứ Mường.

Khám phá ngôi làng cổ 400 tuổi bên dòng Ô Lâu

Nếu có sở thích với những nơi bình yên cùng những công trình cổ kính, bạn hãy thử một lần đặt chân đến với Hội Kỳ. Ngôi làng này hiện còn lưu giữ nhiều mái nhà cổ trăm năm nằm nép mình bên dòng sông Ô Lâu huyền thoại khiến bao du khách phải trầm trồ.

Làng Hội Kỳ một bên dòng sông Ô Lâu nổi tiếng với những ngôi nhà rường cổ với nét kiến trúc độc đáo. 

Làng Hội Kỳ nép mình bên dòng Ô Lâu (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị). Theo lịch sử, ngôi làng đã được thành lập cách đây hơn 400 năm. Qua thời gian, đến nay làng vẫn còn giữ được nhiều căn nhà rường cổ với nét kiến trúc độc đáo, được xem là “báu vật” của làng.

Khám phá ngôi chùa khác lạ ở xứ Huế mộng mơ

Lâu nay, nhắc đến chùa Huế, đa phần đều nghĩ ngay đến chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu… Tuy nhiên, ở Huế còn có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo khiến du khách cứ ngỡ như lạc vào cõi khác mà Thiền Lâm là một ví dụ.

Nhiều bạn trẻ đến chùa để tìm cho mình những phút yên bình và chụp ảnh cùng bạn bè. 

Chùa Thiền Lâm là một trong những ngôi chùa độc đáo và khác lạ bậc nhất xứ Huế. Hiện nay, ngôi chùa là nơi cho các Phật tử và du khách gần xa đến viếng thăm.

Chùa Phật Tích – ngôi cổ tự linh thiêng tại Bắc Ninh

Chùa Phật Tích còn được gọi là chùa Vạn Phúc, nằm cách Hà Nội 20km về phía Đông, tọa lạc trên núi Lạn Kha thuộc địa phận xã Phật Tích, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những ngôi chùa lâu đời mang đậm dấu ấn kiến trúc thời nhà Lý.

Đường lên chùa Phật tích. Ảnh: Hoài Anh 

Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ tư (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao.

Tận hưởng những buổi chiều êm ả như ru ở hồ nước “không bao giờ cạn”

Không phải là địa điểm du lịch nổi tiếng, nhưng với người dân phố núi Buôn Mê Thuột, hồ Eakao là chốn quen thuộc vào mỗi buổi chiều để tìm bầu không khí mát mẻ, cảm giác bình yên, tránh xa những xô bồ và âm thanh náo động của phố phường.

Một góc hồ Eakao buổi hoàng hôn 

Hồ Eakao là hồ nước ngọt nhân tạo có giá trị thủy lợi rất lớn, thuộc địa phận xã Eakao, TP. Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Để đến được địa điểm này, từ trung tâm thành phố, du khách đi theo theo hướng quốc lộ 14, tới ngã ba đường Y Wang rẽ trái khoảng 8km.

Vỏ bầu khô - Vật dụng độc đáo của đồng bào Ba Na

Vỏ bầu khô là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Ba Na ở thành phố Kon Tum. Vỏ bầu to người dân dùng để đựng nước uống, đựng cháo mang đi làm rẫy hay cất giữ hạt giống; vỏ bầu nhỏ được cắt ra làm muỗng múc canh, múc rượu hay đơn giản là kết thành chiếc chuông gió trang trí trước cửa nhà…

Chiều muộn, khi chúng tôi đến làng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) thì bà con nơi đây cũng bắt đầu đi rẫy về. Đã thành thói quen, nhiều phụ nữ thường ghé giọt nước của làng rửa chân tay rồi lấy nước về nấu cơm. Nước được phụ nữ đựng trong những vỏ bầu, cho vào gùi rồi mang về nhà.

Bà Y Mai ở làng Kon Jơ Dri cho biết: Vỏ bầu khô là vật dụng thân thuộc trong đời sống của đồng bào Ba Na trước đây. Vỏ bầu khô thường được người dân dùng để chứa nước lấy từ giọt mang về nhà; đựng nước, đựng cháo khi đi làm rẫy; những người khéo tay còn biết chế tác vỏ bầu kết hợp với các nguyên liệu khác thành các loại nhạc cụ… Giờ tuy ít được sử dụng hơn, nhưng một số gia đình vẫn dùng vỏ bầu để đựng nước mang đi làm, đựng rượu đãi khách hay để trưng bày cho đẹp.

Những bí ẩn còn dưới lòng đất

Theo các chuyên gia đánh giá, vùng đất thôn Dương Quang, xã Đức Thắng (Mộ Đức) là nơi còn ẩn chứa nhiều bí ẩn dưới lòng đất liên quan đến di sản văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa và là nơi sinh sống của những dòng họ Việt lớn. Tại đây, người dân vẫn còn gìn giữ nếp văn hóa, sinh hoạt đặc trưng của vùng nông thôn miền Trung từ bao đời nay.

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi – Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh cho hay: Năm 2008, tôi đã khảo sát, nghiên cứu tại thôn Dương Quang và nhận thấy đây là vùng đất có những điều kiện thích hợp để người tiền sử sinh sống. Bởi một phía là biển, một bên là vùng nước ngọt, nằm tựa dưới chân núi Long Phụng, vì thế con người cư trú từ sớm.

Quần thể thắng cảnh núi Long Phụng trải dài qua 3 thôn Dương Quang, Gia Hòa, Tân Định ở xã Đức Thắng (Mộ Đức). 

Gìn giữ gian nhà xưa

Nằm trầm mặc trong một con hẻm của thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức), căn nhà hơn 150 tuổi của vợ chồng ông Phạm Văn Thọ vẫn giữ nguyên vẹn nét cổ xưa. Ông Thọ xem đây như một “báu vật” cha ông để lại.

Gian nhà vô giá 


Căn nhà gỗ của ông Thọ đã nhuốm màu thời gian, nằm bình yên, im lìm sau những gốc mai, tùng và bồ đề cổ thụ. Đưa chúng tôi tham quan một vòng căn nhà, ông Thọ cho hay: Căn nhà này được xây dựng từ thời ông nội tôi. Hồi đó làm nhà chưa có máy móc, nên từ khi tiến hành đến lúc hoàn thành phải mất một năm ròng rã. Đến bây giờ, tất cả các hoa văn, họa tiết và kết cấu ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn.

Ngôi nhà cổ của ông Thọ đã hơn 150 tuổi.