10 thg 1, 2019

Nghệ thuật tạo hình của người Cor

Cây nêu và bộ gu là hai đồ vật linh thiêng không thể thiếu trong lễ hội ăn trâu của đồng bào dân tộc Cor. Nghệ thuật tạo hình cây nêu và bộ gu của dân tộc Cor khá độc đáo, khác lạ so với các dân tộc khác, thể hiện sự tinh túy trong nghệ thuật tạo hình dân gian ở khu vực Trường Sơn và vùng Tây Nguyên rộng lớn.

Nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư (hiện là Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL) bảo rằng: “Càng đi sâu nghiên cứu càng bị cuốn hút bởi di sản văn hóa của dân tộc Cor, có rất nhiều điểm độc đáo, thú vị mà các dân tộc khác không hề có, tiêu biểu là cây nêu và bộ gu”.

Nét độc đáo từ cây nêu

Tạo hình ở gốc cây nêu phướn. Bên cạnh là cây nêu phụ. Ảnh: Cao Văn 

Đình Hòa Tú - Mỹ Xuyên, Sóc Trăng

Đình Hòa Tú, thuộc ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú I, huyện Mỹ Xuyên được hình thành vào năm 1852, sắc phong đình do Vua Tự Đức phê ngày 25 tháng 11 năm 1852. Nơi này còn là địa điểm gắn với cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940.

Đình Hòa Tú

Đường đến thăm Đình Hòa Tú thuận tiện cả đường thủy và đường bộ. Về đường thủy: từ thành phố Sóc Trăng đến bến đò Mỹ Xuyên đi khoảng 10km đến ngã ba Dù Tho, rẽ phải, đi 7km đến vàm Rạch Rò, rẽ trái, vô vàm Rạch Rò khoảng 6 km đến Đình Hòa Tú. Về đường bộ, có 2 hướng đi: hướng thứ nhất đi từ thành phố Sóc Trăng đến Tỉnh lộ 8 (Mỹ Xuyên), đi đến phà Dù Tho khoảng 6 km, qua phà đi khoảng 6 km đến ngã ba Hòa Thượng – Ngọc Đông, rẽ phải đi tiếp khoảng 11 km là đến Đình Hòa Tú; hướng thứ 2 là đi từ thành phố Sóc Trăng đến thị trấn Nhu Gia, qua khỏi thị trấn Nhu Gia khoảng 500 mét, có con đường rẽ trái, đi khoảng 3,5km đến phà Chàng Ré, qua phà đi tiếp (đường 940) khoảng 6km đến ngã ba Ngọc Đông - Hòa Phuông, rẽ trái đi tiếp 2km là tới đình Hòa Tú.

Những sắc thái cảm xúc với Ga Vinh

Đêm sân ga luôn mang đến nhiều cảm xúc cho bất cứ ai có mặt, có thể là cảm giác vội vã, là nhộn nhịp đông vui, cũng có thể là chia tay man mác hay đoàn tụ sum vầy. 

Ga Vinh nhộn nhịp với những chuyến tàu ra Bắc, vào Nam. Ảnh tư liệu 

Những bí ẩn trong ngôi nhà người Mông ở Nghệ An


Khác với các cộng đồng dân tộc khác ở miền Tây Nghệ An, việc dựng nhà và bố trí trong căn nhà của người Mông gắn liền với cuộc sống quanh năm trên núi cao và mang một nét đặc trưng riêng tiêu biểu cho nền văn hóa lâu đời của họ. 

Kinh nghiệm khám phá bản vùng biên đẹp mơ màng Noọng Dẻ

Hai ngày cuối tuần là đủ cho các bạn trẻ thực hiện một chuyến khám phá cung đường Quốc lộ 7 đầy hoa, ngắm hoàng hôn vàng óng trên dốc Noọng Dẻ và trải nghiệm chợ phiên độc đáo.

Cách TP. Vinh 250km dọc theo đường Quốc lộ 7, dốc Noọng Dẻ nằm trên một trong những đỉnh núi cao nhất Nghệ An. Ảnh: Sách Nguyễn 

8 thg 1, 2019

Bí ẩn Trò Xuân Phả

Trò Xuân Phả là các trò diễn dân gian mô tả cảnh năm phương đến chầu, đem những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia lân bang đến chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa. Theo các nhà nghiên cứu, Trò Xuân Phả được coi là điệu múa chứa đựng nhiều thông tin bí ấn của người Việt trong quá khứ, có quan hệ nhiều mặt với lịch sử dân tộc và có vai quan trọng trong kho tàng diễn xướng vũ nhạc của người Việt. 

Trò Xuân Phả bước ra từ truyền thuyết 


Hiện nay, nguồn gốc Trò Xuân Phả vẫn đang là một ẩn số chưa được thống nhất trong giới nghiên cứu văn hóa dân gian. Nhưng theo lời của nghệ nhân Bùi Văn Hùng (xã Xuân Trường, Thọ Xuân, Thanh Hóa), người có vai trò không nhỏ trong việc gìn giữ và bảo tồn di sản Trò Xuân Phả, thì người dân làng Xuân Phả bao đời vẫn lưu truyền về nguồn gốc của trò diễn này có từ thời Nhà Đinh (968 - 980).

8 món ăn vỉa hè phố Vinh trong cái lạnh mùa Đông

Trong những ngày trời chuyển lạnh, khoác lên mình những chiếc áo dày cộm, hít hà hương Đông đang đến, thời điểm này đích thực là thiên đường của những món ăn cay nóng vỉa hè trên phố!

Bánh rán có rất nhiều loại khác nhau như: Bánh ngô, bánh bơ, bánh khoai, bánh chuối, bánh gối,… Ảnh: Diệp Phương 

Hương don xứ Quảng bay xa

Vào TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp, nhiều người mang theo món don - đặc sản của Quảng Ngãi để giới thiệu với bạn bè, thực khách ở miền Nam. Dần dà, hương vị don được quảng bá rộng rãi và trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách ở Sài Gòn.

Như thường lệ, hơn 17 giờ chiều, quán don của vợ chồng chị Lê Thị Thùy Trang (đường Lữ Gia, quận 10, TP.Hồ Chí Minh) lại tấp nập thực khách ra vào. Năm 20 tuổi, chị Trang vào TP.Hồ Chí Minh lập nghiệp, mở quán chuyên bán đồ ăn xứ Quảng và đến nay đã được 20 năm, luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của thực khách thập phương.

Nhiều thực khách thích thú với món don - một trong những đặc sản của Quảng Ngãi. 

Về Quảng Ngãi vãn cảnh chùa Diêm Điền

Diêm Điền tự là một trong ngũ đại danh tự của tỉnh Quảng Ngãi, cùng với chùa Hang (huyện đảo Lý Sơn), chùa Ông Thu Xà (Tư Nghĩa), chùa Thiên Ấn và chùa Hoa Nghiêm (TP.Quảng Ngãi). Đây là một trong những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của xứ Cẩm Thành.

Chùa Diêm Điền tọa lạc ở thôn Diêm Điền (xã Tịnh Hòa, TP. Quảng Ngãi). Đây là một trong những ngôi chùa quê tiêu biểu của xứ Quảng. Chùa nằm trong một khuôn viên nhỏ, nép dưới những tán cây cổ thụ, khuất bóng sau những hàng tre, bốn bên ruộng đồng bao bọc…

Cổng chùa Diêm Điền. 

Miếu Ông Hoàng Sa

Đã từ lâu, người dân thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi) đã gọi ngôi miếu thiêng thờ cá Ông bên mép biển là miếu Ông Hoàng Sa. Bởi trong miếu có thờ xương đầu cá voi khổng lồ mà xưa kia bà con ngư dân ra quần đảo Hoàng Sa đánh cá phát hiện và rước Ông về lập miếu để thờ và cầu mong được phù hộ độ trì biển yên gió lặng, tôm cá đầy khoang...

Ngôi miếu nhỏ qua nhiều đời là nơi gắn kết cộng đồng của cư dân nơi đất liền với đảo Lý Sơn, là minh chứng về quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam...

Rước Ông từ Hoàng Sa 


Chiều cuối năm, tôi theo ông Bùi Ngọc Xô, Trưởng ban công tác Dân vận thôn An Vĩnh vòng qua xóm nhà rồi quay ra mép biển, nơi có miếu Ông Hoàng Sa. Bên mép biển, ngôi miếu đơn sơ, cạnh đó là cây bàng xanh ngắt, phía xa hơn thấp thoáng những con tàu.

Miếu Ông Hoàng Sa tọa lạc ở thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi.