8 thg 8, 2018

Nghĩ chuyện bâng quơ

Địa danh là gì hở bạn?

Cứ từng chữ mà giải thích ra thì địa danh là tên đất, cũng như nhân danh là tên người. Còn chi tiết hơn nữa, thì theo TS Lê Trung Hoa, địa danh có thể phân làm 4 loại:
  • Địa danh chỉ địa hình tự nhiên: tên sông, tên núi, tên thác, tên hồ... như núi Trường Sơn, sông Cửu Long...
  • Địa danh chỉ công trình xây dựng: cầu cống, chợ, đường phố... như cầu Chương Dương, chợ Bến Thành...
  • Địa danh chỉ đơn vị hành chính: xã, ấp. phường, quận, huyện, tỉnh...
  • Địa danh chỉ vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng, như vùng Bàn Cờ, khu Cầu Chữ Y...

Nỗi nhớ hến sông La - món ngon dân dã

Làng Bến Hến có gần 200 hộ sống bằng nghề làm hến. 

Hến sông La từ lâu đã trở thành nỗi nhớ của mỗi người dân Đức Thọ, Hà Tĩnh xa quê, là món ngon ít khi thiếu vắng trên các bàn tiệc đãi khách của người dân xứ này. 

Hẳn chưa nhiều người biết, để làm nên món ngon dân dã ấy, người dân làng hến phải vất vả sớm hôm lặn ngụp giữa sông sâu nước biếc, mang phận mò cua bắt ốc từ bao đời nay trôi dạt cùng bến sông quê.

Và cũng bên dòng sông La ấy, làng Bến Hến thuộc xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) là làng có lịch sử hơn 300 năm, nổi tiếng với nghề cào hến, nấu hến. Người dân nơi đây không chỉ sống chủ yếu bằng nghề cào hến, bán hến mà con hến đã nuôi dưỡng bao  nhiêu thế hệ học hành đỗ đạt thành tài… 

Kiên Hải - nơi biển đảo bồng bềnh màu nhớ

Một góc hòn Lớn, hòn Củ Tron. (Ảnh: Nguyễn Thái Khanh) 

Giữa vùng biển mênh mông, quanh năm biêng biếc màu xanh ngọc bích, thỉnh thoảng nhô lên hòn đảo với hình thù kỳ thú như hòn non bộ được lão nghệ nhân thiên nhiên bày trí cầu kỳ, giàu tính nghệ thuật tạo hình, nên vừa mang đậm chất hùng vĩ của trời nước bao la, nhưng cũng hết sức thi vị, tinh tế trong từng đường nét... Rồi trong thấp thoáng mây cuối trời, tiếng sóng ngàn năm vỗ bờ tạo ra những viền sóng bạc đầu quanh vách đá, trông bàng bạc như tiên cảnh. Đến Kiên Hải, lữ khách không chỉ lạc trôi trước lãng đãng sương khói bồng bềnh màu nhớ mà còn được chạm tay đến “kỳ tích” thời hiện đại: Hồ trên núi. 

Khám phá nét văn hóa bản địa dân tộc S'tiêng ở Tà Lài, Tân Phú

Nếu bạn là một người yêu thích tìm hiểu và khám phá bản sắc của 54 dân tộc anh em tại Việt nam thì đừng bỏ qua cơ hội đến với Tà Lài nơi các dân tộc anh em như Stieng, Mạ, Tày, Nùng sống với nhau rất gần gũi. 


Đến đây không khó để các bạn có thể bắt gặp hình ảnh những cô gái Mạ, S’tiêng thong thả đi trên đường. May mắn hơn trong một ngày nắng đẹp của tháng 5, các bạn sẽ còn được chiêm ngưỡng một rừng cây hoa móng cọp (hoa đào rừng) nở rợp cả vùng trời và từng đàn bướm vàng tung tăng bay lượn cảnh vật như ở trốn thần tiên. Ở xa xa, những cô sơn nữ nhẹ nhàng hái hoa tươi cười khoe sắc ngân nga câu hát vút cao nhưng ngọt ngào giữa đại ngàn ấy.

Gìn giữ hương rượu cần truyền thống

Về trung tâm thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy, đi qua chiếc cầu dây văng giữa thị trấn yên bình là địa phận thôn 5, chúng tôi ghé vào ngôi nhà đối diện với chiếc cầu này, hỏi thăm bà Y Minh sinh năm 1956, dân tộc Xơ Đăng. Nhắc đến bà, người dân ở đây ai cũng biết bởi bà rất tâm huyết với việc giữ gìn nghề rượu cần truyền thống.

Sinh ra và lớn lên tại xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, từ khi còn nhỏ, bà Y Minh đã được mẹ dạy cho cách ủ rượu cần truyền thống bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như: bo bo, mì, nếp than… Lớn lên, bà làm công nhân Công ty Thương nghiệp cấp III của huyện Kon Plông tại thị trấn Đăk Rve hiện nay. Đến năm 1977, bà lập gia đình và sinh sống ở thị trấn này cho đến tận bây giờ.

Bà Y Minh tâm sự: Để làm được một ghè rượu cần, bà tự lên rừng tìm nguyên liệu về làm men ủ rượu. Dù đi đâu, làm công việc gì, thì sau khi trở về nhà, bà cần mẫn chọn kỹ những vỏ cây, lá cây, rễ cây rừng để làm men. Men rượu cần thường được làm từ cây plo - loại cây có thân dây leo, lá mỏng. Đây là loại cây rừng có mùi thơm, vị hơi cay.

Mì Quảng và bánh tráng Túy Loan

Làng Túy Loan được khai phá từ thời vua Lê Thánh Tôn (1470 - 1497). Sau đó đến năm Canh Tý (1900), dưới thời vua Thành Thái, hình thành thiết chế văn hóa làng. Làng nằm sát quốc lộ 14B thuộc huyện Hòa Vang, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 15km về hướng tây. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với đặc sản mì Quảng và bánh tráng với thương hiệu Túy Loan.

Xin giới thiệu một số hình ảnh của NSNA Huy Đằng về các công đoạn để hình thành nên hai loại đặc sản này.


Để làm nên những sợi mì Quảng ngon và những cái bánh tráng thơm lừng, phần lớn là nhờ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ. 

Độc đáo chiếc rìu của người M’nông

Ðối với người M’nông, ngoài các vật dụng lao động sản xuất như xà gạc, cái cuốc hay lưỡi cày… thì chiếc rìu là công cụ nổi trội hơn về kiểu dáng, công năng sử dụng cũng như hình thức trang trí. Đây là một vật dụng không thể thiếu trong các nghi lễ và đời sống hàng ngày của người M'nông.

Chiếc rìu là công cụ để tạc tượng gỗ của đàn ông M'nông 

Nguyên liệu để làm rìu của đồng bào M'nông đều có sẵn trong tự nhiên và rất dễ tìm. Ðể hoàn thành một chiếc rìu thì người thợ phải làm qua 3 bước cơ bản: Rèn lưỡi rìu, làm cán và ốp lót tay. Lưỡi rìu của người M’nông thường được rèn bằng sắt, rộng khoảng 7cm, dài từ 20-25cm; lưỡi hình chữ nhật, mặt chính rất sắc, tỏa nhẹ ra 2 mũi. Phần đuôi lưỡi rìu được rèn hằn sâu một bên, một bên hở để dễ lắp cũng như dễ dàng lấy ra thanh gỗ ốp lót tay nếu không may bị gãy.

Bánh ống Khmer - thức quà quê phum sóc

Khi còn nhỏ, sau giờ ngủ trưa là chị em bọn tôi lại ngóng các “me” (mẹ) Khmer gánh đôi quang gánh vừa đi vừa rao bằng thứ tiếng Việt lơ lớ pha âm điệu Khmer: “Bánh ố..ố..ống đê..ê…ê…”. Xin vội mẹ ít tiền, chúng tôi nhanh chóng chạy ra gọi bánh. Một phần vì không thích ăn bánh nguội, một phần vì thích được xem làm bánh ống nên tôi luôn đòi bánh nóng. Thế là me phải ngồi lại, lấy bột ra cho vào khuôn đổ mẻ bánh mới cho tôi.

Bánh ống Khmer được mua ở một gánh ven đường ở Sóc Trăng gần đây.

6 thg 8, 2018

Xôi chiên phồng Đồng Nai

Bài viết sau đây của anh Bùi Thuận - một bậc đàn anh lão thành, đã sống ở Biên Hòa lâu năm - viết về Tân Hiệp quán và sự ra đời của món  xôi chiên phồng Đồng Nai. Xin được phép đăng lại nơi đây để giới thiệu rõ nét hơn về quán ăn và món ăn đặc sắc này. Bài viết được giữ nguyên văn, - trừ vài đoạn nhỏ không liên quan mà do làm biếng gõ nên không đưa vào - các hình ảnh do tui sưu tầm trên mạng để minh họa.

PHN

Trong nhiều lần liên hoan ẩm thực, cuộc thi các món ăn ngon khu vực và toàn quốc trong những năm qua, món xôi chiên phồng của Đồng Nai luôn giành được thứ hạng cao. Tại các lễ hội ẩm thực, món xôi chiên phồng cũng thường được đặt ở vị trí khá nổi bật. Khách phương xa đặt chân đến đất Đồng Nai thường hay tìm hỏi, thưởng thức món ăn này.


Du lịch Long Khánh nhớ ghé chùa Huyền Trang

Có một nơi mà khi đặt chân đến sẽ cho ta cảm giác thật sự thanh thản và an yên, nơi đây có những tấm lòng nhân ái, tình yêu thương giữa người với người, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang, TX. Long Khánh, Đồng Nai, chùa Huyền Trang đang là một điểm đến thu hút du khách.

Với khuôn viên rộng gần 1000
, Chùa Huyền Trang có được bố trí nhiều tượng phật, tiểu cảnh và nhiều cây xanh, mang đến cho du khách bầu không khí mát mẻ, trong lành và thanh tịnh.