22 thg 2, 2018

Cần Đước níu bước lãng du

Tôi là du khách say sông nước.
Cần Đước em mời bước lãng du...

Con đò xưa nối đất liền Cần Đước với cù lao Long Hựu qua kênh Nước Mặn (nay có cầu, ai còn nhớ “cây đa cũ, bến đò xưa?”)

Cần Đước với những con người cần cù lao động làm ăn và cần mẫn sáng tạo tạo nên những làng nghề truyền thống và những nét văn minh sông nước - miệt vườn. Cần Đước còn là huyện có nhiều di tích lịch sử - văn hóa và sinh thái vùng sông nước đáng để du lịch, xứng đáng được chọn xây dựng và công nhận huyện điểm điển hình về văn hóa của tỉnh Long An.

Võ Văn Ngân - Người cộng sản ưu tú của quê hương Long An


Theo tư liệu Gia phả họ Võ ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ấn hành tháng 5/1989: Võ Văn Ngân sinh năm 1902, mất năm 1939. Ông quê ở ấp Bình Tả, làng Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn xưa, nay thuộc Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ông là con thứ 12 (thứ út), thân phụ là Võ Văn Sự, thân mẫu là Nguyễn Thị Toàn. Gia đình giàu truyền thống yêu nước, bên nội, bên ngoại đều tham gia chống Pháp và nhiều người bị giặc sát hại. Hai cụ thân sinh đều là nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Mười tám thôn Vườn Trầu năm 1885. 7 anh chị em gia đình Võ Văn Ngân lớn lên đều trở thành đảng viên cộng sản, trong đó, 2 anh em Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân là ủy viên Trung ương Đảng, gia đình có 4 người hy sinh trước Cách mạng Tháng Tám.

20 thg 2, 2018

Phố ông đồ Sài Gòn điểm đến không thể bỏ qua trong dịp Tết

Những ngày giáp Tết, phố ông đồ Sài Gòn thu hút đông đảo du khách đến dạo chơi, xin chữ và chụp ảnh.

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, góc đường Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Thị Minh Khai lại được trang hoàng đủ màu sắc của những bông hoa mai, hoa đào “hớp hồn” bao người bởi sắc xuân rực rỡ giữa lòng thành phố. Đây còn được người dân thành phố gọi là phố ông đồ khi có hàng chục ông đồ ngồi viết thư pháp phục vụ nhu cầu xin chữ và tham quan của người dân. Ảnh: Võ Đức Dự 

Người người nườm nượp đến chiêm ngưỡng cây mai khủng ở Xuân Lộc

Mỗi ngày có hàng trăm người đến chiêm ngưỡng và tạo dáng chụp ảnh bên cây mai khủng ở H.Xuân Lộc (Đồng Nai) nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018. 

Cây mai khủng có đường kính gần 10m, chiều cao khoảng 4m. Ảnh: Lê Lâm 

Trong những ngày Tết Mậu Tuất 2018, mỗi ngày có hàng trăm người đến ngắm cây mai khủng tại nhà ông Trần Công Thạnh (51 tuổi, ở Thị trấn Xuân Lộc, H.Xuân Lộc, Đồng Nai). 

Nhà sàn đá, điểm dừng chân hút khách ở thác Bản Giốc

Trong quần thể khu du lịch thác Bản Giốc, mô hình du lịch cộng đồng “homestay” tại các nhà sàn đá là một trải nghiệm thú vị đối với du khách.

Huyện Trùng Khánh, Cao Bằng có đường biên giới dài 66 km, tiếp giáp với thành phố Tịnh Tây và huyện Đại Tân, Trung Quốc. Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Vùng biên giới này, nhiều bản làng còn đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Tày, Nùng; Đặc biệt, thắng cảnh nổi tiếng thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao là danh thắng cấp Quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và quy hoạch chi tiết khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc. Đây là cơ hội để Trùng Khánh khai thác tiềm năng phát triển du lịch. 


Thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.

Vùng du lịch được mệnh danh “nàng công chúa thức dậy"

Nàng công chúa thức dậy” là tên gọi mà dân yêu thích du lịch đặt cho vùng đất Bình Liêu thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Vùng đất này còn được mệnh danh là “Sa Pa của Quảng Ninh” vì phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, núi cao nhưng đầm ấm, mà lòng người thì rộng mở. Chỉ một vòng thoáng qua, chúng tôi nhận thấy lời đồn quả không sai.

Cầu vồng theo bánh xe lăn 

Đoàn chúng tôi xuất phát muộn nên đành phải huỷ bỏ dự tính ngủ đêm ở Bình Liêu để sáng hôm sau đi sớm, chụp ánh bình minh chiếu sáng những đồi lau dọc đoạn đường tuần tra biên giới, từ thị trấn Hoành Mô (Quảng Ninh) đến Đình Lập (Lạng Sơn). Bù lại, trăng đêm rằm vằng vặc soi suốt đoạn đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và theo quốc lộ 10 đến tận Hạ Long.

Đậm đà món ăn từ cây lá của núi rừng Tây Bắc

Ai có tâm hồn ẩm thực, đừng ngại ngùng khi đến với núi rừng Tây Bắc. Những món ăn từ cây lá trên rừng sẽ để lại ấn tượng khó phai với du khách.

Lạ lẫm món dưa đọt chuối rừng


Muốn có được món nộm dưa chuối rừng, người ta phải cất công leo núi, có khi mất tới cả buổi mới lên tới rừng để tìm kiếm những cây chuối rừng đang độ non.

Để có nguyên liệu chế biến món dưa nõn chuối, khi chặt cây chuối, người ta khéo léo lấy những đọt non. Không phải tất cả thân đọt chuối đều làm được nộm mà chỉ cắt lấy đoạn gốc đến ngang thân cây vì đoạn dưới, lõi vừa ngọt, vừa mềm chứ không chát như ở trên ngọn.

Bởi vậy, nếu chế biến món này cho đông người ăn, chắc chắn người thực hiện sẽ phải kì công tìm kiếm nhiều cây chuối cho cả buổi leo núi.

Nõn chuối rừng được nén dưa trong xô.

Lễ cúng nước giọt của người Ja Rai

Hàng năm, người Ja Rai thường tổ chức Lễ cúng nước giọt (bến nước) để tạ ơn những điều tốt đẹp mà Thần nước mang đến cho dân làng.

Xuất phát từ thuyết vật linh, tức là mọi vật đều có linh hồn và sự linh thiêng, người Ja Rai cho rằng, Yang Ia (Thần nước) là vị thần cung cấp nguồn nước mát lành, sức khỏe và bình an cho dân làng.

19 thg 2, 2018

Lên Tây Bắc thưởng thức đặc sản cơm lam

Cơm lam là một đặc sản thơm ngon, hấp dẫn, mang đậm bản sắc của vùng cao Tây Bắc.

Cơm lam là món ăn được đồng bào Tày, Dao, Giáy vùng cao Tây Bắc chế biến khá đặc biệt.

18 thg 2, 2018

Ngôi làng hơn trăm năm trồng hoa 'không chạm đất' ở Sa Đéc

Hầu hết hoa kiểng ở làng hoa Tân Quy Đồng đều được trồng hoặc treo trên giàn, tạo nét khác biệt và thu hút nhiều khách chụp ảnh. 

Làng hoa Sa Đéc nằm ở xã Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, cách trung tâm TP HCM khoảng 150 km. Được phù sa dòng sông Tiền quanh năm bồi đắp cùng khí hậu thuận lợi, đây được coi là một trong những vựa hoa lớn nhất cả nước.