18 thg 2, 2018

Khám phá thác Phi Liêng hoang sơ, hùng vĩ ở Lâm Đồng

Những điểm du lịch quen thuộc rất đông người đến không có không gian yên tĩnh nên khiến bạn không hứng thú nữa và muốn khám phá những địa điểm mới thì thác Phi Liêng chính là một địa chỉ thú vị. 

Thác Phi Liêng cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 70km về hướng Tây Nam và tọa lạc tại xã Phi Liêng huyện, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.

Thác Philieng - Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu


Mùa trekking Philieng đẹp nhất là tháng Chín đến tháng Ba hằng năm, đó là mùa khí hậu vùng Đam Rông không quá nóng, không mưa nhiều và có chút lạnh. 

Với nhiều người trẻ, các cung đường hoang sơ, hoang dã để có thể thực hiện những chuyến chinh phục bằng đi bộ đường dài (thường gọi là trekking) là một trải nghiệm rất thú vị. Các cung đường trekking đẹp luôn được các bạn trẻ chuyền tai nhau: Cung Tà Năng Phan Dũng (xuyên Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận), núi Tả Liên Sơn (Lai Châu), núi Lảo Thần, Fansipan (Lào Cai), đỉnh Lùng Cúng thuộc cung Mù Cang Chải (Yên Bái), Vườn quốc gia Bạch Mã (Huế), cung Chư Yang Sin – Chư Yang Lak (Đăk Lăk)…

Cây cầu nhỏ đất Gia Định xưa bao phen binh lửa

Cầu Sơn hiện nay là cây cầu nhỏ bắc ngang qua rạch Cầu Sơn, nối liền đường Xô Viết Nghệ Tĩnh qua quốc lộ 13, thuộc địa bàn 2 phường 25 và 26 của quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Cầu Sơn ngày nay, vẫn bắc ngang con rạch cùng tên, không còn thấy cây sơn mọc trên bờ rạch nữa, thay vào đó là những căn nhà phố cao rộng, giàu có - Ảnh: HỒ TƯỜNG (chụp ngày 8-1-2018)

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn cho biết cầu Sơn dài 5 trượng, tương đương 20 m, được làm dưới triều vua Minh Mạng.

Xóm Gà Gia Định xưa lừng lẫy chùa chiền và... văn nghệ sĩ

0h sáng 14-2 (29 tết), chúng tôi từ chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh, TP.HCM) vô đường Lê Quang Định tới khu Xóm Gà, cách chợ không xa - khu xóm sầm uất lừng lẫy đất Gia Định xưa. 

Đường xe điện từ Sài Gòn đi Gò Vấp chạy ngang qua Xóm Gà, với các ga nằm trên đường Lê Quang Định ngày nay, trong đó có một ga tên Xóm Gà - Ảnh: tư liệu

Trước khi đến đây, chúng tôi qua cả một khu chợ Việt hoàn hảo, ngôi chợ trung tâm đất Gia Định xưa giờ vẫn còn sống động, tràn ngập tết hai bên đường với đủ hàng hóa tết: hoa, dưa hấu, rau củ, thịt heo... - như hồi xe điện từ ga Gò Vấp chạy dọc con đường này, bọc hông chợ Bà Chiểu qua Đa Kao tới chợ Bến Thành.

Tân Định nay trên đất Sài Gòn xưa

Tân Định xưa vốn là thôn mới hình thành từ cuộc hồi cư của người dân Việt sau khi Pháp chiếm Gia Định năm 1859; mang cả nét Việt lẫn nét Pháp trong sinh hoạt lẫn kiến trúc… 

Mặt tiền chợ Tân Định (xây dựng từ năm 1926), thuở đầu được mệnh danh là chợ nhà giàu, vì ba mặt còn lại của chợ là nơi đậu xe hơi của khách hoặc xe ngựa - Ảnh: HỒ TƯỜNG

Thoạt nhìn cảnh, người ta dễ nghĩ đây là khu vực dân cư ảnh hưởng văn hóa Pháp với hai công trình đến nay cả trăm năm: nhà thờ Tân Định và chợ Tân Định; gần như đối diện nhau trên đường Hai Bà Trưng (TP.HCM).

Tỏa sáng với cánh đồng hoa "mặt trời"

Nhiều năm gần đây, cứ mỗi độ gió mùa Đông Bắc bắt đầu thổi là cộng đồng lại được một phen thổn thức bởi những cánh đồng hoa hướng dương rộng bạt ngàn tại Nghĩa Đàn, Nghệ An mời gọi. 

Với diện tích trên 100 ha, cả triệu bông hoa trên cánh đồng đang ngậm những giọt sương, giọt nắng để sẵn sàng bung nở phủ một màu vàng rực sáng cả một khoảng trời. Vẻ đẹp của cánh đồng “hoa mặt trời” đang cuốn hút hàng trăm nghìn người dân đủ mọi lứa tuổi hội tụ để chiêm ngưỡng, chụp ảnh tạo dáng, đua sắc cùng hoa, trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn như một cánh đồng châu Âu giữa lòng xứ Nghệ.

Cánh đồng hoa hương dương này thuộc quyền quản lý của trang trại TH. Cứ sau 2 vụ ngô và cao lương, các kỹ sư nông nghiệp ở Trang trại TH lại trồng hướng dương với mục đích luân canh cây trồng để giảm các nguy cơ tích lũy bệnh, cỏ dại thay vì dùng cây họ đậu như dân gian quen làm, bởi lẽ hướng dương cho năng suất rất cao, chịu hạn, lạnh tốt hơn nhiều. Năm nay, trang trại TH trồng hoa hướng dương ở 2 địa điểm: ven đường Hồ Chí Minh và cánh đồng thuộc khu farm 3. 

Cánh đồng hoa hướng dương rộng 100 ha nằm ở nông trường 19/5, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 

Bánh chưng Bờ Đậu nhộn nhịp đón Tết

Mỗi dịp cận kề Tết đến, Xuân về làng nghề bánh chưng Bờ Đậu (xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) lại thấy người người, nhà nhà tấp bật bên những nồi bánh chưng nghi ngút hương thơm nồng. Với lịch sử hơn 50 năm duy trì và phát triển, bánh chưng Bờ Đậu đã khẳng định được thương hiệu và trở thành một trong 5 làng bánh chưng nổi tiếng nhất miền Bắc.

Cách thành phố Thái Nguyên khoảng 8km, ngã ba Bờ Đậu là một trong những nơi trung chuyển, giao thương của các tỉnh miền Bắc. Theo bà Nguyễn Bích Liên- Trưởng Làng nghề Bánh chưng Bờ Đậu cho biết, những năm 1960, Bờ Đậu bắt đầu manh nha nghề làm bánh chưng. Trước đây do kinh tế khó khăn và người dân chưa ưa chuộng sản vật này lắm, nên người dân chỉ gói bán bắt đầu từ dịp 23 Tháng Chạp đến Tết Nguyên đán, còn ngày thường thì làm nghề trồng lúa nên cuộc sống nhiều gia đình bấp bênh do không có nguồn thu nhập. Thế nhưng, đến nay khi thương hiệu làng nghề được công nhận với hương vị thơm ngon, bánh chưng được các hộ làm quanh năm. 

Mỗi năm khi dịp Tết gần đến, các hộ đều phải thuê nhân công địa phương hoặc vùng lân cận đến để gia tăng sản xuất, kịp trả các đơn hàng của các tỉnh đặt.

Huyền bí tập tục người Dao đỏ

Mỗi dịp Xuân về, người Dao đỏ ở huyện Bát Xát (Lào Cai) lại rộn ràng tổ chức những lễ hội, tập tục cổ xưa huyền bí, tưởng nhớ đến tổ tiên và cuội nguồn mang tính nhân văn sâu sắc.

Đám cưới theo phong tục truyền thống
 
Người vùng Tây Bắc có câu thành ngữ “Người Mông ăn theo mây, người Thái ăn theo nước, người Dao ăn theo lửa” để chỉ đặc tính của các tộc người này là: Người Mông thường sinh sống trên những ngọn núi mây mù, người Thái thường sinh sống ở gần nguồn nước sông, suối, người Dao có nhiều tập tục tín ngưỡng liên quan đến lửa như Lễ cấp sắc, lễ nhày lửa...
Tình cờ gặp ông thầy cúng Chảo Duồn Liềm nổi tiếng trong vùng Bát Xát, nghe chuyện ông sắp làm chủ lễ cưới theo phong tục truyền thống cho đôi nam nữ ở thôn Tùng Chỉn I (xã Trịnh Tường), chúng tôi theo chân ông đến gia đình ông Chảo Phù Sài ở thôn Tùng Chỉn I khi trời đã sẩm tối. Ông Sài đang tất bật cùng gia đình chuẩn bị đám cưới cho cậu con trai út Chảo San (24 tuổi).

Bên chén rượu, thầy cúng Chảo Duồn Liềm khề khà cho biết: “Người Dao chúng tôi quan niệm, cô dâu Tẩn Mẩy khi về nhà chồng là mang theo những điều may mắn và tốt đẹp. Vì vậy, lễ cưới này bắt buộc phải có lễ ăn hỏi, lễ rước dâu và lễ đón dâu vào nhà”.

Đoàn đón dâu nhà trai cúi chào cô dâu và nhà gái. 

Ngọt thơm rượu hoẵng của người Dao

Rượu hoẵng của đồng bào Dao đỏ Yên Bái có mùi thơm dịu nhẹ của gạo nếp nương, với loại men truyền thống làm từ vị thuốc quý.

Để làm rượu hoẵng, quan trọng nhất là phải có gạo nếp nương thơm ngon. Gạo nếp trước khi xôi phải được ngâm qua đêm, vò đãi sạch, để ráo nước cho vào chõ đồ chín. Xôi sau khi chín được đổ ra chiếc nia có rải lớp lá chuối phía dưới, đợi xôi nguội thì tiến hành lên men.

Tuy nhiên, theo những người có kinh nghiệm trong việc làm rượu hoẵng thì độ nóng nguội của xôi để lên men cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng của rượu. Xôi nếu lên men khi còn quá nóng dễ làm rượu bị chua, hoặc để nguội quá cũng không thể thành rượu được.


Rượu hoẵng được sử dụng trong những dịp lễ tết, cưới xin hay vào nhà mới. 

Da trâu muối chua - Đặc sản của người Thái Sơn La

Đồng bào Thái Sơn La thường dùng da trâu, bò để làm mặt trống, làm nẹp đập lúa. Cũng từ da trâu bò, qua bàn tay khéo léo của bà con đã trở thành một món ăn ngon, đó là món da trâu muối chua không thể thiếu trong những ngày Tết.

Nguyên liệu để làm món da trâu muối (hoặc da bò muối, thường bà con dùng da trâu để làm món này) bà con chuẩn bị da trâu miếng dày mịn, giềng giã nhỏ, gạo rang thơm giã nhỏ thành thính, một lượng tỏi bóc, ớt thái nhỏ vừa đủ, cùng các gia vị khác như đường, muối, mì chính.

Món da trâu muối chua không thể thiếu trong những ngày Tết.