23 thg 2, 2018

Hoa giấy xứ Huế khoe sắc Tết

Những ngày giáp tết Mậu Tuất về làng Thanh Tiên, du khách được sống trong một không gian tràn ngập sắc màu hoa giấy truyền thống Việt.

Hoa giấy ngũ sắc của làng Thanh Tiên vào mùa Tết - Ảnh Văn Phúc

Làng hoa giấy Thanh Tiên nằm phía hạ lưu sông Hương, cách thành phố Huế 7km, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Làng nghề có tuổi khoảng hơn 300 năm. Khi xưa, người dân làngThanh Tiên vừa làm ruộng vừa làm hoa giấy. Khoảng đầu tháng Chạp âm lịch thì cả làng tập trung làm hoa để bán chợ Tết.

Khách Tây thấy bất ngờ vì cảnh chợ hoa trên sông giữa Sài Gòn

Chợ hoa trên bến Bình Đông thu hút đông đảo người dân và du khách đến mua sắm và tham quan vào mỗi dịp Tết. 

Đã thành thông lệ, chợ hoa trên bến Bình Đông sẽ bắt đầu họp một tuần trước đêm giao thừa. Tuy nhiên, ghe thuyền từ miền Tây đã chở hoa về tập trung từ nhiều ngày trước đó. Những năm qua, đây là địa chỉ thu hút đông đảo người dân và cả du khách nhờ cảnh sinh hoạt trên bến dưới thuyền của thương lái cùng các hoạt động mua bán sôi nổi chỉ có mỗi năm một lần. 

Không khí Tết nhộn nhịp ở chợ nổi Ngã Năm

Những ngày này nếu có dịp đến Sóc Trăng, bạn hãy nhớ ghé thăm chợ nổi Ngã Năm, để được sống lại một phiên chợ Tết xa xưa. 


Chợ nổi Ngã Năm có tên gọi này là do khu chợ nằm đúng vị trí giao điểm của 5 nhánh sông đi 5 ngả: Cà Mau, Phụng Hiệp, Thạnh Trị, Long Mỹ, Vĩnh Quới. Từ thành phố Sóc Trăng đi về hướng Tây 60 km là bạn sẽ đến được với khu chợ đậm đà bản sắc sông nước này.

Do mạng lưới kênh rạch chằng chịt mà miền Tây sở hữu rất nhiều chợ nổi: Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng (Cần Thơ), Phụng Hiệp, Trà Ôn, Long Xuyên, Cà Mau... Qua thời gian đường sá được cải thiện, có khu chợ nổi đã không còn hoạt động, có chợ chuyển đổi thành du lịch hóa. Chỉ có Ngã Năm là còn nguyên vẹn, thuần chất và chưa chịu tác động của du lịch. 

Không khí Tết ở ngôi chợ Huế gần 120 tuổi

Người Huế bảo nhau rằng vào chợ Đông Ba sắm Tết hay chỉ dạo quanh chợ cũng đủ thấy một phần văn hoá đón Tết của con người nơi đây. 

Chợ Đông Ba - được hình thành từ năm 1899 dưới thời vua Thành Thái - là một trong những biểu tượng của vùng đất Cố đô, vốn quanh năm tấp nập và nhộn nhịp nay lại càng đông hơn, hối hả hơn vào những ngày giáp Tết. 

Vườn tam giác mạch rực rỡ giữa lòng phố núi Pleiku

Không cần phải vượt cả nghìn cây số đến với cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), mà ngay tại phố núi Pleiku (Gia Lai), mọi người vẫn có thể thưởng thức, check-in với những bông hoa tam giác mạch rực rỡ dịp xuân Mậu Tuất này.

Nằm giao nhau giữa đường Cách mạng tháng 8 và Tôn Thất Tùng (TP.Pleiku, Gia Lai) là một vườn tam giác mạch bung hoa rực rỡ làm mê mẩn những du khách đến tham quan. 

Vườn tam giác mạch bung hoa rực rỡ giữa lòng phố núi Pleiku 

Nơi "sơn cùng thủy tận"

Nằm tại vòng cung Tây Bắc, Lai Châu - vùng đất được xem như nơi "sơn cùng thủy tận" của đất nước - là một trong những nơi sở hữu phong cảnh hoang dã bậc nhất còn sót lại.

Kẻng Mỏ (Lai Châu) - nơi Sông Đà chảy vào đất Việt 

22 thg 2, 2018

Hòn Đỏ - điểm du xuân lý tưởng ở Ninh Thuận

Hòn Đỏ chỉ đẹp nhất vào mùa rêu xanh phủ kín từ tháng 12 đến Tết, nên nếu đi đúng dịp không chỉ săn ảnh rêu mà còn khám phá, trải nghiệm trọn vẹn cái đẹp của nơi đây.

Hòn Đỏ thuộc thôn Mỹ Nghiệp, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm thành phố khoảng 20km về hướng đông bắc.

Chuyện về những người nhặt ve chai làm nên ngôi chùa khảm miểng lớn nhất Việt Nam

Tổng quan chùa Linh Phước. Ảnh: T.H.Đ

Chai xì dầu, chai bia, chén bát bị vỡ… lẽ ra là những phế liệu, hết giá trị cần vứt đi. Thế nhưng, chúng đã được các sư thầy lượm lặt và cùng các nghệ nhân khéo léo xây nên một ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và diện tích khảm miểng lớn nhất Việt Nam.

Cần Đước níu bước lãng du - Làng nghề đóng ghe “Đỏ mũi trảng lườn” và nghề thương hồ Cần Đước

Hơn 20 năm trước, tôi đến làng nghề đóng ghe Tân Chánh (Cần Đước, Long An) với những xưởng nằm dọc bờ sông Rạch Cát.

Sau gần một ngày la cà ở làng nghề ngổn ngang những khúc cây to ngâm dưới sông vớt lên để xẻ gỗ và những bãi phơi ván đóng ghe; tắm mình trong cái hỗn độn của âm thanh cơ giới và thủ công vang khắp làng nghề, tôi cảm nhận đóng ghe là một nghề đòi hỏi phải khéo tay và chính xác đến từng li từng tí.

Đây là làng nghề lâu đời hàng thế kỷ ở Cần Đước, có tính cha truyền con nối; mỗi cơ sở đóng ghe còn có thợ cả là truyền nhân chỉ bảo, dìu dắt lớp thợ con nối nghiệp, cứ thế mà xuôi dòng thời gian tồn tại một làng nghề. Để có ghe tốt, thợ cả phải chọn cây gỗ tốt, chịu ngâm nước, có sức dẻo và bền để dễ uốn mà không gãy hay vỡ khi bị lực va chạm mạnh.

Ghe "đỏ mũi trảng lườn" Cần Đước (trông rất có uy)

Cần Đước níu bước lãng du - Trăm năm đồn Rạch Cát

Rời nhà 100 cột ở ấp Trung, xe du khách bon bon trên Đường tỉnh 826B - con đường thực dân Pháp lấy sức dân đào đắp từ năm 1891, trải bao phen “nắng bụi, mưa lầy” đến nay mới được nhựa hóa - đến ấp Long Ninh là thấy cả khối pháo đài bêtông cốt thép cực kỳ kiên cố, sừng sững trấn ải bên cửa sông Soài Rạp, cách thị trấn Cần Đước 14km. Đây là tàn tích của thực dân Pháp với tham vọng ngăn chặn làn sóng các nước khác qua biển Đông tràn vào giành thuộc địa của chúng, đồng thời ngăn chặn cả các nước qua đường biển vào giúp nước ta.

Một trong những khẩu pháo cổ tồn tại ở di tích đồn Rạch Cát

Về mặt kinh tế kết hợp quân sự, đây là nơi giao lưu hàng hóa từ miền Tây lên Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh miền Đông Nam bộ và ngược lại, đều trong tầm ngắm từ pháo đài này! Được xem là pháo đài quân sự lớn nhất nhì ở Việt Nam, đồn Rạch Cát với “sức đề kháng” có thể chống các loại đạn pháo hạng nặng; lại được trang bị các loại trọng pháo hiện đại nhất ở đầu thế kỷ XX.