25 thg 12, 2016

Nhà lợp lá cọ ở Hòa Bình nhận hai giải kiến trúc tại Mỹ

Sau khi đoạt giải thưởng vì cộng đồng của Hiệp hội tre của Mỹ tổ chức, một công trình ở Hòa Bình còn đoạt thêm giải bạc hạng mục Kiến trúc văn hóa công trình Bamboo tại Mỹ. 

Chủ nhân của công trình này là kiến trúc sư Hoàng Minh. Anh và công sự đã giành giải bạc tại hạng mục Kiến trúc văn hóa cho công trình Bamboo - Light of Empty Heart, do Hiệp hội Kiến trúc Mỹ tổ chức tại bảo tàng thiết kế Cooper Hewitt (New York, Mỹ, ngày 25/10). 

7 thg 12, 2016

Thung lũng Tình yêu nổi tiếng nhất Việt Nam

Thắng cảnh thơ mộng nhất ở Đà Lạt (Lâm Đồng) từ lâu là một trong những điểm đến thu hút đông đúc khách du lịch khi đến thành phố mộng mơ. 

Thung lũng Tình yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất Đà Lạt (Lâm Đồng), cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía bắc. 

Mùa bắt châu chấu ở ngoại thành Hà Nội

Từ loài gây hại châu chấu trở thành món ăn trên bàn nhậu và mang lại thu nhập cao cho người dân với giá 300.000 đồng một kg thành phẩm.

Những ngày này, hai bên cánh đồng dọc quốc lộ 21B đoạn Ba La đến Tế Tiêu (Hà Nội) từng đàn châu chấu (nhiều địa phương còn gọi là cào cào) xuất hiện trên ruộng lúa. Năm nay số lượng châu chấu ít hơn hẳn so với những năm trước.

6 thg 12, 2016

Hồ Con Rùa lãng mạn ra đời sau thiết kế táo bạo

"Trước 1972, khu vực hồ Con Rùa bây giờ ít ai ghé chơi cả buổi như bây giờ lắm, có một cái hồ nước trơ trọi thì có gì mà chơi". 

Hồ Con Rùa nhìn từ đường Nguyễn Đình Chiểu - Ảnh: M.C 

Ông cụ Trần Văn D. - cư dân sống từ năm 1945 trên đường Nguyễn Đình Chiểu, gần khu vực hồ Con Rùa hiện nay - bảo vậy với chúng tôi vào sáng 29-10, khi hàng trăm bạn trẻ đang tìm đến đây trong một buổi sáng cuối tuần.

28 thg 10, 2016

Xanh mát sông Diêm Điền

Ở vùng đồng trũng khá rộng giữa các xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Thiện thuộc TP.Quảng Ngãi có sông Diêm Điền chảy qua. Nơi đây từ buổi ban sơ bốn mùa ngập mặn. Sông Diêm Điền không chỉ cần mẫn dẫn nước ngọt, xả chua mặn mà còn mang vẻ đẹp tự nhiên, đầy sức hấp dẫn.

Đoạn cuối dòng sông Diêm Điền rẽ hai nhánh. Một nhánh chảy về phía đông trên phần đất xã Tịnh Hòa (nay đã bị bồi lấp nhiều). Nhánh kia vòng phía tây cánh đồng Khê Xuân, chảy tiếp xen giữa hai thôn Khê Thọ, Khê Xuân của xã Tịnh Khê, người địa phương gọi là sông Sau. Cuối cùng sông đổ ra bến neo đậu tàu Tịnh Hòa nơi cuối dòng sông Kinh.

Sông Diêm Điền. 

Lễ vào nhà mới của đồng bào Ba Na

Đối với người Ba Na, dựng nhà là một việc lớn và cần nhờ đến nhiều công sức của bà con trong buôn, làng. Mọi người chung sức, đồng lòng, tương trợ nhau để hoàn thành ngôi nhà. 

Ngôi nhà được hoàn thành xong không chỉ là niềm vui của gia chủ mà cả buôn làng. Ngày gia chủ dọn về cũng là ngày khánh thành nhà mới. Nhà nghèo cúng lợn, gà, nhà giàu cúng trâu để tạ ơn và làm lễ lên nhà mới. 

Trước khi làm lễ cúng, người ta bôi tiết lợn lên các cây nêu và các đồ trang trí để cúng.

Lễ Pơ Kong-Nét đẹp văn hóa truyền thống Bahnar

Mỗi lần về thăm nhà là lại được chứng kiến niềm vui của gia đình cũng như các sự kiện của buôn làng gần xa. Lần này về cũng vậy, tôi được tham dự lễ Pơ Kong ở nhà ông Y Thương, bà Nay Nhoa là ông bà ngoại của cô dâu tại làng Kto (xã Kon Gang, huyện Đak Đoa, Gia Lai). Đây là lễ trao còng đồng của cô dâu, chú rể khi chính thức đồng ý lấy nhau và có sự chứng giám của gia đình, dân làng và thần linh.

Vào ngày này, gia đình, bà con hai họ cũng như dân làng đều đến chia vui trong không khí vui mừng cho hạnh phúc cho đôi bạn trẻ. Ngoài tính cộng cảm mọi người còn chia sẻ với chủ nhà nắm gạo, cái ghè, con gà, bó rau… tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình.

Lễ Pơ Kong của chú rể Huk, cô dâu Y Nhung. Ảnh: Y.P 

Lễ cầu mưa của người Chăm ở Vân Canh

Lễ cầu mưa của người Chăm H’roi ở thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh (Bình Định) thường được tổ chức vào những ngày đầu tháng 2 âm lịch. 

Từng gia đình có thể làm lễ riêng trên rẫy của mình hoặc cùng nhau góp lễ để cả làng làm chung. 

Để chuẩn bị cho lễ cầu mưa, dân làng cùng đóng góp lễ vật 

Lễ diễn ra tại trung tâm của làng. Tất cả người dân trong làng đều phải có mặt. Đại diện cho từng gia đình đến chạm tay và khấn vái trước lễ vật để được thần linh phù hộ. Lễ vật gồm có: 2 con gà trống, 2 ché rượu, 1 vòng sáp ong, 1 chén gạo… 

27 thg 10, 2016

Uy thiêng chùa Cũ (BôKemarik Kalabôprik Sang Chrova)

Trong không khí mát mẻ đầy bóng cây sao trên diện tích 5.000 mét vuông, thượng tọa Thạch Đom Ra, trụ trì chùa Cũ (tọa lạc tại xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) kể lại “…Ngôi chùa này đã có gần 470 năm tuổi với nhiều câu chuyện bi hùng, nhất là những dấu vết chiến tranh tàn phá vẫn còn in đậm chốn tôn nghiêm…”. 

Chùa Cũ có tên tiếng Khmer là BôKemarik Kalabôprik Sang Chrova, được xây dựng vào khoảng năm 1648, trong khuôn viên rộng rãi, thông mát nằm cạnh tuyến đường từ xã Trà Côn đến ngã ba Vĩnh Xuân – Hựu Thành (huyện Trà Ôn).

Chùa Cà Săng, cảnh đẹp Vĩnh Châu

Chùa Cà Săng (Vĩnh Châu) là một trong những ngôi chùa Khmer có nhiều công trình kiến trúc nổi bật mang đậm bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ.

Chùa vốn có pháp danh là chùa Sêrây Cro Săng (có nghĩa là Ánh bình minh của cây bần thăng), chùa có vị trí nằm cách trung tâm thị xã Vĩnh Châu chừng 2 cây số về hướng đông bắc (đường về cầu Mỹ Thanh 2), thuộc ấp Cà Săng, phường 2 (trước đây là xã Vĩnh Châu).

Theo các cụ cao niên ở đây kể: “Trước kia tại gò đất này có nhiều cây bần thăng mọc hoang, một loại cây cao lớn giống như cây gáo (hiện nay được dùng làm cây kiểng vì cây dễ uốn cong để tạo dáng), người Khmer thường dùng trái nấu canh chua, vì trái có vị chua thanh”.