5 thg 4, 2016

Ở làng nghề thúng chai

Thôn Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An) có khoảng 40 hộ với trên 120 lao động đang nỗ lực duy trì nghề làm thúng chai truyền thống. 

Vót nan 

4 thg 4, 2016

Lễ hội cầu mùa – nét văn hóa đặc sắc của người Dao, Yên Bái

Lễ hội cầu mùa đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong phú đời sống tinh thần của đồng bào Dao (Yên Bái).

Thầy cúng làm lễ, lấy nước phun vào lúa ngô với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, ngô nặng hạt, lúa trĩu bông. Ảnh: baotintuc

Lễ cầu mùa được đồng bào Dao nơi đây duy trì từ nhiều đời nay và dần trở thành bản sắc văn hóa của dân tộc. Lễ cầu mùa được tổ chức hằng năm tại gia đình có uy tín, gia đình thu hoạch được nhiều thóc, nhiều ngô nhất trong năm và đã được lựa chọn từ trước. Lễ vật dâng cúng các vị thần trong lễ cầu mùa thường có lợn, gà, lúa, ngô...

Ngôi nhà nguyện theo kiểu nhà rường hơn 200 năm

Ẩn khuất dưới những hàng cây cao tỏa bóng mát, người đi đường dễ bị thu hút bởi tòa nhà kiến trúc Pháp cổ to lớn trong khuôn viên của tòa Tổng Giám mục Sài Gòn - ngôi biệt thự đầu tiên của Sài Gòn.
Bên trong đó có một ngôi nhà nguyện nhỏ bằng gỗ và mái ngói mà ít người biết. Đã hơn 200 năm dõi bóng thời gian, ngôi nhà nguyện đó chính là ngôi nhà cổ nhất của đất Sài Gòn - Gia Định.

Một lần đến thăm nhà nguyện tòa Tổng Giám mục, khách tham quan dễ nhận thấy dù đây là một công trình tôn giáo nhưng nhà nguyện hướng về phía nam theo phong cách dân dã “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam”. Nhà làm theo kiểu ba gian, hai chái nhưng gian giữa để thờ cúng bao giờ cũng có diện tích lớn nhất.

3 thg 4, 2016

Biên Hòa với vua Quang Trung

1.
Như nhiều người Việt Nam, vua Quang Trung là thần tượng của tui.

Tui tới Biên Hòa sống hơi muộn, khi đã 24 tuổi. Vô tư, chả nghĩ ngợi gì, khi trò chuyện với bạn bè là dân Biên Hòa cố cựu có những khi tôi tỏ lòng ngưỡng mộ vua Quang Trung, mặc nhiên cho rằng người ta cũng giống như mình. Ngạc nhiên thay, một lần, rồi nhiều lần, tôi có cảm giác rằng người Biên Hòa không yêu kính vua Quang Trung như mình. Thường thì họ không tỏ ra hào hứng ca ngợi vua Quang Trung như tui, chỉ lặng lẽ nghe thôi, cá biệt có một vài người đưa ra những lý lẽ để phản bác.

Dần dà, tìm hiểu lịch sử, tui lờ mờ đoán ra nguyên do. Đất Biên Hòa được lập nên là do các chúa Nguyễn. Thời Nguyễn Ánh bôn ba chinh chiến với nhà Tây Sơn thì Biên Hòa - Cù lao Phố là hậu phương vững chắc, là cơ sở kinh tài ủng hộ cho chúa Nguyễn. Từ đầu đến nửa cuối thế kỷ 18, Cù lao Phố ở Biên Hòa là trung tâm thương mại lớn nhất phương Nam. Thế nhưng năm 1776 và 1777 quân Tây Sơn đã tàn phá Cù lao Phố nhằm triệt hạ đầu mối cung ứng vật chất cho Nguyễn Ánh. Các thương gia người Hoa dắt díu nhau chạy về vùng Sài Gòn - Gia Định, lập nên Chợ Lớn. Cù lao Phố điêu tàn từ đó.

Long An, mùa nhổ đậu phộng

Chúng tôi theo con đường nhựa từ trung tâm thị trấn Đức Hòa, qua các xã Đức Hòa Thượng, Đức Hòa Hạ, Hòa Khánh Đông, Hòa Khánh Nam... và "sa vào" vùng đất có danh với thương hiệu đậu phộng Đức Hòa. 

Người phụ nữ tuốt đậu phộng trên ruộng - Ảnh: Trân Duy 

Đi qua một đoạn nhà thưa, đồng trống, anh bạn phát hiện những bụi cây được nhổ chất cao trên cánh đồng. Đây đó những người phụ nữ đang ngồi cắm cúi bên những chiếc dù và chòi che nắng được làm bằng những bụi cây vừa nhổ trông thật lạ mắt.

Hùng vĩ Đắk G’lun

Từ độ cao 58m, hai dòng nước lớn đổ một góc 90 độ từ đỉnh thác xuống những tảng đá phủ đầy rêu xanh giống như mái tóc mượt mà của nàng tiên khoe sắc giữa chốn rừng xanh, núi thẳm… 

Một góc chân thác Đắk G’lun - Ảnh: Tiến Thành 

Khoảnh khắc ấy khiến chúng tôi choáng ngợp trước sự hùng vĩ của thác Đắk G’lun (xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, Đắk Nông), một trong những thác nước đẹp và cao nhất Tây nguyên.