20 thg 2, 2016

Nhớ cơm gạo đỏ

Vùng miền núi Phú Yên có các giống lúa ngắn ngày như cúc lùn, cúc rằn, to đá, ba trăng... đều cho gạo đỏ thơm ngon.
Nhiều người sinh ra và lớn lên ở vùng đất này đã được ăn loại gạo ngon này nhiều năm liền trong đời. Tuy nhiên, bây giờ, gạo đỏ không còn nhiều như trước nữa. Trong trí nhớ của những người con xa quê năm nào vẫn còn phảng phất đâu đó mùi thơm của nồi cơm gạo đỏ mỗi khi nhớ về quê nhà. 

Các loại lúa trên được trồng trỉa trên nương rẫy. Thường vào tháng bảy âm lịch, khi trời mưa xuống thì nông dân gieo lúa. Lúa từ khi trồng đến khi lớn lên cho hạt đều nhờ nước trời, nông dân không bón phân cũng chẳng phun thuốc. Cuối tháng mười đầu tháng mười một âm lịch lúa chín. Mùa lúa rẫy chín cũng là mùa rộn ràng tất bật của cả xóm thôn. Lúa được cắt, chất thành từng đống to trong các chòi trại tại rẫy. Hồi ấy không có máy tuốt nên người dân phải dùng chân đạp, mỗi lần đạp hai bó, hết lượt này đến lượt khác, đạp đến khi nào xong lúa thì thôi. 

Cơm gạo đỏ ăn với cá khô - Ảnh: Tuy An 

Ngon khó quên củ hũ dừa miền Tây

Tôi đã thưởng thức một bữa tiệc củ hũ dừa đúng nghĩa khi có dịp về thăm nhà bạn ở Sa Đéc, Đồng Tháp.

Để có món ăn củ hũ dừa, người ta phải hạ một cây dừa bằng chiếc cưa máy, chứ không phải bằng cái rìu như tôi hình dung. 

Nhà Đốc phủ Hải: Phim trường sống động, công trình kiến trúc độc đáo

Nhà “Đốc phủ Hải” không chỉ là nơi thu hút các bậc trí thức, học giả; cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến cơ sở; học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh đến tham quan, du khảo… còn là nơi lý tưởng cho giới điện ảnh tái hiện lại một giai đoạn lịch sử, cuộc sống người dân vùng Nam bộ.

NHƯ MỘT PHIM TRƯỜNG

Có lẽ hiếm có nơi nào ở Tiền Giang được nhiều nhà làm phim trong nước, các đài truyền hình quan tâm, chọn bối cảnh để quay phim như Nhà Đốc phủ Hải. Đó là không gian dễ tái hiện lại thời điểm lịch sử, cuộc sống của người dân Nam bộ ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Toàn cảnh nhà Đốc phủ Hải.

19 thg 2, 2016

Miếu Võ Quốc Công ở Gò Công - Tiền Giang

Miếu Võ Quốc Công chính là miếu thờ Võ Tánh, một bậc công thần - danh tướng của nhà Nguyễn. Để biết về miếu này, không gì bằng đọc bài viết sau đây từ website của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Cục công tác phía Nam:

Giá trị văn hóa của Miếu Võ Quốc Công tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang

Những năm gần đây, nhiều lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa được phục hồi đã góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Như nhiều địa phương khác, nhân dân ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng Miếu thờ Võ Quốc Công Hầu từ năm 1801 khi Ông tuẫn tiết theo thành Bình Định do không đủ sức ngăn cản bước tiến của quân thù.


Hậu duệ cây Bồ Đề thiêng của Phật tổ trồng ở Vũng Tàu

Trong khuôn viên Thích Ca Phật Đài (Vũng Tàu) trồng cây Bồ Đề có gốc từ cây mà Đức Phật ngồi thiền và giác ngộ.

Nằm trên sườn phía bắc của núi Lớn (còn gọi là núi Tương Kỳ), Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng tọa lạc tại số 608 đường Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu. Nơi đây được giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đánh giá là vùng đất đắc địa tụ kết khí thiêng, có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lại thuận tiện giao thông đi lại cho chư tăng, Phật tử thập phương hành hương. Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên đã tạo nên sức hấp dẫn cho Thích Ca Phật Đài. 

Thăm “đất thép” Củ Chi

Củ Chi được mệnh danh là “đất thép”, là nơi ghi dấu anh hùng trong cuộc kháng chiến cứu nước của người dân Sài Gòn - Gia Định.

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ nằm trong lòng đất ở huyện Củ Chi - ngoại thành TP Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 70km về phía Tây Bắc. Công trình này được thực hiện trong hai giai đoạn: Kháng chiến chống Pháp (1946-1948) và kháng chiến chống Mỹ (1961-1965). Đây là vùng ven Sài Gòn xưa, còn khá hoang vu với những cánh rừng rậm rạp.