10 thg 2, 2016

Bàn thờ tổ tiên ngày tết của người Sài Gòn

Cứ mỗi độ xuân về, tết đến, bàn thờ tổ tiên trong căn nhà của người Việt Nam là nơi được chưng dọn rực rỡ và tôn kính nhất. 

Bàn thờ tổ tiên của người Sài Gòn - Ảnh tư liệu 

Người Sài Gòn cố cựu là thế hệ con cháu của thế hệ người Việt Nam gốc miền Trung vào Nam khai phá từ thế kỷ 17 đã có tập quán bài trí bàn thờ tổ tiên mang dấu ấn quê xưa.

Bánh thuẫn xứ Quảng tất bật vào xuân

Những ngày cận tết, các làng nghề làm bánh thuẫn ở Quảng Nam (một loại bánh đặc trưng vào dịp tết đến xuân về) lại tất bật sản xuất để bán phục vụ tết cổ truyền. 

Công việc của thợ làm bánh rất vất vả vì ngồi cả ngày bên lò nướng - Ảnh: LÊ TRUNG 

Huyện Thăng Bình là nơi được xem có nhiều cơ sở, làng nghề làm bánh thuẫn nhiều ở xứ Quảng. Khi chúng tôi ghé cơ sở sản xuất bánh thuẫn Nhâm Bình (thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình), hàng chục nhân công đang tất bật cho những mẻ bánh tết.

Chuyện về Lũy Bán Bích và người đầu tiên quy hoạch Sài Gòn

Lũy Bán Bích được Nguyễn Cửu Đàm chỉ huy xây năm 1772 để bảo vệ Sài Gòn - Gia Định, đặt nền móng cho việc quy hoạch một thành phố hiện đại sau này.

Nguyễn Cửu Đàm (không rõ năm sinh) - danh tướng và cũng là nhà doanh điền thời chúa Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông là con trai thứ năm của Chánh thống cai cơ Nguyễn Cửu Vân. Thời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777), ông làm võ quan với hàm Hữu quân Phó tiết chế, tước Đàm Ưng hầu.

Sau khi chiếm Chân Lạp, tháng 10/1771 vua Xiêm La đem hai vạn quân thủy, bộ kéo sang vây đánh thành Hà Tiên. Quan tổng binh Mạc Thiên Tứ không giữ được phải rút chạy. Trước tình hình đó, năm 1772, chúa Nguyễn Phúc Thuần sai Chưởng cơ Nguyễn Cửu Đàm làm Khâm sai Thống suất đốc chiến và Cai bộ dinh Quảng Nam Trần Phước Thành làm Tham tán đem 10.000 quân thủy bộ và 30 chiến thuyền đi đánh quân xâm lấn. Quân Xiêm nhanh chóng bị đánh khỏi Hà Tiên.

Thừa thắng, Cửu Đàm đưa quân theo đường Tiền Giang phối hợp với các cánh quân khác tiến đóng giữ Châu Đốc rồi lên Nam Vang (Phnompenh) đánh đuổi quân Xiêm La giúp vua Chân Lạp Nặc Tôn trở về nước. Sau cuộc tiến binh thắng lợi, Nguyễn Cửu Đàm cho quân rút về Gia Định giúp chúa Nguyễn củng cố các thành lũy, đặt các quan Cai cơ, Ký lục trông coi việc trấn giữ. 

Bán Bích cổ lũy trên bản đồ Gia Định 1815 do Trần Văn Học vẽ (dưới Tổng Dương Hòa Thượng). Ảnh tư liệu 

9 thg 2, 2016

Nồng nàn canh chua cá dìa, cá dò vò lá me non

Canh chua gần như món truyền thống của người Việt. Mỗi miền mỗi khác, tận dụng những cây trái quanh mình để tăng độ ngon của tô canh nóng hổi.
Với người Ninh Hòa, thường thì cái nào ra cái đó. Đắng phải đắng nghét, chua thì chua lè, ngọt phải ngọt lịm, cay thiệt xé họng, còn mặn luôn chát chúa. Nên canh chua thường rất chua, không ngọt như người miền Nam hay nấu. 

Lạ ghê, trời càng nóng, canh chua càng ngon mới ác. Một chén cơm, hai chén cơm, ba chén cơm vẫn chưa thấy đã. 

Hình như bất kì cá, thịt, cây cỏ nào, qua bàn tay tài hoa của các dì, các mẹ, đều có thể trở thành tô canh chua quyến rũ. Với mỗi loại thịt, cá đồng hay cá biển, tùy từng mùa mà họ chọn me trái, lá me, lá giang hay khế cho phù hợp. Còn không sẽ trớt quớt thấy ghê. 

Náo nức phiên chợ Tráng Kìm những ngày giáp Tết

Những ngày giáp Tết, cao nguyên đá dường như trở nên nhộn nhịp và tràn đầy sắc màu với buổi chợ phiên đông đúc người mua kẻ bán, rộn thành bao thanh âm.
Bên dòng sông Tráng Kìm, khu chợ Đông Hà họp mỗi sáng thứ năm hàng tuần, tấp nập và đầy dư vị. 

Chợ Đông Hà (còn gọi là chợ Tráng Kìm) thuộc thôn Tráng Kìm, xã Đông Hà, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Phiên chợ chính họp vào buổi sáng thứ 5 và họp một phiên phụ vào sáng Chủ nhật. Chợ họp từ lúc tờ mờ sáng cho đến hết buổi trưa. 

Gian hàng bán đồ nhựa với nhiều màu sắc. Hầu hết ai đi chợ đều sắm sửa cho gia đình những vật dụng cần thiết chuẩn bị cho những ngày Tết no ấm. 

Đặc sản bánh tráng cuốn Yên Minh

Đến với Yên Minh (Hà Giang) bạn không chỉ được “chiêu đãi” bởi những đồi thông vi vút gió ngàn mà còn có cơ hội được thưởng thức một bữa sáng thú vị với món ăn vừa lạ vừa quen – bánh tráng cuốn cùng nước xương ninh nhừ. 

Thị trấn Yên Minh bé nhỏ nằm lặng lẽ trong lòng núi với quán bánh cuốn nóng duy nhất nằm bên đường. Cô bán hàng vẫn đang miệt mài tráng bánh trong cái lạnh của mùa đông xứ đá 

Ngôi nhà 3 thế kỷ

Một góc ngôi nhà 3 thế kỷ - Ảnh: Hoàng Phương 

Nghe nói ở Cái Bè (Tiền Giang) có ngôi nhà xưa 155 tuổi, chúng tôi tìm đến nơi nhưng vừa tới cửa thì chủ nhà nói: 'Lâu lắm rồi nhà tôi không tiếp khách, kể cả khách Nhật và sinh viên tới tham quan, vì đã 2 lần bị mất trộm'. 

Nằm cạnh con rạch Nước Trong rợp bóng cây xanh thuộc ấp Hòa Phúc, xã Hòa Khánh, H.Cái Bè, ngôi nhà xưa của ông Trần Quang Mẫn tọa lạc giữa khu vườn rộng 
15.800 m2.

Ngôi nhà 56 cột hơn 100 tuổi

Nội thất độc đáo trong ngôi nhà - Ảnh: Hoàng Phương 

Nằm lọt thỏm dưới chân cầu Ông Văn (ấp Bình An, xã Đăng Hưng Phước, H.Chợ Gạo, Tiền Giang), nhìn bề ngoài ngôi nhà không có vẻ gì cổ kính nhưng vào trong mới thấy nội thất đậm nét của ngôi nhà Việt xưa. 

Theo lời ông Lâm Đăng Phát, ngôi nhà này có từ thời ông sơ của ông. Đến đời ông cố là Lâm Văn Tuyên xây dựng lại. Bấy giờ, ông Tuyên là cai tổng nên ngày tân gia có nhiều quan khách tặng hoành phi, liễn đối. Căn cứ vào đôi liễn đối ghi năm 1911, có thể đoán đây là năm ngôi nhà được đưa vào sử dụng. Hiện nay, ông Phát là người quản lý, gìn giữ ngôi nhà. 

Lóc thịt, nhồi bông cá hiếm làm mẫu vật

Con cá nhám voi dạt vào bờ biển thuộc xã Vạn Thắng, H.Vạn Ninh (Khánh Hòa) hồi cuối tháng 1.2016 - Ảnh: Trần Công 

Dịp Tết, PV Thanh Niên đã đến Viện Hải dương học tìm hiểu về công tác thực hiện các mẫu vật.
Cuối tháng 1.2016, thông tin Viện Hải dương học (Nha Trang) đưa một con cá nhám voi “khủng” dạt vào bờ biển thuộc xã Vạn Thắng, H.Vạn Ninh (Khánh Hòa) về bảo quản, làm mẫu vật để phục vụ công tác nghiên cứu cũng như trưng bày, đã kích thích trí tò mò của nhiều người. 

Tại Viện Hải dương học có một khu vực thu hút rất đông khách tham quan là Bảo tàng Hải dương học. Khách tham quan đến thăm “Đại dương trong bảo tàng” này đều ấn tượng trước nhiều mẫu vật sống động. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, để có những mẫu vật như thế, các nhà khoa học đã phải thực hiện nhiều công đoạn phức tạp. 

7 thg 2, 2016

Nhà gỗ Vĩnh Long lên phim

Ngôi nhà của ông Huỳnh Kim Tiến - Ảnh: Hoàng Phương 

Ở khu du lịch sinh thái - nhà xưa H.Long Hồ, ngôi nhà của ông Huỳnh Kim Tiến là công trình được thực hiện công phu đạt đến độ hoàn chỉnh về kết cấu và có quy mô khá lớn trong số nhà gỗ xưa ở Vĩnh Long. 

Nằm bên cạnh rạch Ông Me thuộc ấp Phước Ngươn A (xã Phước Hậu, H.Long Hồ, Vĩnh Long), ngôi nhà của ông Tiến tọa lạc giữa khu vườn rộng hơn 1,2 ha.