9 thg 10, 2015

Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn

Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn tọa lạc tại phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Lễ cung hiến nhà thờ Chính tòa giáo phận Lạng Sơn được tổ chức ngày 2/10/2004.

Nhà thờ có diện tích 700 mét vuông, bề ngang nội thất dài 25 mét và bề dài 20 mét, được xây dựng mang nét văn hóa Á Ðông và theo kiểu đền làng và nhà ngang của dân tộc được tô điểm bằng những hoa văn theo văn hóa dân tộc Tày, Nùng, Dao và phỏng theo những sinh hoạt đời sống của người dân vùng Lạng Sơn.

Trước đây, nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn còn có tên gọi là Cửa Nam vì từ năm 1895, Tòa Giám mục Bắc Ninh đã gởi một linh mục lên vùng Lạng Sơn lập một nhà nguyện tại khu phố Văn Miếu nằm gần kề Cửa Nam này. Lúc đó Giáo phận có chừng 50 giáo dân từ miền xuôi lên lập nghiệp.

Nhà thờ Chính tòa Thanh Hóa

Nhà thờ Chính tòa Thanh Hóa tọa lạc tại 232A đường Trường Thi, TP Thanh Hóa..

Nhà thờ do linh mục Bourlet Độ xây từ năm 1926 tới 1930.

Nhà thờ gồm mười gian với chiều dài 44 m, rộng 16 m, cao 13 m. Tháp nhà thờ cao 25 m, trên tháp nhà thờ treo hai quả chuông kéo, chuông lớn mang tên Thánh Anna do trường Thánh Anna của thành phố Montlucon (Pháp) tặng và chuông nhỏ hơn do Hội Thừa Sai Paris Hải ngoại (M.E.P) tặng.

Nhà thờ Chính tòa Thái Bình

Nhà thờ Chính tòa Thái Bình tọa lạc tại số 8 Trần Hưng Đạo, P. Lê Hồng Phong, TP Thái Bình.

Nhà thờ Chính tòa cũ được xây dựng từ năm 1906, đã được trùng tu hai lần dưới thời Đức cha Đaminh Đinh Đức Trụ do cha Giuse Mai Trần Huynh là quản xứ Thái Bình thực hiện; một lần dưới thời Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang do cha Giêrônimô Nguyễn Văn Đạo thực hiện. Nhà thờ chính tòa được xây bằng các vật liệu kém là gạch thủ công, cát đào đồng nội với vôi nung gia công, không có bê tông cốt sắt. Trần nhà thờ được thiết kế bằng các chất liệu vôi vữa, rơm tre. Toàn bộ các xà cong được treo bởi các gông bằng gỗ; xà trần và các đầu mộng các xà vòm vì tuổi thọ quá dài nên đã bị mục nát, dù đã khôi phục bằng những dây thép buộc chằng chịt, nay đến ngày sụp đổ. Toàn bộ mái nhà thờ gồm hoành, rui, gỗ và ngói được dựa trên các xà ngang bằng hai thanh sắt chữ I, đã mục nát; quá nhiều lần sửa chữa đã phải dùng giây thép và ốc bulông vít lại, trận bão năm 1997 đã làm nhiều xà bị gãy, toàn bộ lan can bị vỡ nát do tình trạng thụt lún của nhà thờ.
Nhà thờ Chính tòa Thái Bình hiện nay

8 thg 10, 2015

Dấu ấn thời gian nơi nhà thờ Chính tòa Phủ Cam

Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, xây rồi phá, phá rồi xây nhưng vẻ đẹp trong lối kiến trúc của nhà thờ chính tòa Phủ Cam vẫn luôn hiện hữu, thách thức với thời gian.

“Sinh ra” trên mảnh đất được xem là trung tâm văn hóa Phật giáo, cổ kính, thâm trầm, dường như nhà thờ Chính tòa Phủ Cam (thường gọi tắt là nhà thờ Phủ Cam/Phú Cam) đã mang trong mình chút lạc lõng và nổi bật với vị trí ngay giữa lòng thành phố Huế. Cũng chính sự khác biệt đó là nguồn cơn cho những trắc trở trong hành trình gìn giữ và kiếm tìm diện mạo của nhà thờ này.

Gian nan hành trình kiến tạo

Được xây dựng lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XVII, nhà thờ Phủ Cam được xem là giáo đường lớn và lâu đời nhất của cố đô. Lần đầu tiên, vào năm 1682, Linh mục Langlois (1640 - 1770) cho xây dựng nhà nguyện Phủ Cam bằng tranh tre tại xóm Đá, ở sát bờ sông An Cựu. Nhưng, sau đó chỉ 2 năm, vì có được hoàn cảnh và điều kiện thuận lợi, cho nên chính vị Linh mục này đã cho triệt giải nhà nguyện đơn sơ ấy và mua đất trên đồi Phước Quả để xây dựng một nhà thờ bằng đá kiên cố và to lớn hơn. Bấy giờ, nhà thờ quay mặt về hướng tây (tức là phía ga Huế ngày nay). Dù đó là một công trình kiến trúc được mô tả là rất chắc chắn và "chưa từng có ở xứ này, được nhà vua (tức là chúa Nguyễn Phúc Tần) và quan lại thán phục", nhưng đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), vào năm 1698, ngôi nhà thờ ấy đã bị triệt giải hoàn toàn.

Nhà thờ Phủ Cam đầu thế kỷ XX (Ảnh: Internet).

Chắt chắt và ốc xào bên bờ sông Thạch Hãn

Chắt chắt ăn kèm bánh tráng giòn tan hay ốc xào với mùi nước cốt dừa thơm đặc trưng là món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến thành cổ Quảng Trị.

Ngay cung đường ven sông Thạch Hãn thuộc thị xã Quảng Trị có những quán ăn vặt bán chắt chắt xào hay ốc xào dừa đậm đà vị cay nồng khó quên.

Chắt chắt xào

Cái tên chắt chắt chắc hẳn sẽ gây một sự tò mò cho du khách. Chắt chắt cùng họ với ngao, hến nhưng nhỏ hơn, thường xuất hiện nhiều vào mùa hè. Chúng sống ở nước lợ trộn lẫn trong cát. Ở vùng nước sâu, người ta dùng cào, đứng trên thuyền để xúc. Ở vùng nước cạn, chỉ cần xắn quần ngang đầu gối rồi dùng tay là có thể cào được chắt chắt.

Chắt chắt được đem về ngâm nước vo gạo để nhả hết bùn. Sau đó chà xát thật sạch vỏ chắt chắt rồi đổ vào nước đang sôi, dùng đũa khuấy đều để tách ruột. Dùng rổ đãi như đãi gạo là lấy được phần ruột (nước luộc chắt chắt để thật lắng rồi lọc, đem nấu canh hoặc nấu cháo sẽ rất ngọt.) 

Chắt chắt xào là món ăn vặt rất thú vị khi đến Quảng Trị. 

Mùa hạt dẻ về

Mùa này nếu có dịp lên vùng cao Tứ Sơn (Lục Nam, Bắc Giang), bạn sẽ có trải nghiệm thú vị: cùng bà con nơi đây nhặt những hạt dẻ đen nhánh, đặc sản từ những cánh rừng bạt ngàn. 

Bạt ngàn cánh rừng dẻ - Ảnh: Hoàng Hân 

Khu vực Tứ Sơn bao gồm 4 xã Vô Tranh, Trường Sơn, Bình Sơn, Lục Sơn, là một trong những xã vùng cao của tỉnh Bắc Giang.

Địa hình chủ yếu là đồi núi, cuộc sống còn muôn vàn khó khăn nhưng từ những mảnh đồi cằn cỗi, thiên nhiên đã ưu đãi cho mảnh đất này những sản vật ít nơi nào có được, những sản vật mang đậm hương vị nắng gió vùng cao.

Khám phá rừng ngập mặn Rú Chá

Rú Chá (làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) là khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn lại trên phá Tam Giang.

Rú Chá là khu rừng ngập mặn nguyên sinh của vùng phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế) 

Rú Chá cách trung tâm TP.Huế chừng 15 km. Bạn theo đường quốc lộ 49 rẽ trái qua đập Thảo Long là đến Rú Chá. Đứng ở trên đường lộ hướng về xã Hương Phong, bạn sẽ thấy Rú Chá hiện lên với những cụm cây bên phá như che chắn sự xâm nhập của nước mặn.

7 thg 10, 2015

Dấu tích miệng núi lửa cổ ở vùng biển Bình Châu

Miệng núi lửa rộng 30 m2, rạn san hô cộng sinh dày đặc trên các đảo đá trầm tích... khiến vùng biển Bình Châu (Quảng Ngãi) được ví là Di sản địa chất hiếm hoi thế giới.

Dấu tích miệng núi lửa cổ rộng khoảng 30 m2 sát mép biển ở mũi Ba Làng An (xã Bình Châu). Tiến sĩ Phạm Quốc Quân - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia cho hay, việc phát hiện dấu tích miệng núi lửa này tạo nên nét đặc biệt hiếm có ở vùng biển đảo Việt Nam. 

Khám phá những thác nước tuyệt đẹp ở Hòa Bình

Tiết trời mùa Thu mà vẫn nóng oi ả, chúng tôi quyết định rời Hà Nội ngược lên Tây Bắc khám phá núi rừng, suối thác. Hòa Bình là tỉnh cửa ngõ phía Tây Bắc giáp Hà Nội có nhiều thắng cảnh đẹp. Đến với Hòa Bình, ngoài việc lang thang quanh các bản nhỏ ở Mai Châu, đi thuyền ngược sông Đà… thì giờ đây du khách không thể bỏ qua những ngọn thác đẹp hoang sơ, hùng vĩ ở mảnh đất này.

Tưng bừng khai hội đền Đồng Bằng ở Thái Bình

Đây là lễ hội tứ phủ lớn trong vùng, là dịp tập hợp lớn nhất của các ông đồng, bà cốt từ khắp mọi miền về tụ hội.

Ngày 2/10/2015, tức 20/8 âm lịch, tại xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, (tỉnh Thái Bình), Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quỳnh Phụ phối hợp với chính quyền xã An Lễ tổ chức Lễ khai hội Đền Đồng Đồng Bằng. 

Tưng bừng khai hội đền Đồng Bằng ở Thái Bình. 

Đã thành thông lệ, hàng năm đền Đồng Bằng khai hội vào ngày 20/8 (âm lịch), tại Đền Đồng Bằng xã An Lễ, Quỳnh Phụ, là nơi thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người có công lớn trong việc bình thục giữ nước và chiêu dân lập ấp xây dựng giang sơn xã tắc từ buổi sơ khai.