24 thg 1, 2013

Lên xứ Mường uống rượu hang đá

Nếu đến xứ Mường, bạn hãy một lần ghé thăm, uống rượu ngô Cốc Ngù được “luyện” trong hang đá Mã Tuyển. Thật khó quên! 



Rượu “luyện” sâu trong lòng hang - Ảnh: H.THẢO

Từ thành phố Lào Cai, theo quốc lộ 4E trải nhựa, qua 50km trập trùng nương dứa, đồi chè, những triền ruộng bậc thang thấp thoáng dưới tán samu xanh ngắt và những bản làng người Mông, người Dao nằm trong bảng lảng sương mù, chúng tôi đến thị trấn cổ Mường Khương. Nằm trên độ cao 1.500m so với mực nước biển, thị trấn cổ gọi theo tiếng địa phương là “Mưng Khảng”, có nghĩa “cột thép chống trời”, nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi nhọn như răng cưa bao quanh như thành lũy. Vẫn còn khá nhiều những ngôi nhà đá lợp ngói máng rêu mọc xanh rì. Nhịp sống cư dân trầm lặng pha chút u tịch miền sơn cước, in rõ dấu tích miền đất cổ xưa có tên gọi xứ Mường.


Hội xuân Say Sán ở Sín Chéng

Có một lễ hội mùa xuân ở rất sâu sau những dãy núi cao, nơi đầu nguồn sông Chảy, nơi sa mộc reo vi vu trên những đỉnh đồi gió lộng, nắng lấp lánh trên những chiếc ô màu và chân váy căng phồng của người Mông ở Simacai. Xuân về, bạn hãy cùng chúng tôi đi “say sán” ở Sín Chéng (Simacai, Lào Cai).


Hội xuân Say Sán đông vui và đầy màu sắc - Ảnh: Việt Nguyễn

Người dân tộc thiểu số ở các vùng đất khác nhau có nhiều cách gọi tên cho lễ hội đón xuân: người Tày ở Tây Bắc xuống đồng vui hội Lồng Tồng, người Mông ở Pha Long, Sa Pa chơi hội gầu tào thì người Mông, Tày, Nùng ở Sín Chéng vui hội Say Sán, theo tiếng địa phương có nghĩa giản đơn là “đi chơi núi”.


Thịt lợn muối chua truyền thống xứ Mường


Ngày thường gia đình người Mường nào cũng có vài ống thịt chua, nhưng dùng phổ biến nhất vẫn là dịp có khách đến chơi nhà. Món ăn bình dị đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ Mường (Thanh Sơn, Phú Thọ).


Thịt lợn muối chua, tinh hoa của ẩm thực xứ Mường - Ảnh: Thảo Nga

Ấn tượng ban đầu khi khách tới nhà là được người dân địa phương nơi đây bê ra một mâm thịt lợn muối chua và một rổ lá, khi ăn phải dùng tay cuộn lá với thịt. Khách phương xa tới chơi cũng không thật khó đoán ra được đây là món ăn truyền thống của người dân địa phương nơi đây.


Bánh tai Phú Thọ

Nếu xuất phát từ Hà Nội bạn chỉ mất 2 giờ để tới thị xã Phú Thọ và có thể tham quan các phiên chợ quê, ngắm những bãi đá bên bờ sông Hồng và đặc biệt, thưởng thức món bánh tai nổi tiếng ở vùng quê này.


Bánh tai - Ảnh: CTV

Món bánh tai vốn là một thứ quà ăn sáng của người dân quê thị xã Phú Thọ. Vào sáng sớm đã có thể bắt gặp những gánh hàng của các bà các mẹ gánh ra chợ bán. Món bánh dân dã khá đắt hàng nên nếu chỉ đi muộn một chút thôi là bạn có thể bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức.

Món bánh tai xuất hiện ở Phú Thọ từ lâu, đầu tiên nó được gọi là bánh hòn tai, bánh nặn như hình con trai trai. Sau đó được gọi tắt là bánh tai vẫn kiểu dáng giống hình con trai nhưng dài hơn và nặn mỏng hơn cong cong tựa hình cái tai.


Đêm xem hội “Linh tinh tình phộc”


Những người từng thất vọng về những lễ hội biến tướng và bị thương mại hóa hẳn sẽ sung sướng tìm lại sự hồn nhiên của dân gian trong đêm hội Tứ Xã (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) vào ngày 11 tháng giêng.


Chữ thầy trả thầy - diễn trò thầy đồ dạy chữ - Ảnh: Thuận Thắng

Hội làng Tứ Xã còn gọi là lễ hội Trò Trám, nhưng trong dân gian được gọi bằng cái tên rất phồn thực: Linh tinh tình phộc.

Lần theo kho báu giữa rừng Xuân Sơn

Rừng Xuân Sơn là quê hương của gà chín cựa, là đất sống của chuối cô đơn, có cánh rừng chò chỉ đẹp nhất nhì Tây Bắc, có hệ thống hang động đá vôi đầy bí ẩn… Những lý do đó đã hấp dẫn tôi tìm về cánh rừng Xuân Sơn để khám phá những nét độc đáo ấy.


Bản Cỏi của người Dao, người Mường

Với diện tích hơn 15.000 ha, Xuân Sơn là rừng quốc gia hiếm hoi có rừng nguyên sinh tồn tại trên rặng núi đá vôi, nằm ở đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn trên địa phận tỉnh Phú Thọ. Được thiên nhiên ban tặng cho một địa thế độc đáo, có thể gọi Xuân Sơn như một kho báu giữa trời. Là một điểm đến đầy hấp dẫn gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết, lịch sử, những giống loài động thực vật quý hiếm cùng đời sống văn hoá đặc sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa.