5 thg 10, 2011

Suối Tre - Long Khánh

Từ TPHCM về Long Khánh, khi còn cách thị xã Long Khánh 4 km, phía bên trái quốc lộ 1 là Suối Tre (khoảng cây số 1.824). Tên đầy đủ là Trung tâm Văn hóa Suối Tre.

Người ta đã từng dùng mỹ từ này để chỉ Suối Tre: Đà Lạt của miền Đông.

So sánh này hơi khập khiễng, nhưng có phần đúng.



Suối Tre được hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20, khi những người Pháp đến Long Khánh để lập đồn điền cao su. Khu vực Suối Tre rộng trên 10ha, có nhiều đồi cỏ nhấp nhô, bao bọc con suối quanh co bên những bờ tre xanh ngắt. Ở đây có độ cao tương đối (khoảng 500 met so với mặt biển) nên khí hậu ôn hòa. Các ông chủ đồn điền cao su SIPH (Societe Internatonale de Plantation d'Heveas) đã quy hoạch nơi đây thành một khu nghỉ mát lịch lãm mang đậm phong cách Pháp.


20 thg 9, 2011

Nam kỳ lục tỉnh

Nam kỳ lục tỉnh:

Tên gọi Nam kỳ lục tỉnh có từ thời vua Minh Mạng. Năm 1834, Minh Mạng đặt ra Nam kỳ và chia thành 6 tỉnh.
Ba tỉnh miền Đông là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường. Ba tỉnh miền Tây là: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Ba tỉnh miền Đông mất về tay người Pháp năm 1862, và ba tỉnh miền Tây mất năm 1867. Trong thời gian thuộc Pháp chính quyền thuộc địa không gọi là tỉnh, mà gọi là hạt (arrondissement). Mãi đến năm 1899, toàn quyền Đông Dương mới ra sắc lệnh đổi hạt thành tỉnh (province).

Thời Pháp thuộc

Việc phân chia tỉnh thay đổi nhiều lần. Ổn định từ 1924 đến 1945 có 20 tỉnh như sau:

Miền Đông:
1. Tây Ninh
2. Thủ Dầu Một
3. Biên Hòa
4. Bà Rịa.


Nhà thương điên Biên Hòa

Chưa đi chưa biết Biên Hòa
Đi rồi mới biết có nhà thương điên

Nhà thương điên Biên Hòa nổi tiếng tới mức có thời Biên Hòa đồng nghĩa với... điên. Cho ai đó đi Biên Hòa, có nghĩa là người đó điên tới mức rồi, phải cho vô nhà thương điên thôi.

Tên gọi chính thức của nhà thương điên Biên Hòa hiện nay là Bệnh viện Tâm thần Trung ương II.


10 thg 9, 2011

Đức Mẹ Bãi Dâu

Ở Vũng Tàu, hai thắng tích công giáo nổi tiếng nhất là tượng chúa Jesus trên núi Tao Phùng (núi Nhỏ) và Đền thánh Đức mẹ Bãi Dâu ờ triền núi Tương Kỳ (núi Lớn).

Như tên gọi, đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu nằm ở bãi Dâu, bên chân núi Tương Kỳ. (Bạn nào có tâm hồn ăn uống chắc biết Nhà hàng Cây Bàng ở Bãi Dâu, đối diện nhà hàng Cây Bàng chính là tượng đài Đức Mẹ Bãi Dâu).


Tượng đài và Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu

Viếng thiền viện Chơn Không

Từ Bãi Trước (Vũng Tàu) đi theo đường Quang Trung đến ngã tư mũi tàu, rẽ trái theo đường Lê Lợi, đến ngã ba đường Lê Lợi - Vi Ba tiếp tục rẽ trái đi theo đường Vi Ba khoảng 1 km đường đèo lên triền núi Lớn (núi Tương Kỳ), ta sẽ đến Thiền viện Chơn Không.

Cổng Thiền viện Chơn Không - Ảnh: Võ văn Tường

Thiền viện nằm trên triền hòn Sụp, núi Tương Kỳ, ở độ cao khoảng 80 met, diện tích tọa lạc khoảng 2 ha.

Tượng Phật dốc 47


Trên quốc lộ 51 (đường đi Vũng Tàu), ở Km 10 (gần đến Ngã 3 Thái Lan và Bò sữa Long Thành) ắt hẳn các bạn đã từng nhìn thấy phía tay phải có một tượng Phật bán thân đặt trên một cái bệ có 4 cánh như đuôi một trái pháo. Người ta gọi đó là tượng Phật dốc 47.
Tại sao lại có tượng Phật ở đó và tại sao có tên là Dốc 47?

Tôi không biết!