Theo chân anh Điêu Chính Hiến, Phó Phòng Văn hóa huyện Quỳnh Nhai lên thuyền đi từ bến Pa Uôn xuôi Lòng hồ thủy điện Sơn La về mốc giới của huyện Quỳnh Nhai cũ đã ngập sâu dưới trăm nghìn khối nước. Trên quảng đường thủy 30 km, anh Hiến còn nhớ như in những địa danh, những tên bản, tên suối, tên núi đã chìm dưới lòng hồ. Mắt hoe đỏ nhìn về dãy núi mờ xa, anh Hiến bảo: “Dãy núi Tạng Kẻ cao 2020m so với mực nước biển nhìn đã thấp đi nhiều khi nước lòng hồ dâng lên. Ngay dưới chân thuyền mình đang chạy đây, trước kia là ruộng, nương nhà tôi canh tác”. Mắt ráo hoảnh khi đặt chân đến cột mốc đánh dấu trung tâm huyện Quỳnh Nhai cũ, anh Hiến như đang muốn tìm kiếm một thứ gì đó giữa ốc đảo này.
21 thg 7, 2017
Về Quỳnh Nhai thưởng thức “cỏ cố hương”
Đối với hơn 10 người Thái huyện Quỳnh Nhai di dời đến nơi ở mới nhường đất cho Lòng hồ thủy điện Sơn La, họ đã mang đi tên bản làng, những nếp nhà sàn và mồ mả tổ tiên nhưng có một món ăn là thứ cây cỏ rất bình dị họ không thể mang theo đến nơi ở mới. Loài cỏ này có tên là miềng trầu và đã thành nỗi nhớ da diết của người Thái ở Quỳnh Nhai khi nghĩ về cố hương đã chìm sâu dưới lòng hồ.
Theo chân anh Điêu Chính Hiến, Phó Phòng Văn hóa huyện Quỳnh Nhai lên thuyền đi từ bến Pa Uôn xuôi Lòng hồ thủy điện Sơn La về mốc giới của huyện Quỳnh Nhai cũ đã ngập sâu dưới trăm nghìn khối nước. Trên quảng đường thủy 30 km, anh Hiến còn nhớ như in những địa danh, những tên bản, tên suối, tên núi đã chìm dưới lòng hồ. Mắt hoe đỏ nhìn về dãy núi mờ xa, anh Hiến bảo: “Dãy núi Tạng Kẻ cao 2020m so với mực nước biển nhìn đã thấp đi nhiều khi nước lòng hồ dâng lên. Ngay dưới chân thuyền mình đang chạy đây, trước kia là ruộng, nương nhà tôi canh tác”. Mắt ráo hoảnh khi đặt chân đến cột mốc đánh dấu trung tâm huyện Quỳnh Nhai cũ, anh Hiến như đang muốn tìm kiếm một thứ gì đó giữa ốc đảo này.
Theo chân anh Điêu Chính Hiến, Phó Phòng Văn hóa huyện Quỳnh Nhai lên thuyền đi từ bến Pa Uôn xuôi Lòng hồ thủy điện Sơn La về mốc giới của huyện Quỳnh Nhai cũ đã ngập sâu dưới trăm nghìn khối nước. Trên quảng đường thủy 30 km, anh Hiến còn nhớ như in những địa danh, những tên bản, tên suối, tên núi đã chìm dưới lòng hồ. Mắt hoe đỏ nhìn về dãy núi mờ xa, anh Hiến bảo: “Dãy núi Tạng Kẻ cao 2020m so với mực nước biển nhìn đã thấp đi nhiều khi nước lòng hồ dâng lên. Ngay dưới chân thuyền mình đang chạy đây, trước kia là ruộng, nương nhà tôi canh tác”. Mắt ráo hoảnh khi đặt chân đến cột mốc đánh dấu trung tâm huyện Quỳnh Nhai cũ, anh Hiến như đang muốn tìm kiếm một thứ gì đó giữa ốc đảo này.
Nộm hoa chuối - món ăn chốn vườn quê
Đi khắp góc bể chân trời, nếm nhiều món lạ nhưng tôi vẫn nhớ da diết món nộm hoa chuối dân dã của bà làm.
Sinh thời, bà nội tôi thường làm món nộm hoa chuối trong những dịp giỗ, Tết hay những tháng khô hạn, rau củ không mọc được trong vườn. Bà bảo, cây chuối là cứu cánh của vùng nông thôn thời giáp hạt, có thể chế biến thành nhiều món ăn như rau sống, luộc, hấp, nộm.
Vười nhà tôi chuối mọc quanh hàng rào, khi hoa chuối to bằng bắp chân là bà hái xuống, dùng dao thái mỏng rồi cho vào nước muối ngâm để tan nhựa và giảm độ chát. Lúc ấy, tôi nhảy chân sáo khi được bà sai việc vặt như ra vườn hái nắm tí tô, rau mùi, rau húng, rau răm. Với những nguyên liệu sẵn có, chỉ cần thêm ít lạc rang là mâm cơm đạm bạc đã có món nộm hoa chuối bắt mắt mà đến bây giờ, khi khớ lại tôi vẫn còn cảm nhận được vị giòn tan, thơm mùi gia vị vườn quê mà bà chế biến.
Sinh thời, bà nội tôi thường làm món nộm hoa chuối trong những dịp giỗ, Tết hay những tháng khô hạn, rau củ không mọc được trong vườn. Bà bảo, cây chuối là cứu cánh của vùng nông thôn thời giáp hạt, có thể chế biến thành nhiều món ăn như rau sống, luộc, hấp, nộm.
Vười nhà tôi chuối mọc quanh hàng rào, khi hoa chuối to bằng bắp chân là bà hái xuống, dùng dao thái mỏng rồi cho vào nước muối ngâm để tan nhựa và giảm độ chát. Lúc ấy, tôi nhảy chân sáo khi được bà sai việc vặt như ra vườn hái nắm tí tô, rau mùi, rau húng, rau răm. Với những nguyên liệu sẵn có, chỉ cần thêm ít lạc rang là mâm cơm đạm bạc đã có món nộm hoa chuối bắt mắt mà đến bây giờ, khi khớ lại tôi vẫn còn cảm nhận được vị giòn tan, thơm mùi gia vị vườn quê mà bà chế biến.
Ngày nay, cuộc sống càng phát triển, nguyên liệu làm nộm hoa chuối rất phong phú và linh động tùy theo vùng miền và khẩu vị.
19 thg 7, 2017
Cận cảnh khu du lịch sinh thái Trung Nguyên, Đắk Lắk
Quang cảnh ở đây mang tới cho con người cảm giác tịnh tâm, khai linh, rộng mở tâm hồn.
Khu du lịch sinh thái của Trung Nguyên ở huyện M'Đrak
(Đắk Lắk) vẫn là điều bí ẩn đối với du khách, khi công trình đã thi công
rất nhiều năm nhưng chưa mở cửa đón du khách.
Đến Đà Nẵng thưởng thức cá Bã trầu nướng
Hè đến, Đà Nẵng một thành phố nổi tiếng với những danh thắng non nước hữu tình như bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân và những bãi biển trải dài đẹp đến mê hồn. Không những thế ẩm thực biển nơi đây rất phong phú, đặc biệt là những món cá biển. Một trong món ăn dân dã khiến du khách một lần ăn mà nhớ mãi đó là món cá Bã trầu nướng.
Con cá Bã trầu ở có màu đỏ toàn thân, nặng khoảng từ 150 - 200 gram trở lên, đầu và thân dẹp, miệng rộng, thịt thơm, ngọt. Cá đánh vảy, chặt đuôi, móc bỏ ruột, rửa sạch (bằng nước giấm hay gừng cho bớt mùi tanh), để ráo. Dùng dao khứa hai bên thân cá để ướp cho nhanh ngấm và nướng mau chín. Cho gia vị (muối, đường, bột ngọt, hành, tỏi, dầu ăn, ớt xanh đâm giập…) vào cá ướp vừa khẩu vị, khoảng 15 phút cho ngấm. Cá ướp phải làm sao cho vừa miệng, có độ ngọt, béo, cay thơm đặc trưng.
Con cá Bã trầu ở có màu đỏ toàn thân, nặng khoảng từ 150 - 200 gram trở lên, đầu và thân dẹp, miệng rộng, thịt thơm, ngọt. Cá đánh vảy, chặt đuôi, móc bỏ ruột, rửa sạch (bằng nước giấm hay gừng cho bớt mùi tanh), để ráo. Dùng dao khứa hai bên thân cá để ướp cho nhanh ngấm và nướng mau chín. Cho gia vị (muối, đường, bột ngọt, hành, tỏi, dầu ăn, ớt xanh đâm giập…) vào cá ướp vừa khẩu vị, khoảng 15 phút cho ngấm. Cá ướp phải làm sao cho vừa miệng, có độ ngọt, béo, cay thơm đặc trưng.
Cá Bã trầu để làm món nướng có trọng lượng trên 200 gram.
Bánh cuốn xứ Thanh
Mảnh đất Thanh Hóa được bồi đắp bởi phù sa sông Mã, nền nông nghiệp đã có những thành tựu rực rỡ từ thời Văn hóa Đông Sơn cách đây hơn 2000 năm nên cư dân đã sáng tạo ra nhiều món ngon từ lúa gạo. Bánh cuốn chính là món ăn gói gọn tinh túy đất trời và sự khéo léo của bàn tay con người vùng châu thổ sông Mã.
Nguyên liệu chính của bánh cuốn là gạo tẻ. Gạo được tuyển chọn từ vùng trồng lúa nổi tiếng của xứ Thanh như Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa và Hoằng Hóa, cho hạt thóc mọng tròn, đều tăm tắp, thơm ngon lạ. Gạo đem ngâm từ 5 – 8 tiếng cho ngậm đủ nước rồi cho vào cối đá, qua từng vòng quay nhẫn nại, ứa thành những dòng bột nước trắng mịn. Bột nước này được ủ qua đêm, đạt đến độ chua thích hợp rồi đem tráng.
Từng muôi bột trắng ngần được tráng nhanh trên lớp vải mỏng đặt trên nồi nước sôi, bánh được chín bằng hơi nước từ nồi hấp bốc lên. Cái khéo léo của người làm bánh là trăm chiếc như một, lá bánh trong suốt, nhìn mỏng tang mà dai dẻo không ngờ. Lớp bột dàn mỏng, mướt bóng được nhanh chóng cuốn và vớt lên bằng ống tre, rải lên mâm làm vỏ bánh, quệt nhân rồi cuốn lại.
Nguyên liệu chính của bánh cuốn là gạo tẻ. Gạo được tuyển chọn từ vùng trồng lúa nổi tiếng của xứ Thanh như Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa và Hoằng Hóa, cho hạt thóc mọng tròn, đều tăm tắp, thơm ngon lạ. Gạo đem ngâm từ 5 – 8 tiếng cho ngậm đủ nước rồi cho vào cối đá, qua từng vòng quay nhẫn nại, ứa thành những dòng bột nước trắng mịn. Bột nước này được ủ qua đêm, đạt đến độ chua thích hợp rồi đem tráng.
Từng muôi bột trắng ngần được tráng nhanh trên lớp vải mỏng đặt trên nồi nước sôi, bánh được chín bằng hơi nước từ nồi hấp bốc lên. Cái khéo léo của người làm bánh là trăm chiếc như một, lá bánh trong suốt, nhìn mỏng tang mà dai dẻo không ngờ. Lớp bột dàn mỏng, mướt bóng được nhanh chóng cuốn và vớt lên bằng ống tre, rải lên mâm làm vỏ bánh, quệt nhân rồi cuốn lại.
Các nguyên liệu của món bánh cuốn Thanh Hóa gồm tôm, thịt ba chỉ, hành khô làm nhân bánh và bột được xay để làm vỏ bánh.
Thơm lừng chả tôm nướng xứ Thanh
Giữa tiết trời se lạnh, bên ngồi bếp than hồng, thưởng thức miếng chả tôm nướng xứ Thanh thơm lừng quả là không có gì thú vị bằng.
Vùng biển Thanh Hóa có khoảng 12 loài tôm, hầu hết thuộc họ tôm he có giá trị kinh tế cao, thơm ngọt, thịt dai nức tiếng. Những con tôm bộp, tôm sắt xanh tươi ngon được hấp bóc bỏ vỏ cho thớ thịt trắng ngần. Tôm được giã tay trong cối đá đến độ nhuyễn mịn.
Thịt rọi thái mỏng, áp chảo cháy cạnh rồi xén nhỏ, trộn cùng tôm, mỡ phần và bánh phở cắt vụn. Hỗn hợp dẻo quánh này được ướp cùng hành khô băm đều, thêm chút nước mắm ngon, hạt tiêu và chút thịt quả gấc, rồi xào nhanh trên lửa to ngọn.
Chỗ nhân thơm lựng ấy được quấn vào lớp áo là bánh phở xén chừng 3cm, thành miếng chả to hơn ngón tay cái. Chả được kẹp vào que tre, nướng trên than hoa đượm lửa. Mỡ trong nhân ứa ra, vừa đủ làm đỏ hồng thêm thịt tôm cũng như làm mướt bóng lớp vỏ bên ngoài.
Vùng biển Thanh Hóa có khoảng 12 loài tôm, hầu hết thuộc họ tôm he có giá trị kinh tế cao, thơm ngọt, thịt dai nức tiếng. Những con tôm bộp, tôm sắt xanh tươi ngon được hấp bóc bỏ vỏ cho thớ thịt trắng ngần. Tôm được giã tay trong cối đá đến độ nhuyễn mịn.
Thịt rọi thái mỏng, áp chảo cháy cạnh rồi xén nhỏ, trộn cùng tôm, mỡ phần và bánh phở cắt vụn. Hỗn hợp dẻo quánh này được ướp cùng hành khô băm đều, thêm chút nước mắm ngon, hạt tiêu và chút thịt quả gấc, rồi xào nhanh trên lửa to ngọn.
Chỗ nhân thơm lựng ấy được quấn vào lớp áo là bánh phở xén chừng 3cm, thành miếng chả to hơn ngón tay cái. Chả được kẹp vào que tre, nướng trên than hoa đượm lửa. Mỡ trong nhân ứa ra, vừa đủ làm đỏ hồng thêm thịt tôm cũng như làm mướt bóng lớp vỏ bên ngoài.
Nguyên liệu món chả tôm gồm có tôm, thịt ba chỉ, gấc tạo mầu và bánh phở.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)