15 thg 2, 2016

Công viên khỉ giữa lòng đô thị

Người dân đến xem khỉ ở Tòa thánh - Ảnh: Dương Phan 

Những ngày đầu năm Bính Thân, hàng ngàn lượt người dân địa phương lẫn khách thập phương tìm đến Tòa thánh Cao Đài ngoài cúng bái, tham quan Tòa Thánh còn để ngắm khỉ mừng tuổi.

Khu rừng rộng khoảng vài ha, được chia đôi trong Nội ô Tòa thánh về 2 hướng: trung tâm huyện Hòa Thành đầy sôi động và trục đường CMT8 hướng về TP.Tây Ninh, núi Bà Đen… 

13 thg 2, 2016

Mứt quen, trà nóng - Tết lạnh Đà Lạt nên thơ

Giáp Tết, Đà Lạt trở lạnh nhiều hơn, gió từng chặp tùa về se se. 

Những con người suốt cả năm sống chậm nay bỗng nhiên vội vã. Có lẽ, nhanh hơn chút sẽ khiến người ta bớt lạnh đi, sẽ không khiến người ta phải co ro vào phút giao mùa. 

Thế nên, chợ Tết tấp nập, ồn ào tiếng cười nói, thêm chút háo hức đón xuân của những con người bắt đầu thích sống vội cho ngày cuối năm khiến Đà Lạt là lạ mà vẫn rất nên thơ. 

Người Đà Lạt, nếu đã chọn artiso cho mình thì sẽ chọn loại trà được hãm từ hoa artiso phơi khô, xắt mỏng – phần ngọt nhất của cả cây artiso. 

Đại ngàn qua 10 thế kỷ

Rễ cây nghiến vươn xa hàng chục mét - Ảnh: Nam Anh 

Rừng nghiến Cốc Ly trải dài trên diện tích hơn 400 ha thuộc 7 thôn của xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai). Với số lượng 898 cây nghiến và trai trên dưới 1.000 năm tuổi, khu rừng được xếp vào hàng 'độc nhất vô nhị' tại Việt Nam. 

Ông Hồ Văn Xanh (73 tuổi), một người dân xã Cốc Ly, kể rằng từ lúc cha sinh mẹ đẻ, ông đã thấy rừng nghiến. Nhiều cổ thụ mà ông nhìn thấy hồi nhỏ giờ vẫn sừng sững. “Dân chúng tôi đã qua mấy đời người rồi mà bóng cổ thụ vẫn còn đó, xanh tươi như biểu tượng trường tồn của vùng đất cao nguyên ngàn năm gió núi”, ông Xanh tự hào.

Hai sống một chín

Ở huyện Tây Sơn, Bình Định có món bánh cuốn đặc biệt, đã xuất hiện từ thời xa xưa: bánh cuốn hai sống một chín.


Gọi là hai sống một chín vì ăn đúng kiểu bánh cuốn này phải gồm hai cái bánh tráng sống, hơi mỏng, nhúng nước cuốn kèm với một cái bánh tráng nướng giòn rụm, cùng thịt nướng, trứng vịt, chả ram, chả lụa, đậu hũ chiên, rau sống...

11 thg 2, 2016

Trống – Báu vật của người Jrai ở Gia Lai

Với dân tộc Jrai (Gia Lai), trống không đơn thuần là một loại nhạc cụ truyền thống mà trống còn được xem là một vật chứa đựng giá trị về vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống, nó mang ý nghĩa thiêng liêng trong sinh hoạt tín ngưỡng, là biểu hiện những đặc trưng cơ bản truyền thống văn hóa người Jrai tồn tại từ bao đời nay.

Trống – Báu vật của người Jrai. Ảnh: Internet

Trống của người Jrai được phân loại theo kích thước thành 3 nhóm chính: trống nhỏ gồm 3 hiện vật có chiều dài tang trống từ 24 cm đến 40 cm và đường kính mặt trống từ 14 cm đến 20 cm; trống trung gồm 8 hiện vật, có chiều dài tang trống từ 40 cm đến 60 cm và đường kính mặt trống từ 30 cm đến 45 cm; trống lớn gồm 13 hiện vật, có chiều dài tang trống từ 85 cm đến 110 cm và đường kính mặt trống từ 60 cm đến 100 cm.

Tục treo tranh Tết của người Dao

Cùng với việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm và vật dụng cần thiết cho ngày Tết Nguyên đán thì một nghi thức không thể thiếu của người Dao ở Nậm Lành (Yên Bái) là phải treo tranh trên bàn thờ.

Ông Lý Hữu Vượng, thầy cúng duy nhất vẽ tranh ở Nậm Lành. Ảnh:Tuệ Lâm.

Những ngày cận Tết, không khí ở xã Nậm Lành (Văn Chấn, Yên Bái), nơi phần đông đồng bào dân tộc Dao sinh sống, khá rộn rã với việc chuẩn bị thực phẩm, bánh trái. Trong đó có một nghi thức không thể thiếu là vẽ tranh treo bàn thờ. Đây là nét văn hoá lâu đời, phản ánh sống động đời sống tâm linh và cuộc sống ấm êm no đủ của gia đình người Dao mỗi khi Tết đến xuân về.