10 thg 11, 2015

Sững sờ Hồ Lá Luộc mùa này như tranh thủy mặc

Mùa này, hồ Lá Luộc (xã Cốc San, huyện Bát Xát, Lào Cai) đẹp như tiên cảnh dưới nắng chiều cuối thu. Khung cảnh người dân bắt cá, sinh hoạt trên hồ tạo thành những thước phim khiến du khách nào cũng ngẩn ngơ. 

Cây khô nổi trên mặt hồ là điểm nhấn hấp dẫn tạo nên khung cảnh thủy mặc 

Cảnh sắc hồ Phìn Ngan đẹp nhất vào mỗi buổi chiều, khi những ánh nắng chiếu xuống mặt hồ soi bóng những cành cây khô trơ trọi, cảm giác như đang lạc bước vào khung trời cổ tích xưa cũ nào đó. 

Ao Dong - hang Luồn sơn thủy hữu tình

Được sự sắp đặt khéo léo của tự nhiên, với mặt nước trong xanh, núi đá vôi, hang động thạch nhũ... ao Dong - hang Luồn đang trở thành điểm đến mới hứa hẹn thu hút du khách đến Hà Nam. 

Không gian rộng thoáng của ao Dong với sắc xanh của nước và cây cỏ - Ảnh: Minh Đức 

Từ Hà Nội, chúng tôi chạy dọc quốc lộ 1A cũ, qua địa phận huyện Thường Tín, Phú Xuyên để bắt đầu hành trình khám phá Hà Nam một ngày.

5 thg 11, 2015

Vô nhà lồng chợ Gò ăn bánh vá Gò Công

Với khách phương xa, trong những món ngon ở xứ Gò Công như mắm tôm chà, chả cua... món bánh vá ít nỗi tiếng hơn, nhưng với người xứ Gò nếu không nhớ thì thôi, lỡ nhớ rồi thì không thể cầm lòng được. 

Ăn bánh vá trơn đã là ngon nhưng ăn với bún, rau sống, huyết heo luộc, nước mắm tỏi ớt còn ngon miệng hơn nữa - Ảnh: Tấn Tới 

Trước biến cố 1975, người ta đồn bánh giá chợ Giồng, Vĩnh Bình, Gò Công là nhất, nhưng với nhiều thị dân sống ở thị xã Gò Công thì món bánh vá do tay bà Chính Hải làm mới đúng là số một. 

Những trải nghiệm không thể bỏ qua ở Eo Gió

Lặn ngắm san hô, trượt cát, vượt đồi, câu cá… là các hoạt động du khách có thể thực hiện trong chuyến dã ngoại đến Eo Gió, Quy Nhơn.


Nằm ở eo biển thuộc bán đảo Phương Mai, xã Nhơn Lý, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km, Eo Gió mang vẻ đẹp hoang sơ, bao bọc bởi núi non và thác đá với những hình thù lạ mắt.

Trên đường từ trung tâm thành phố đến Eo Gió, du khách sẽ được nghe tiếng gió thổi vi vu, ngắm nhìn bãi cát vàng cuộn nhẹ theo cơn gió tạo thành từng đường vân dọc hai bên đường.

Bánh xèo bông điên điển và lẩu cá linh non ở Châu Đốc

Nhắc đến vùng biên Châu Đốc, An Giang, du khách không thể bỏ qua bánh xèo hay lẩu cá linh non - các món ăn làm từ bông điên điển nổi tiếng.

Về Châu Đốc những ngày đầu tháng 11, các đặc sản của vùng sông nước vẫn khiến chuyến đi thêm đáng nhớ dù mùa nước nổi không còn cao. Cây điên điển trổ bông, trở thành nguyên liệu của nhiều món ăn độc đáo, đặc biệt là bánh xèo và lẩu cá linh mà bạn không thể bỏ qua khi về Châu Đốc.

Bánh xèo bông điên điển

Bánh xèo miền Tây mùa nào nhân nấy. Mùa nước nổi, ngoài nhân bánh truyền thống, bông điên điển càng làm món bánh thêm đặc biệt với khách phương xa.

Bông điên điển hái về rửa sạch để ra rổ cho ráo nước. Bột làm bánh xèo là bột gạo pha với nước cốt dừa cho loãng, thêm chút bột nghệ vào cho bánh được vàng và thơm. Chú ý khi nhúng chiếc đũa bếp vào, nhấc lên bột nhỏ chậm từng giọt là được. Thịt heo xắt miếng nhỏ, ướp muối, tiêu, tỏi, đường… để độ nửa giờ cho thịt thấm. Xào số thịt này, khi gần chín thì cho bông điên điển vào đảo chung.

4 thg 11, 2015

Lăng Mẫu Liễu Hạnh

Về Nam Định, bạn bảo là sẽ đưa tôi đến viếng Lăng Mẫu. Tôi ngờ ngợ, hỏi lại:
  • Mẫu nào?
  • Mẫu Liễu Hạnh đấy anh!
  • Lăng là nơi chôn cất đấy chứ?
  • Chứ còn thế nào nữa? Anh khéo hỏi.
Biết sao tôi thắc mắc không? Bởi vì theo truyền thuyết thì Mẫu Liễu Hạnh là một trong 4 vị Tứ Bất Tử của Việt Nam (cùng với Thánh Tản Viên, Chử Đồng Tử và Thánh Gióng). Đã bất tử thì tất nhiên là không chết, mà đã không chết thì... lấy đâu ra lăng? Lại nữa, giả dụ có chết đi, thì thời của Bà cách đây mấy ngàn năm rồi, làm gì còn dấu vết lăng mộ chứ? Cứ xem các vị cùng thời (các vua Hùng chẳng hạn), có ai còn mồ mả chi đâu, hoạ chăng chỉ có đền thờ!

Tôi không hỏi thêm, không phải vì giấu dốt, mà vì trong chuyện tìn ngưỡng - tâm linh có khi mình không rõ, hỏi bậy thì sẽ thất thố, làm buồn lòng người đối thoại. Thôi thì cứ đến viếng lăng cho biết.