25 thg 7, 2015

Kỷ niệm khó quên ở cù lao Dài

Cảm giác thư thái, thanh bình, mộc mạc, thân quen… là những điều người lớn có được khi đến cù lao Dài (Vĩnh Long). Còn với trẻ con, những trải nghiệm như trèo cây hái trái, nướng ốc, làm bánh… sẽ là kỷ niệm khó quên cho một kỳ nghỉ hè.

Cù lao Dài là một dải đất phù sa nổi lên giữa hạ lưu sông Tiền 

Sở dĩ có cái tên cù lao Dài là vì khi nhìn từ trên cao xuống, cái cù lao nằm giữa bốn bề sông nước này có hình dáng giống như một chiếc giày. Do người miền Tây đọc trại từ nên "giày" biến thành "dài". 

Ngọt thơm bánh lá dừa Bến Tre

Độ dẻo của nếp, vị bùi của đậu, ngọt thơm của chuối, dịu nhẹ của lá dừa quyện vào vị béo nước cốt dừa đã tạo nên hương vị đặc trưng của bánh lá dừa, đặc sản quê hương Bến Tre, ai đã một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi. 

Không chỉ người dân xứ dừa mới gói được bánh ngon, ai cũng có thể làm được chỉ cần đủ khéo tay. Nguyên liệu chính để làm bánh lá dừa không quá cầu kỳ, chỉ cần nếp, cơm dừa, đậu đen, đậu xanh, chuối và lá dừa để gói bánh. Phải chọn được nếp ngon, đều hạt, căng bóng, không bị vỡ, không có nhiều hạt màu vàng để bánh trắng và thơm. 

Với cách gói dân dã, hình dáng nhỏ xinh, nếp dẻo nhân thơm, thoang thoảng mùi lá dừa tươi, tất cả hòa quyện tinh tế trong từng chiếc bánh như gói cả ân tình người phương Nam... - Ảnh: Phan Phương 

Vì sao bánh canh Bến Có ngon nức tiếng?

Có lẽ ai đến Trà Vinh mà chưa từng thưởng thức qua món bánh canh Bến Có thì coi như chưa biết đến đặc sản của vùng đất này. 

Tô bánh canh Bến Có với nguyên liệu tươi ngon cùng nước lèo thơm ngọt tự nhiên 

Chính vì vậy, trong kế hoạch lần đầu tiên đến với Trà Vinh vừa rồi, tôi nhất định phải ăn để kiểm nghiệm lời khen của khách thập phương, cũng như tìm hiểu tại sao món bánh canh này ngon nức tiếng đến vậy.

Quả thật, tô bánh canh Bến Có của quán Bánh Canh Bến Có nằm ở ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành (tỉnh Trà Vinh) ngon hết ý, nước lèo thơm ngọt tự nhiên đến không thể tả. Bánh canh để nấu vừa thơm vừa dẻo dai. Đặc biệt, trong tô bánh canh không chỉ có thịt nạc hay xương cùng với vài cục huyết heo như ở Sài Gòn mà còn có lưỡi, tim, gan, phèo, bao tử... thơm ngon vô cùng.

Đặc sản chè đâm xứ Nghệ

Đến Quỳ Hợp bất kỳ thời gian nào trong ngày, bạn đều có thể ghé vào quán ven đường để thưởng thức chén nước chè đâm giản dị, thanh mát.

Từ thành phố Vinh, đi ngược theo đường 48 sẽ đưa bạn đến với huyện miền núi Quỳ Hợp, nơi địa đầu phía tây bắc xứ Nghệ. Theo người dân nơi đây, chè đâm có nguồn gốc từ dân tộc Thái bản địa, là thứ đồ uống quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

Ngày nay, chè đâm được nhiều người biết đến, trở thành món đồ uống phổ biến không chỉ ở Quỳ Hợp, mà còn xuất hiện trong nhiều quán ăn, nhà hàng ở thành phố Vinh. Đây cũng là đồ uống đặc sản dùng để đãi khách.

Để có được bát nước chè đâm phải mất nhiều thời gian và công đoạn hơn so với pha chè xanh bình thường. Chè xanh chọn lá bánh tẻ, hái về đem rửa sạch, cho vào cối ống tre già giã nhuyễn. Nếu chọn lá già quá, nước chè sẽ bầm đen trông không ngon. Hoặc chè non quá, nước sẽ đắng chát.

23 thg 7, 2015

Nhà thờ Suối Tre

Tôi không phải người công giáo nên không biết nhiều nhà thờ, thế nhưng vẫn thấy ngôi nhà thờ Suối Tre có kiến trúc rất đặc biệt, khác hẳn với những ngôi nhà thờ tôi từng thấy trước nay.

Nhà thờ Suối Tre ở ấp Suối Tre, thị xã Long Khánh, Đồng Nai. Nhà thờ không xây bê tông mà chủ yếu là sắt và gỗ, nhìn thanh mảnh nhưng rất chắc chắn. Nét kiến trúc này, cộng với việc vị trí của ngôi nhà thờ ở Suối Tre, nơi thắng cảnh của Long Khánh, khiến ta có cảm giác đây là một ngôi nhà thờ ở miền quê nước Pháp.

Tôi đến đây vào một buổi chiều mưa. Vắng vẻ. Yên ả.



Miệt vườn cây trái Lái Thiêu

Hàng trăm năm qua, địa danh vườn cây Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đã nức tiếng khắp Nam Bộ về một vùng miệt vườn ăn trái sum suê bên dòng sông Sài Gòn với thổ nhưỡng và khí hậu ôn hòa. Ngoài việc đem lại thu nhập cho người dân, nơi đây còn là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ ngơi.

Như nhiều làng quê yên ả ở Nam Bộ, vườn cây trái Lái Thiêu được hình thành từ xa xưa theo bước chân những người đi mở đất. Bên những dòng kênh rạch chằng chịt đất đai màu mỡ, phong cảnh hữu tình, bao nhiêu loại hoa thơm quả ngọt được ươm trồng. Vườn cây Lái Thiêu là một cù lao được tạo nên bởi dòng sông Sài Gòn chảy từ Tp. Hồ Chí Minh về thị xã Thuận An rồi rẽ thành hai nhánh. Chính đôi dòng nhánh sông không bao giờ vơi này đã bồi đắp và tưới mát cho đất đai và cây trái Lái Thiêu quanh năm xanh tốt.

Nhiều vườn cây Lái Thiêu có độ tuổi từ 100 đến 200 năm tuổi.