27 thg 6, 2015

Người nhac sĩ tài hoa

Tha thiết mà vẫn không quên lý tưởng hào hùng. Mới mẻ trong nhạc nhẹ. Thấm đẫm âm hưởng dân ca. Nhạc sĩ Thuận Yến đã gửi, đã trao, đã để lại cho người nghe rất nhiều bài ca như thế...

Nhạc sĩ Thuận Yến và vợ - NSƯT Thanh Hương - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Cuộc thi Đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc năm 1991 chứng kiến sự đối đầu của hai giọng ca mà sau này đều được tôn vinh diva - Thanh Lam và Hồng Nhung. Một bản năng, một duy lý. Một chất giọng cộng minh hoàn hảo, một giọng lảnh lót cao vút. Ở thời điểm ấy, không ai thua ai về cá tính, họ đều đã có những dấu ấn riêng. Thậm chí nếu xét về sự được lòng công chúng (để bình chọn như các cuộc thi âm nhạc truyền hình bây giờ), Hồng Nhung còn nhỉnh hơn đối thủ vài phần. Nhưng cuối cùng Thanh Lam của Chia tay hoàng hôn đã thắng. Chị đoạt giải đặc biệt, trở thành nữ hoàng nhạc nhẹ.

Con ong của hội họa Việt Nam

Từ những tác phẩm của Nguyễn Sáng, nhà phê bình Thái Bá Vân đọc được hiện thực cao rộng, hoành tráng.

Họa sĩ Nguyễn Sáng. Tranh sơn dầu của Đinh Quang Tĩnh

Khi Nguyễn Sáng chào miền Nam để ra Bắc, ông hẳn không nghĩ rồi mình sẽ trở thành một phần quan trọng của miền đất Bắc ấy. Ông đã trở thành một họa sĩ cách mạng. Ông thậm chí đã ở lại miền Bắc gần như suốt cả cuộc đời mình. Họa sĩ chỉ trở lại quê nhà để vẽ vài tác phẩm trước khi mất. “Nhìn qua lược sử quá trình hoạt động của họa sĩ Nguyễn Sáng, cũng không có gì khác biệt với bao nhiêu họa sĩ cách mạng khác, chỉ khác chăng ông là người miền Nam”, nhà phê bình Quách Phong viết.

Đẹp hút hồn con đường từ TP.HCM đi Gia Lai

Ngày 27-6, tuyến đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14 cũ) đã chính thức thông xe toàn tuyến, đoạn qua các tỉnh Tây nguyên đi TP.HCM. Trước đây đi từ TP.HCM đến Gia Lai mất 12 giờ, nay chỉ còn dưới 8 giờ.

Nhiều đoạn đường uốn lượn đẹp mắt 

Ngày 27-6, ông Dương Hồ Minh, phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (Bộ GTVT), cho biết tuyến đường này được thông xe sau hơn 18 tháng thi công, vượt tiến độ một năm so với yêu cầu của Quốc hội.

25 thg 6, 2015

Trong chùa có cái linga!

Thiệt ra "tâm nguyện" của tui là đặt tựa bài này thành "Trong chùa có tượng con c...", nhưng sợ mọi người nói là báng bổ nơi thờ tự (lại sợ bị phạt vì tội dùng từ tục tĩu nữa), nên đành đặt "Trong chùa có cái linga!" cho nó... có văn hóa.

Từ Quy Nhơn, bạn đi theo quốc lộ 19, qua tỉnh lộ 640 gập ghềnh khoảng hơn 20 km thì tới xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Đi thêm khoảng 5 km nữa trên con đường làng nhỏ hẹp qua thôn xóm, lũy tre, cánh đồng là bạn tới thôn Thanh Trúc. Ở đó có một ngôi chùa khá lớn và đẹp, tên chùa Thiên Trúc.

Khung cảnh đồng quê trước chùa

Chinh phục đỉnh Tà Xùa

Nằm ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, Tà Xùa là ngọn núi mà dân mê leo núi – chụp ảnh nhất định sẽ phải đến một lần trong đời. Tà Xùa được hợp lại từ ba đỉnh núi hùng vĩ, quanh năm thường được mây ngàn bao phủ và là ranh giới tự nhiên giữa Sơn La với Yên Bái.


Sau hơn hai trăm cây số đi từ Hà Nội, chúng tôi nghỉ đêm tại thị trấn Bắc Yên lấy sức. Thật ra từ thị trấn đến Tà Xùa chỉ còn 15 cây số, nhiều người vẫn đến chân núi nghỉ nhờ dân bản hoặc ngủ lều để được ngắm sao trời.

Buổi sáng hôm sau, chúng tôi bắt đầu đi từ năm giờ. Cung đường núi không dài nhưng khá dốc và nhiều đoạn xấu nên ai nấy phải nhanh lẹ, nếu không sẽ trễ mất khoảnh khắc ngắm mặt trời mọc lên từ biển mây.

Ngỡ ngàng ngắm Eo Gió

Eo Gió là một vùng eo biển hoang sơ được bao bọc bởi dãy núi kỳ vĩ có hình cánh cung cực đẹp ở thôn Hưng Lương, xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Cầu Thị Nại - đường từ nội thành Quy Nhơn ra Eo Gió

Eo Gió nằm trên bán đảo Phương Mai, cách trung tâm TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20 km về hướng Đông Bắc. Sở dĩ gọi Eo Gió vì nơi đây có hình dạng cái hõm như yên ngựa, nằm giữa hai mỏm núi cao kề bên biển.