Chợ chủ yếu phục bụ bà con các xã Đức Xuân, Trương Lương (Hòa An), Phúc Sen, Quốc Dân (Quảng Uyên). Tuy nhiên, người dân đến từ huyện Hà Quảng, Bảo Lạc cũng về đây mua bán.
18 thg 3, 2015
Mộc mạc chợ phiên Án Lại
Chợ Án Lại tọa lạc tại xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng không chỉ là nơi mua bán hàng tuần mà còn là điểm hẹn để gặp gỡ và trò chuyện của đồng bào dân tộc.
Lãng mạn đèn lồng phố cổ Hội An
Ngoài khung cảnh yên bình, Hội An còn níu chân du khách bằng những chiếc đèn lồng lung linh. Đèn lồng xuất hiện mọi nơi trong phố cổ, trước hiên các nhà hàng, khách sạn, trên ban công hay cửa sổ nhà dân.
Đèn lồng Hội An đa dạng từ màu sắc, chất liệu đến hoa văn, kiểu dáng. Đặc biệt, loại đèn lồng làm bằng chất liệu lụa Hội An có thể gấp xếp được rất được du khách ưa chuộng mua làm quà lưu niệm.
Thăm đảo Yến
Theo tài liệu lịch sử còn lưu tại Khánh Hòa, năm 1328, trong một chuyến công cán phương Nam, Đề đốc thủy quân nhà Trần là Lê Văn Đạt cùng đoàn quân gặp bão lớn nên thuyền phải dạt vào đảo Hòn Tre. Tại đây ông tình cờ phát hiện các đảo yến ở vùng biển đảo Bình Khang (thuộc tỉnh Khánh Hòa ngày nay) và quyết tâm ở lại cai quản vùng đất này. Với tầm nhìn chiến lược của một vị tướng, ông thành lập các đội thủy quân để bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên quý này. Nghề yến sào nước ta ra đời từ đó và ông được người đời sau suy tôn là Thủy tổ nghề yến sào.
Đảo Yến không phải là tên riêng của một hòn đảo nào, mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi là đảo Yến. Trong vịnh Cam Ranh thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều yến làm tổ nhất.
Những chiếc tàu đưa du khách từ bến cảng Vinpearl ra thăm đảo Yến.
17 thg 3, 2015
Kỳ vĩ thác Trắng
Nằm cách TP Quảng Ngãi chừng 30km về hướng tây nam, thác Trắng (xã Thanh An, huyện miền núi Minh Long) là điểm đến của nhiều người trong những ngày cuối tuần và dân “phượt” khi có dịp đến Quảng Ngãi.
Với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, thác Trắng đang dần dần thu hút du khách trong và ngoài tỉnh ghé thăm - Ảnh: Phước Tuần
Men theo tuyến đường lên thị trấn Chợ Chùa (huyện Nghĩa Hành), chúng tôi tiếp tục hành trình lên huyện miền núi Minh Long. Hai bên đường, vùng đất bán sơn địa này cảnh sắc thật tuyệt vời. Dưới những rặng núi nhô cao là một bức tranh tuyệt đẹp được ghép từ những cánh đồng xanh ngắt màu mạ non, những đồi cọ xen lẫn hàng dừa xanh mát.
Gỏi cá sặc bông bần - "phlia" của người Khmer Nam bộ
Người Khmer Nam bộ có nhiều món ăn dân dã nổi tiếng, xứng đáng lưu giữ trong văn hóa ẩm thực dân gian, trong đó có món gỏi cá sặc trộn bông bần, tiếng dân tộc gọi là “phlia”.
Đĩa phlia - gỏi cá sặt trộn bông bần trông thật ngon mắt và hấp dẫn - Ảnh: Hoài Vũ
"Phlia" không chỉ phổ biến trong các phum sóc của người Khmer mà hiện còn lan tỏa trong làng ẩm thực của người Việt. Món ăn tận dụng môi trường thiên nhiên và chế biến một cách tinh tế, đòi hỏi người làm phải có bàn tay nghệ thuật và sành điệu về ăn uống.
16 thg 3, 2015
Thăm Long Tuyền cổ miếu - Cần Thơ
Long Tuyền cổ miếu tức Đình Bình Thủy ngày nay đã được vua Tự Đức năm thứ 5 phong sắc Bổn Cảnh Thành Hoàng ngày 29 tháng 11 năm 1852.
Ngôi đình hiện tại được xây dựng từ 1909. Đây là một trong những ngôi đình lâu đời của Nam bộ còn giữ được khá nguyên vẹn ở Cần Thơ.
Đình Bình Thủy là một công trình kiến trúc - nghệ thuật có giá trị của dân tộc Việt Nam, nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân trong những ngày lễ hội truyền thống.
Ngày 5 tháng 8 năm 1989, bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định công nhận đình Bình Thủy là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)