26 thg 12, 2013

Biệt dược phòng the ở chợ côn trùng cực độc nổi tiếng miền Tây

Ngoài nổi tiếng là tuyến du lịch hành hương về núi Cấm danh tiếng còn được biết đến như khu chợ côn trùng độc nhất Việt Nam.

Nếu ai đặt chân lần đầu đến với chợ Tịnh Biên (xã Xuân Tô, Tịch Biên, An Giang), một vùng biên giới xa xôi, hẳn sẽ không tránh khỏi cảm giác rùng rợn lẫn kinh sợ. Bởi, nơi đây ngoài nổi tiếng là tuyến du lịch hành hương về núi Cấm danh tiếng còn được biết đến như khu chợ côn trùng độc nhất Việt Nam.

Từ những loài vật cực độc có thể dẫn đến mất mạng nếu bị cắn phải như: bò cạp, nhện hùm, rắn rít cho tới những con vật mà mới thoáng nhìn qua, nhiều người đã lạnh cả sống lưng vì sự gớm ghiếc như ngô công (hay còn gọi là rết), mối chúa, bổ củi… đều được bày bán la liệt ở đây.

Điều đáng nói, hàng trăm loại côn trùng cực độc ấy đang bò lổm ngổm, rất sống động để du khách tha hồ lựa chọn hoặc chúng nằm ngon lành trên đĩa để những thực khách đi chợ có thể… dùng luôn.

Bọ cạp cực độc 

Điểm tâm ngon giữa lòng Sài Gòn

Mâm điểm tâm quen thuộc của Tân Sanh Hoạt 

Đi tìm món ăn điểm tâm (dim sum) kiểu Sài Gòn xưa, nhiều người thường tìm đến tiệm Tân Sanh Hoạt (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 03), nơi còn lưu giữ một phần hồn của tiệm nước Sài Gòn.

Theo nhiều nguồn tài liệu, nguồn gốc của các món dim sum, tức "điểm sấm", mà người Việt hay gọi trại thành "điểm tâm", xuất phát từ thói quen dừng chân dùng trà cho lại sức dọc theo Con đường Tơ lụa (Silk Road - con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á).

Từ nhu cầu đó, các trà quán mọc lên như những trạm dừng lý tưởng. Thoạt đầu các trà quán chỉ phục vụ trà mà không có thức ăn bởi ngày đó người ta vẫn tin rằng dùng trà chung với thức ăn rất dễ gây tăng cân. Nhưng từ khi phát hiện ra tác dụng giảm cân của trà, các món ăn nhẹ bắt đầu được bán tại các trà quán này. Và cũng từ đó các món dim sum bắt đầu được phát triển và trở nên đa dạng như ngày nay.

24 thg 12, 2013

Điểm đến không có trong tour du lịch

Ở Cần Thơ nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung có dạng du lịch homestay, du khách sẽ đến ăn ở, sinh hoạt trong nhà vườn cùng với người dân địa phương. Đây là một trải nghiệm khá thú vị với người thành phố và rất thu hút khách nước ngoài.

Tôi đến Cần Thơ vào chiều tối và chỉ lưu lại đó một buổi sáng hôm sau, nên không thể nào homestay được. Thế nhưng anh Lâm văn Sơn - một chuyên gia du lịch sành sõi ở Cần Thơ - vẫn bố trí cho cha con tôi một chuyến đi thú vị hơn cả homestay, mà chắc chắn chúng tôi không thể nào tự mình thực hiện được, và cũng chắc chắn không đơn vị du lịch lữ hành nào đưa chúng tôi đi được. Vì đây không hề là một điểm đến của các tour du lịch!

Anh Sơn đích thân dùng xe máy đèo tôi đi, và mượn một chiếc nữa cho Đắc Nhân (con tôi) và Thùy Nhân (em tôi).

Cảm nhận Hội An

Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc, lồng đèn Hội An là mặt hàng bán chạy và cũng tô điểm cho Hội An hấp dẫn du khách bốn phương. 

Lần đầu đến Hội An, tôi vừa háo hức nghĩ về những điều đã đọc, đã xem và cả được nghe những người đi trước nói về Phố Cổ; nhưng cũng có chút “ghen tị” vì nghĩ rằng, mình sẽ chỉ thấy những điều “ai cũng biết” rồi. Nhưng du lịch luôn hấp dẫn bởi cuộc sống sinh động và mỗi người có góc nhìn và cảm nhận khác nhau.

Đáp xuống sân bay Đà Nẵng lúc 6 giờ chiều, chúng tôi gọi taxi đi thẳng vào Hội An. Hơn nửa tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đến nhà trọ đã đặt trước bên hữu ngạn sông Hoài, cạnh khu phố cổ.


Canh chua cá rô nấu trái giác

Canh chua cá rô nấu trái giác. Ảnh: TBX

Trong số các loại cây mọc hoang khắp những vạt rừng lá dừa nước, vườn tràm, bờ ao ..., ít có loài nào mọc khỏe như cây giác. Giăng lưới, cắm câu bắt được những con cá rô mề trên những cánh đồng lúa mênh mông hay trong mương vườn, dưới sông rạch đem nấu canh chua trái giác thì không gì bằng.

Giác bị chặt hoặc tàn lụi trong mùa nắng sẽ đâm chồi mơn mởn sau mưa. Hễ còn một khúc rễ ngắn là giác có thể sinh tồn. Trái giác tròn, hơi dẹp, nhỏ và dính nhau thành từng chùm. Khi còn non, trái nhỏ như hạt đậu xanh. Càng lớn, trái càng có màu xanh đậm đà và bóng bẩy. Trái chín lại có màu đen thẫm, bên trong tím lịm như mực mồng tơi, tựa như trái nho chín, nhưng kich cỡ nhỏ hơn, có lẽ vì thế mà người bình dân Tây Nam bộ gọi nó là nho rừng.


Thới Sơn, điểm đến mới ở An Giang

Suốt một thời gian dài, làng Thới Sơn của huyện Tịnh Biên - một trong những cửa ngõ dẫn vào vùng Bảy Núi, An Giang bị coi là chốn “thâm sơn cùng cốc” do vị trí xa xôi. Chỉ mấy năm nay, nơi đây mới bắt đầu thu hút khách du lịch nhờ những nét văn hóa thú vị.

Phong cảnh vùng Bảy Núi

Trước khi đến Thới Sơn, chúng tôi nghỉ chân tại thị trấn Nhà Bàng. Huyện lỵ của Tịnh Biên phát triển khá nhanh trong thời gian qua. Tiếc là mật độ cây xanh đã giảm xuống nhường chỗ cho nhà cửa, phố xá mới xây dựng.