11 thg 1, 2013

Cháo lòng Cái Tắc


Cháo lòng Cái Tắc. Ảnh: TP. Diều

Cái Tắc là một thị tứ thuộc xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Ở đây, ngoài cảnh sông nước tấp nập ghe xuồng mỗi lần họp chợ, cây trái bốn mùa xanh tươi còn có những món ăn rất ngon mà giá cả lại rất bình dân. Tiêu biểu là món cháo lòng.

Chỉ là một món ăn rất bình dân, gần như ở đâu cũng có, nhưng món cháo lòng Cái Tắc đã vang danh không chỉ trong tỉnh mà còn lan ra ở các tỉnh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Chẳng phải vô cớ mà một số nhà hàng lớn ở thành phố Cần Thơ, mỗi khi có tổ chức hội ẩm thực đều có trương băng quảng cáo cho món cháo lòng Cái Tắc này. Nhiều người ở xa có dịp ghé Cái Tắc ăn tô cháo lòng một lần có chung nhận xét là ngon hơn những nơi khác.

Về thăm dòng kênh Tình anh bán chiếu

 “Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kênh Ngã Bảy. Cô gái năm xưa sao chẳng thấy ra... chào” - đoạn vô vọng cổ thật mùi nói trên của nghệ sĩ Út Trà Ôn trong bài Tình anh bán chiếu quá quen thuộc với số đông bà con vùng sông nước miền Tây Nam bộ.

Nhưng có lẽ không mấy người biết đích xác đâu là “bờ kênh Ngã Bảy” trong bài ca cổ, nơi để lại nỗi sầu tê tái cho chàng bán chiếu si tình.

Nơi từng là chợ nổi Phụng Hiệp cũ - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Từ Cần Thơ theo quốc lộ 1A về hướng Sóc Trăng chừng 30km là tới thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Từ thị trấn huyện “lên” thị xã từ năm 2006, Ngã Bảy nay phố thị sầm uất, trên bến dưới thuyền.




Bên dòng kinh xáng Xà No



Kinh xáng Xà No là tuyến đường thủy hết sức quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế miền Hậu Giang. Ảnh: Mai Lý

Theo quốc lộ 1A, từ thành phố Cần Thơ đi về phía nam chừng 15km, đến ngã ba Cái Tắc rẽ phải, du khách sẽ vào địa phận tỉnh Hậu Giang. Đi thêm 45km theo tỉnh lộ 61 ta sẽ tới thị xã Vị Thanh, đây là tỉnh lỵ của Hậu Giang mới thành lập năm 2000. Từ TPHCM, du khách có thể đi thẳng về Vị Thanh (240km) bằng xe khách của nhiều hãng tốc hành, khá thuận tiện, an toàn.

Đến Hậu Giang, sau khi tham quan những di tích, thắng cảnh như chợ nổi Ngã Bảy, lung Ngọc Hoàng (Phụng Hiệp), di tích chiến thắng Tầm Vu (Châu Thành A)... du khách về thị xã Vị Thanh dạo chơi, ngắm nhìn dòng kinh Xà No thơ mộng, dập dìu tàu, ghe xuôi ngược.


Về Ô Môn thưởng thức khô chạch nướng



Khô cá chạch nướng chấm mắm me. Ảnh: Tương Tâm 

Cá chạch đồng (chạch bùn) là loài cá nước ngọt, sống ẩn mình dưới bùn nơi sông rạch, theo con nước chúng ngoi đầu lên tìm các phiêu sinh vật hoặc bọt nước để ăn. Thân cá chạch tròn dẹt, khi trưởng thành dài khoảng một gang tay. Da cá trơn láng có màu vàng nâu hoặc xám đen. Đầu và miệng nhỏ, mắt bé, vảy cá nhỏ li ti ẩn sâu dưới da, và nơi phần đuôi có những chấm tròn đen. 


Nem nướng Cái Răng



Nem nướng của cô Thu ở Cái Răng. Ảnh: Phương Kiều

Từ hình thức của món ăn cho đến cách bán hàng đều khác lạ, không thuận tiện - nếu không nói là khó khăn cho thực khách; thế mà hàng bán chạy chỉ vì chất lượng món ăn. Muốn ăn nem nướng, khách phải điện thoại đặt trước với điều kiện đặt từ 1 ký trở lên; rồi đúng hẹn khách phải tự đến nơi nhận nem đem về. Cách buôn bán này có từ rất lâu đời của một lò nem nướng ở trung tâm quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.

Đó chỉ là một căn nhà bình thường, không có bàn ghế để khách ngồi nhẩn nha thưởng thức từng gói nem nướng ngon ngọt với mấy chai bia. Cho nên muốn có nem nướng, khách phải điện thoại đặt trước, số điện thoại này, đa số ai ở Cái Răng cũng thông thuộc. Cây nem nướng ở đây cũng “không giống ai” vì đó là những chiếc nem dài chừng một gang tay, bự và tròn khoảng hai lóng tay người lớn, như một cây xúc xích cỡ bự.

Bánh ú nước tro Cần Thơ



Bánh ú nước tro. 

Mâm cỗ cúng ông bà trong dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5) của gia đình tôi không bao giờ thiếu món bánh ú nước tro. Tôi còn nhớ khi làm món bánh này, má tôi phải chuẩn bị tỉ mỉ mọi thứ nguyên liệu như nếp, nước tro, lá chuối, lạt buộc cùng những gia vị khác.

Trước hết, má chọn loại nếp rặt (không lẫn tạp chất) cũ, ngon cho vào thau. Tro bếp là loại loại tro dừa (hoặc rơm, rạ) sàng sạch lấy phần mịn cho vào hũ hòa với nước lạnh (có độ mặn, không quá nhạt) để một đêm cho lắng. Sáng hôm sau, má dùng cái mủng vùa (vật dụng dùng múc nước ở quê là phân nửa cái gáo dừa), gạn lấy phần nước trong cho vào thau nếp ngâm (nước xăm xắp cỡ lóng tay) khoảng 4 tiếng.