11 thg 1, 2013

Bên dòng kinh xáng Xà No



Kinh xáng Xà No là tuyến đường thủy hết sức quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế miền Hậu Giang. Ảnh: Mai Lý

Theo quốc lộ 1A, từ thành phố Cần Thơ đi về phía nam chừng 15km, đến ngã ba Cái Tắc rẽ phải, du khách sẽ vào địa phận tỉnh Hậu Giang. Đi thêm 45km theo tỉnh lộ 61 ta sẽ tới thị xã Vị Thanh, đây là tỉnh lỵ của Hậu Giang mới thành lập năm 2000. Từ TPHCM, du khách có thể đi thẳng về Vị Thanh (240km) bằng xe khách của nhiều hãng tốc hành, khá thuận tiện, an toàn.

Đến Hậu Giang, sau khi tham quan những di tích, thắng cảnh như chợ nổi Ngã Bảy, lung Ngọc Hoàng (Phụng Hiệp), di tích chiến thắng Tầm Vu (Châu Thành A)... du khách về thị xã Vị Thanh dạo chơi, ngắm nhìn dòng kinh Xà No thơ mộng, dập dìu tàu, ghe xuôi ngược.


Về Ô Môn thưởng thức khô chạch nướng



Khô cá chạch nướng chấm mắm me. Ảnh: Tương Tâm 

Cá chạch đồng (chạch bùn) là loài cá nước ngọt, sống ẩn mình dưới bùn nơi sông rạch, theo con nước chúng ngoi đầu lên tìm các phiêu sinh vật hoặc bọt nước để ăn. Thân cá chạch tròn dẹt, khi trưởng thành dài khoảng một gang tay. Da cá trơn láng có màu vàng nâu hoặc xám đen. Đầu và miệng nhỏ, mắt bé, vảy cá nhỏ li ti ẩn sâu dưới da, và nơi phần đuôi có những chấm tròn đen. 


Nem nướng Cái Răng



Nem nướng của cô Thu ở Cái Răng. Ảnh: Phương Kiều

Từ hình thức của món ăn cho đến cách bán hàng đều khác lạ, không thuận tiện - nếu không nói là khó khăn cho thực khách; thế mà hàng bán chạy chỉ vì chất lượng món ăn. Muốn ăn nem nướng, khách phải điện thoại đặt trước với điều kiện đặt từ 1 ký trở lên; rồi đúng hẹn khách phải tự đến nơi nhận nem đem về. Cách buôn bán này có từ rất lâu đời của một lò nem nướng ở trung tâm quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.

Đó chỉ là một căn nhà bình thường, không có bàn ghế để khách ngồi nhẩn nha thưởng thức từng gói nem nướng ngon ngọt với mấy chai bia. Cho nên muốn có nem nướng, khách phải điện thoại đặt trước, số điện thoại này, đa số ai ở Cái Răng cũng thông thuộc. Cây nem nướng ở đây cũng “không giống ai” vì đó là những chiếc nem dài chừng một gang tay, bự và tròn khoảng hai lóng tay người lớn, như một cây xúc xích cỡ bự.

Bánh ú nước tro Cần Thơ



Bánh ú nước tro. 

Mâm cỗ cúng ông bà trong dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5) của gia đình tôi không bao giờ thiếu món bánh ú nước tro. Tôi còn nhớ khi làm món bánh này, má tôi phải chuẩn bị tỉ mỉ mọi thứ nguyên liệu như nếp, nước tro, lá chuối, lạt buộc cùng những gia vị khác.

Trước hết, má chọn loại nếp rặt (không lẫn tạp chất) cũ, ngon cho vào thau. Tro bếp là loại loại tro dừa (hoặc rơm, rạ) sàng sạch lấy phần mịn cho vào hũ hòa với nước lạnh (có độ mặn, không quá nhạt) để một đêm cho lắng. Sáng hôm sau, má dùng cái mủng vùa (vật dụng dùng múc nước ở quê là phân nửa cái gáo dừa), gạn lấy phần nước trong cho vào thau nếp ngâm (nước xăm xắp cỡ lóng tay) khoảng 4 tiếng.


Quán ca cổ trên chợ nổi Cái Răng



Hai nghệ nhân đang đờn ca phục vụ khách trong quán cà phê nhà bè trên chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Nguyễn Ngọc Tuyết 

Anh bạn rủ đi chợ nổi uống cà phê, nghe ca cổ. Chợ nổi Cái Răng thì mình đi nhão cả rồi, mỗi lần bạn bè nơi khác đến Cần Thơ mình vẫn dẫn ra chợ nổi tham quan mà. Nhưng vô Cái Răng uống cà phê nghe cũng hay, coi như đổi quán một bữa, lại có màn thưởng thức ca cổ thì càng vui. Vậy là sáng sớm, mấy người bạn cùng xuống bến tàu du lịch mướn tàu vào Cái Răng.

Khu chợ nổi họp mỗi sáng cách chân cầu Cái Răng khoảng 500 thước đông đúc ghe xuồng tụm lại dài theo mặt sông, mấy cây bẹo treo trước mũi ghe lủng lẳng nào khóm, nào cam, củ khoai, củ sắn và trăm thứ khác. Bữa nay cận tết nên cam, bưởi, dưa hấu, vú sữa đầy ghe và đã có nhiều xuồng chở hoa kiểng cho người mua chưng tết… Mấy con tàu du lịch cứ tới lui nườm nượp chở khách nước ngoài vẻ háo hức với những chiếc máy ảnh, quay phim. Cảnh vật, không khí trên khu chợ nổi đã bắt đầu rộn ràng không khí tết tuy có vẻ không được sung như mọi năm.

Về Cần Thơ thăm nhà cổ Bình Thủy


Mặt trước ngôi nhà 5 gian ở Bình Thủy. 

Có một điểm tham quan ở Cần Thơ, du khách có dịp về đòng bằng sông Cửu Long không nên bỏ qua là ngôi nhà cổ của gia đình họ Dương xây từ năm 1870 tại số 26/1A đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Ngôi nhà cổ 5 gian 2 mái này được gia đình họ Dương xây dựng theo kiến trúc Pháp đến nay gần 150 năm, vẫn còn khá nguyên vẹn. Địa chỉ này còn có một tên gọi khác là vườn lan Bình Thủy, bởi hậu duệ đời thứ 5 sinh trưởng trong ngôi nhà này là ông Dương Văn Ngôn có thú chơi hoa kiểng, xương rồng. Vào thập niên 1960, ông Ngôn sưu tầm được nhiều giống hoa lan quý hiếm rồi bắt đầu tổ chức các hội chơi lan và kết hợp đón khách du lịch đến tham quan ngôi nhà cổ vào những năm 1980 để những người cùng sở thích có dịp trao đổi kinh nghiệm tìm hiểu và cùng thưởng thức thú chơi hoa và làm thơ. Hiện nay, hậu duệ đời thứ 6 là ông Dương Minh Hiển cùng gia đình tiếp tục kế thừa và giữ gìn ngôi nhà.