3 thg 5, 2025

Du khách nườm nượp đổ về đảo hình thành từ núi lửa

Khoảng 7.000 khách đổ về đảo Lý Sơn, thăm hang Câu, chùa Hang, tắm biển bãi Sau và xem lễ hội đua thuyền tứ linh từ 30/4 đến 2/5.

Du khách đến cảng Sa Kỳ, qua cổng kiểm soát an ninh để ra đảo Lý Sơn, ngày 30/4.

Theo thống kê của Ban Quản lý cảng Sa Kỳ - Lý Sơn, trong hai ngày 30/4 và 1/5, có khoảng 6.000 du khách ra Lý Sơn du lịch, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước và tăng gấp 5-7 lần so với ngày thường.

Ghé thăm Hiền Lương - Bến Hải, điểm đến của khát vọng hòa bình

Những ngày tháng 4 lịch sử, từng đoàn người trên hành trình Bắc - Nam đã dừng chân tham quan Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, điểm đến của khát vọng hòa bình.

Giữa những ngày tháng Tư tại Quảng Trị, cây cầu Hiền Lương in bóng dưới dòng sông lịch sử Bến Hải, như gạch nối giữa hai bờ thời gian. Những bước chân chầm chậm trên cầu, dừng lại nơi vạch sơn trắng, lặng im, chạm vào ký ức chiến tranh…

Cầu Hiền Lương in bóng trên sông Bến Hải

Du lịch cộng đồng bản làng Thái Hải - sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia

Từng nhận giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất” của Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism), mô hình "Du lịch văn hóa dân tộc Tày Bản làng Thái Hải" ở xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã được nhận chứng chỉ Sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Cách Hà Nội chừng 70 km, làng Thái Hải ở xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên là một bản làng đậm đà bản sắc văn hóa Tày. Điều du khách ấn tượng đầu tiên khi tới đây đó là sự sạch sẽ và nề nếp. Du khách đến Thái Hải được bà con dân bản đón tiếp giống như đón người thân về nhà. Người Tày vốn rất hiếu khách, trước cổng làng luôn có một cái mõ. Khi đến, khách dùng gậy đánh vào mõ. Tiếng mõ vang vọng khắp làng để người dân biết chuẩn bị tiếp khách quý.

Du khách Nguyễn Thị Thu Thảo (Hà Nội) chia sẻ cảm nhận: "Bà con dân làng rất nhiệt tình và hiếu khách, không khí trong lành mát mẻ, đồ ăn khá ngon. Tôi thấy ở đây rất gần gũi, khác với các khu du lịch khác và không quá đông người. Tôi có cảm giác như mình được về quê nhà nên thấy rất thoải mái".

Bản làng Thái Hải ở xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên

Thăm di tích Cột mốc số 0 trên tuyến đường Trường Sơn

Di tích Cột mốc số 0 (Di tích Km0) thuộc thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, tự hào là nơi khởi nguồn của con đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Đây là một trong những di tích tiêu biểu thuộc Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2013.

Di tích Km0 - Tân Kỳ là một trong các di tích tiêu biểu nằm trong tổng thể Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước) đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Với thế hệ trẻ hôm nay, di tích Cột mốc số 0 trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại là bài học quý giá nhất, sinh động nhất về những năm tháng chiến tranh.

Chị Phạm Thu Hằng - hướng dẫn viên tại di tích Cột mốc số 0 cho biết: "Đây không chỉ là những hiện vật có giá trị lịch sử trong thời kỳ chiến tranh, ngày nay những hiện vật này thể hiện tinh thần chiến đấu, anh dũng của quân và dân ta từ tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại".

2 thg 5, 2025

Ngắm hoa ngô đồng nở bung sắc hồng trong Đại nội Huế

Ngô đồng là loại cây được mệnh danh là "vương giả chi hoa" gắn liền với đền đài, cung điện thời xưa.

Vào mỗi mùa cây ngô đồng nở hoa, Hoàng cung Huế lại thu hút khách đổ về tham quan, chiêm ngưỡng sắc hoa tím hồng rực rỡ một góc trời. Ảnh: Đình Hoàng

Dấu ấn lịch sử không thể quên trên mảnh đất Tân Châu

Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là địa bàn chiến lược trọng yếu, “chiếc giáp sắt” bảo vệ thủ đô Hà Nội, kho dự trữ chiến lược, “chiếc cầu nối” giữa miền Bắc với miền Nam. Những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa góp phần quan trọng làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Bản anh hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh. Những đóng góp ấy được thể hiện sinh động trong những di tích, hiện vật, kỷ vật, trong những hồi ức, kỷ niệm của các nhân chứng lịch sử. Trong đó, Di tích Hầm chỉ huy của Tỉnh đội Thanh Hóa thời kỳ chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ (xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa) nhắc nhớ một giai đoạn đấu tranh kiên cường, anh dũng của quân và dân Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung.

Hầm chỉ huy của Tỉnh đội Thanh Hóa thời kỳ 1965-1973.

Mênh mang... Cửa Đặt

Nắng hè đã bắt đầu nhuộm vàng rực rỡ, một vùng Cửa Đặt phong thủy hữu tình, hội sơn tụ thủy, lắng đọng nhiều giá trị lịch sử - văn hóa như đang cất cao lời mời gọi bước chân du khách đến với miền Quế Ngọc Châu Thường mà vui, mà khám phá...

Một vùng non nước Cửa Đặt (Thường Xuân). Ảnh: H.T

Cửa Đặt là vùng cửa sông, nơi sông Đặt chảy từ vùng “5 xuân” ra hòa vào sông Chu. Nơi đây đã từng là một phố nhỏ với non nước hữu tình, có bến sông, cồn cát. Một thời gian dài từ khi thực dân Pháp tiến hành khai thác gỗ ở Thường Xuân (đầu thế kỷ XX) cho đến những năm 1980, Cửa Đặt là bến bãi tập kết gỗ, lâm sản từ vùng Trịnh Vạn xuôi sông Đặt ra, từ tổng Nhân Sơn xuôi sông Khao, sông Chu xuống.

Kỳ bí hang Dơi

Tính trong 3 tháng đầu năm 2025, xã Thành Sơn (Bá Thước) đón gần 9.000 khách du lịch. Trong đó, hang Dơi (thôn Kho Mường) đang là điểm đến hấp dẫn, đặc biệt là với khách nước ngoài.

Hang Dơi có nhiều khối nhũ đá khổng lồ hình thù độc đáo. Ảnh: Lê Minh Ty

Cách trung tâm huyện Bá Thước khoảng 30 km với nửa giờ đồng hồ di chuyển, thôn Kho Mường nằm sâu trong vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên quốc gia Pù Luông. Thôn có 63 hộ dân với 326 khẩu. Nơi đây, gần như tách biệt với thế giới bên ngoài, đặc biệt là thôn Kho Mường vẫn giữ nguyên nét đẹp thơ mộng vốn có với hệ thống hang động, suối đá kỳ thú... Thiên nhiên đã vô cùng “ưu ái” khi “ban phát” cho vùng đất nghèo này phong cảnh thật hữu tình.

1 thg 5, 2025

Lễ đổi gác ở Đại Nội Huế

Đại Nội Huế, kinh thành xưa của triều Nguyễn, không chỉ là một quần thể kiến trúc đồ sộ mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc. Một trong những nghi thức cung đình độc đáo được tái hiện tại đây là lễ đổi gác, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng.

Lễ đổi gác là một nghi thức quân sự truyền thống của triều Nguyễn, được thực hiện hàng ngày để đảm bảo an ninh cho Hoàng cung. Nghi thức này thể hiện sự nghiêm trang, kỷ luật của quân đội triều đình, đồng thời mang ý nghĩa tâm linh, trừ tà, bảo vệ sự bình yên cho nhà vua và triều đình.

Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phục dựng và tái hiện nghi thức đổi gác tại khu vực Ngọ Môn, cổng chính của Hoàng thành Huế. Lễ đổi gác được thực hiện bởi các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, với trang phục, đạo cụ và nghi lễ được phục dựng theo đúng nguyên bản.

Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ

8 năm làm quân sư cho chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Đào Duy Từ là một kiệt tướng, một học giả, chính trị gia, chiến lược gia, kiến trúc gia, kỹ thuật gia... đồng thời là người góp phần quan trọng định hình được nhà nước, địa lý, và bản sắc Đàng Trong.

Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ được thờ phụng hương khói trang nghiêm. Ảnh: Kiều Huyền