30 thg 1, 2025

Bản làng Kon Tum trồng dược liệu, làm du lịch thoát nghèo

Ngôi làng du lịch Tu Thó có nhiều căn nhà hướng ra đồi. Từ đây, du khách có thể săn mây, ngắm những vườn hoa hồng Bulgaria.

Một góc làng du lịch Tu Thó ở miền núi Kon Tum. Ảnh: Thanh Tuấn

Làng tái định cư thôn Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, được xây dựng cách đây 5 năm nhằm đưa các hộ đồng bào Xơ Đăng ở vùng có nguy cơ sạt lở về sinh sống an toàn.

Anh A Dâm, một người dân làng Tu Thó, chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi sống trong cảnh khó khăn, nghèo khổ, mỗi mùa mưa bão luôn lo sợ sạt lở, đất đá vùi lấp, nguy hiểm đến tính mạng”.

Vị tết từ mứt đậu vườn nhà

Ngay từ lúc ngoại bắt đầu thổi lửa rim đậu đến lúc đường sến lại, mùi thơm nồng nàn tỏa ra từ gian bếp, với tôi một mùa xuân như vậy đã ấm áp, đủ đầy.

Vị mứt đậu trắng vườn nhà ngọt bùi.

Vườn nhà ngoại quanh năm trồng được rất nhiều rau trái, đặc biệt đất khá hợp với các loại đậu: đậu cô ve, đậu ván, đậu ngự… Riêng đậu trắng gần như không có sâu bệnh. Năm này nối năm khác, cứ đầu tháng 9 ngoại đã vun đất trồng đậu.

29 thg 1, 2025

Nhớ tranh Tết làng Sình

Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước với bộ lịch tường năm 2018 được làm theo phong cách tranh dân gian làng Sình. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ngày xưa, vào những ngày giáp Tết, khắp các khu chợ ở Huế đâu đâu cũng có bày bán tranh làng Sình, loại tranh thờ nổi tiếng của làng Lại Ân ở Huế, thành ra cứ nhắc đến tranh làng Sình là người Huế lại nôn nao nỗi nhớ Tết về.

Tranh làng Sình là dòng tranh dân gian có từ lâu đời ở Huế, xưa kia có thể sánh ngang với các dòng tranh nổi tiếng khác như tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ ở ngoài Bắc.

Mứt dừa sợi - tết xưa thương nhớ

Thành thói quen, tết nào tôi cũng sên một mẻ dừa sợi. Đó như cách để tôi về thăm lại tết của chính mình...

Mứt dừa sợi từ màu lá cẩm, lá dứa, sữa đặc đúng vị xưa

Tết năm nọ, một người bạn định cư lâu năm ở Úc về nước. Bạn ghé thăm nhà, chúc tết tôi ngay ngày đầu năm, mắt tròn mắt dẹt trước chậu lá cẩm sum sê tôi ưu ái để ngay hàng hiên, với bụi lá dứa xanh rì.

Trải nghiệm du xuân ở vùng cao sơn ngọc quế

Vùng đất cao sơn ngọc quế - nơi có nhiều tiềm năng, lợi thế là điểm đến giúp du khách có thêm trải nghiệm thú vị, khám phá nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Quảng Nam trong mùa xuân này.

Học sinh tham gia trải nghiệm văn hóa ở Làng văn hóa Cao Sơn. Ảnh: V.L

Sương sâm - Ngọt ngào hương vị tuổi thơ

Thế hệ 8X, 9X chắc hẳn ai cũng từng biết đến món sương sâm - món ngon dân dã được chế biến từ loại lá của dây leo hoang dại, dây dại này có sức sống mãnh liệt, mọc quanh năm nơi các bờ vườn ở miền Tây.

Thuở bé, con nít xóm tôi thích nhất là đi hái lá sâm về, cùng nhau vò rồi chờ cho sương sâm đặc lại, hí hửng múc từng muỗng ăn với nước cốt dừa, hay sữa đặc, đơn giản hơn là ăn với đường cát trắng thêm viên đá lạnh cũng ngon hết sẩy.

Ngày nay, khi có quá nhiều món ăn vặt hấp dẫn rao bán từ quê ra phố để sắp nhỏ tha hồ chọn lựa, nhưng hễ có điều kiện và thời gian là các bà, các mẹ quê tôi sẽ chiêu đãi món ngon này để các con được nếm thử vị tuổi thơ ngọt ngào, thơm mát. Thử nghĩ, dùng muỗng múc một miếng sương sâm màu xanh thẫm cho vào miệng nhai từ từ. Vị thanh, giòn, dai của sương sâm, hoà lẫn vị mát lạnh của đá, ngọt của đường, béo của nước cốt dừa thì tuyệt vời biết mấy!

Lá sương sâm ngon phải là lá già, có màu xanh sậm (khi vò có nhiều nhựa, dai, không bở).

28 thg 1, 2025

Tri Tôn - lấp lánh huyền tích miền biên viễn An Giang

Sự linh thiêng của vùng đất bán sơn địa Tri Tôn như thăng hoa trên nền đầy sắc màu huyền tích của cuộc giao thoa văn hóa cộng đồng 3 dân tộc…

“Trung tâm” Thất Sơn

Nếu Thất Sơn (Bảy Núi) là danh xưng mang tính biểu tượng linh thiêng cho vùng đất bán sơn địa ở An Giang, thì Tri Tôn được xem là trung tâm của danh xưng này cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Theo “Địa chí An Giang”, toàn tỉnh có 8 cụm núi với 37 ngọn độc lập. Núi ở An Giang bắt nguồn từ Núi Nổi (Phù sơn, thị xã Tân Châu), sau khi đi qua Châu Đốc, Tri Tôn, Tịnh Biên rồi kết thúc tại Thoại Sơn. Nối các điểm này lại, ta có hình ảnh chiếc cung đang căng dây, mũi hướng về phía biển Tây. Trong đó, Tri Tôn chính là phần đỉnh của cánh cung.

Sân đua bò tại Tri Tôn. Ảnh: Thanh Mai

Thăm quê “Mẹ Tơm” ngày cuối năm

Chiều cuối năm Giáp Thìn 2024, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chúng tôi về thăm quê nhà “Mẹ Tơm” ở thôn Đông Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc. Khu Di tích lịch sử cách mạng Nhà bà Nguyễn Thị Quyển (mẹ Tơm) bình yên linh thiêng, với cành đào trước sân đã bung nở những cánh hoa tươi thắm, chậu cúc vàng rực khoe sắc trong nắng xuân.

Ngày 8/9/2009, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định xếp hạng nhà bà Nguyễn Thị Quyển (mẹ Tơm) xã Đa Lộc (Hậu Lộc) là “Địa điểm di tích lịch sử cách mạng”. Hình ảnh: Tấm biển chỉ dẫn vào Khu di tích lịch sử cách mạng mẹ Tơm được đặt trang trọng, thuận lợi cho Nhân dân, du khách đến dâng hương, tham quan di tích.

Không gian văn hóa - tâm linh Thái miếu nhà Hậu Lê

Tọa lạc trên phố Kiều Đại, trải qua 220 năm lịch sử với biết bao “vật đổi sao dời”, Thái miếu nhà Hậu Lê vẫn đinh ninh nét trầm mặc, cổ kính, linh thiêng. Lịch sử hình thành và phát triển của Thái miếu nhà Hậu Lê bắt đầu từ dấu mốc năm 1805, vua Gia Long cho dời Thái miếu nhà Hậu Lê từ Thăng Long về đất Bố Vệ. Thái miếu được xây dựng trên nền điện “Chiêu hòa” cũ - vốn là điện thờ Tuyên Từ Nhân ý, Chiêu túc Hoàng Thái hậu, vợ của vua Lê Thái tông. Nơi đây thờ các vị hoàng đế, hoàng thái hậu cùng các công thần triều Hậu Lê.

Những ngày cuối năm, nhiều bạn trẻ đến Thái miếu nhà Hậu Lê dâng hương lễ tạ và chụp ảnh lưu niệm.

Chuối ngào đường ăn Tết

Mặc dù thị trường Tết đa dạng các loại bánh, mứt, nhưng người dân quê vẫn thích tự tay chế biến những món ăn từ nguyên liệu là sản vật địa phương. Gia đình quây quần rôm rả, mỗi người mỗi việc để làm nên những chiếc bánh tuy giản đơn mà thơm ngon, tròn vị.

Món chuối ngào đường được nhiều người chọn làm, với nguyên liệu chuối xiêm có sẵn sau vườn và cách thực hiện đơn giản, nhanh chóng. Chuối xanh bỏ vỏ, thái lát, phơi ráo rồi ướp đường, đem chiên, hoặc sau khi chiên giòn thì áo đường đều được.

Bình dị, dân dã từ tên gọi đến cách chế biến, song hương vị bánh quê là ký ức tuổi thơ của bao người, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá ẩm thực của người dân Nam Bộ.

Với món chuối ngào đường, chuối xanh được tách vỏ, ngâm nước phèn chua hay chanh cho bớt mủ (nhựa).