3 thg 12, 2024

Pù Luông - Mùa đông ngủ yên trên triền núi

Mỗi độ đông về, Pù Luông - một vùng đại ngàn hùng vĩ phía tây Thanh Hóa với đồi núi trập trùng, rừng xanh bạt ngàn, lại trơ nên thâm trầm, tĩnh lặng hơn bao giờ hết. Và, tâm hồn lữ khách dường như cũng lắng lại theo những làn sương mờ ảo.

Trên con đường dẫn lên đỉnh núi, những tia nắng mặt trời le lói qua tầng mây dày, rọi xuống thành từng vệt sáng yếu ớt. Gió lạnh ùa về, thổi qua rừng trúc, rừng luồng lay cho lá vàng rụng xuống, phủ lên mặt đất một lớp vàng úa như muốn nhẹ nhàng che giấu nỗi buồn của mùa. Con đường mòn hoang vắng hơn, như thể đã ngủ quên trong giá lạnh, mặc cho thời gian lặng lẽ trôi.

Sắc vàng trên những thửa ruộng bậc thang đã qua mùa gặt. Ảnh Tiến Đông.

Đất Mường Xia và Tướng quân Tư Mã Hai Đào

Về Mường Xia (nay là xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn), chúng ta được nghe những câu chuyện dẹp giặc, yên dân của Tướng quân Tư Mã Hai Đào được truyền lại và trở thành nguồn sức mạnh tinh thần trong lòng bao thế hệ ở vùng biên giới xứ Thanh.

Đền thờ Tướng quân Tư Mã Hai Đào được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân trong vùng. Ảnh: Khắc Công

2 thg 12, 2024

Tụt mood ở bảo tàng Đắk Lắk

Bảo tàng Đắk Lắk được xây dựng trong khuôn viên của nơi mà ngày xưa là Biệt điện Bảo Đại. Khuôn viên này rộng gần 1 ha với nhiều cây xanh, thảm cỏ. Ngôi biệt điện Bảo Đại vẫn còn được giữ lại làm nơi tham quan. Do đó, đến đây ta sẽ tham quan cả 2 điểm luôn (mua vé 2 lần).

Bảo tàng Đắk Lắk. Ảnh: PHN

Bảo tàng Đắk Lắk được thiết kế mô phỏng hình dáng nhà dài của người Ê Đê với chất liệu hiện đại rất độc đáo. Nơi đây còn là một trong 5 Bảo tàng Việt Nam được xây dựng với sự hợp tác của các chuyên gia về bảo tàng học của Cộng hòa Pháp và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong khuôn khổ Dự án phát huy di sản bảo tàng Việt Nam.

Đọc những lời giới thiệu hấp dẫn như vậy, khi bước chân vào nơi trước đây là Biệt điện Bảo Đại, nhìn thấy tòa nhà bảo tàng uy nghi tui thấy phấn khích vô cùng. Tội gì không chụp một tấm hình để check-in!


Bước vô bảo tàng mua vé tham quan, tui hơi ngỡ ngàng vì sảnh ở tầng trệt của bảo tàng trống trải và có một khoảnh bày biện giống một gian hàng nhỏ trong hội chợ, đề là Quầy hàng lưu niệm. Chưa thấy dáng vẻ gì chuyên nghiệp, hiện đại như giới thiệu.

Quầy hàng lưu niệm giống một gian hàng hội chợ. Ảnh: PHN

Một góc khác ở tiền sảnh của bảo tàng. Ảnh: PHN

Vì tụi tui đi chỉ có 2 người, tui và một anh bạn già cùng tuổi, nên cùng tháp tùng một đoàn mua vé trước đó để đi theo người thuyết minh.

Đoàn khách mà tui tháp tùng có lẽ không phải của một công ty du lịch, mà là của một tổ chức ngoài Bắc, căn cứ vào giọng nói và kiểu nói chuyện của họ (nói nhiều, nói lớn tiếng). Và nhất là căn cứ vào phong thái của anh chàng (có lẽ là) trưởng đoàn. Anh chàng này thỉnh thoảng đệm vào giữa lời của cô thuyết minh những câu nói đùa - không, thực chất là những câu ghẹo gái - rất kém duyên, thô tục (đó là nói nhẹ, còn nói cho đúng thì phải gọi là mất dạy), và chẳng có tí gì liên quan đến văn hóa du lịch.

Một số hiện vật trưng bày ở bảo tàng Đắk Lắk. Ảnh: PHN

Về hình thức trưng bày và những hiện vật, hình ảnh trưng bày thì khách quan mà nói tuy không như tui kỳ vọng khi đọc những lời giới thiệu trên mạng nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu. Về phía người thuyết minh, trình bày trôi chảy, mạch lạc, nhưng... Cái mà cô thiếu là cái hồn, cái chất Tây nguyên. Khi cô giới thiệu về những nét văn hóa, những đồ dùng sinh hoạt, những tập tục... của người Tây nguyên ta nghe như một học sinh thuộc bài đang trả bài chớ không phải một người đang tâm tình cho ta nghe về những nét đẹp của quê hương mình.

Cũng không chê trách cô được, vì như lời tự giới thiệu cô là người Nghệ An, vào Tây nguyên sinh sống chưa lâu chớ không hề là dân bản xứ! Mà thật ra không cần giới thiệu, chỉ nghe giọng nói thôi là biết cô xuất thân từ nơi khác.

Thật tình, cho dù thuyết minh có tốt hơn đi nữa thì cảm xúc của tui cũng đã bay đi tứ tán rồi khi phải đi chung với một đám đông hỗn độn, trò chuyện huyên náo, được điểm tô thêm bằng những câu đùa thiếu hẳn sự có duyên!

Một số hiện vật trưng bày ở bảo tàng Đắk Lắk. Ảnh: PHN

Điểm nhấn đặc biệt của buổi tham quan - theo lời của hướng dẫn viên - là cả đoàn được xem một buổi chiếu phim đặc biệt. Đó là bộ phim về Chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột năm 1975.

Đó là một đoạn phim tài liệu mà có lẽ tôi, bạn đã từng xem đâu đó nhiều lần trong gần 50 năm qua về những tháng ngày bi thảm tháng 3/75 ở Buôn Ma Thuột. Bi thảm của bên thua cuộc, nhưng hùng tráng của bên thắng cuộc. Có khác chăng là trước nay bạn và tui xem ở một khung cảnh khác, còn bây giờ tui và anh bạn mình là 2 kẻ lẻ loi đại diện cho bên thua cuộc đang xem cùng một đám đông của bên thắng cuộc. Khán giả, người tổ chức chiếu phim và cả người làm phim đều là người của bên thắng cuộc.

Cái đám đông ấy hò hét, vỗ tay khi xe tăng của quân giải phóng tiến rầm rộ hay khi đạn pháo của quân giải phóng nổ vang. Và cười to khi màn ảnh chiếu những đoàn người chạy tán loạn...

Cao trào diễn ra ở cuối phim, khi đoàn quân giải phóng chiến thắng tiến vào Buôn Ma Thuột. Nhạc khải hoàn hùng tráng vang lên.

Như đám trẻ con chơi game hò hét khi trên màn hình hiện lên dòng chữ Congratulation! You Win!, đám đông trong trong khán phòng gào rú: Hoan hô! Thắng rồi! Thắng rồi! và vỗ tay ầm ĩ.

Bảo tàng Đắk Lắk. Ảnh: PHN

Anh bạn cùng đi run rẩy nắm tay tôi kéo ra khỏi phòng chiếu phim và lẩm bẩm chửi thề: ĐM! Anh không phải là người phục vụ trong quân đội VNCH, nhưng là người dân Tây nguyên, đã sống ở đây thời gian ấy và có rất nhiều người thân trong đám người thất thểu chạy loạn hồi tháng 3/1975 được thể hiện lại trong phim.

Còn tui, sự hưng phấn khi mới bước vô bảo tàng Đắk Lắk vốn đã giảm sút rất nhiều thì giờ tuột xuống tới tận đáy, đúng với cái từ mà giới trẻ ngày nay hay dùng: tụt mood!
💔💔💔

Tui ra khỏi bảo tàng Đắk Lắk, bước sang Biệt điện Bảo Đại. Bạn tui chắc bị tụt mood nặng quá nên biểu tui vô tham quan một mình đi, ảnh không vô.


Tui và bạn tui ở Biệt điện Bảo Đại. Ảnh: PHN

Người phụ trách thuyết minh ở đây lại cũng là một người Nghệ An. Bài thuyết minh của anh ta nhấn mạnh những thú vui chơi của Bảo Đại ở Đắk Lắk (vua mà) chớ không nói gì đến kiến trúc của biệt điện.

Tâm trạng cũng đã chùng xuống khá nặng nên tui cũng chẳng quan tâm gì, đi rảo qua các phòng để tham quan. Phải nói 2 điều:
  • Một là nếu chỉ tham quan các đồ nội thất trong biệt điện thì thua xa cái dinh khác như Dinh 1, Dinh 2, Dinh 3 ở Đà Lạt. Và tui nghĩ nếu so với biệt phủ của các quan thời nay chắc còn thua xa hơn nữa.
  • Hai là hiện giờ Biệt điện Bảo Đại chỉ là một công trình phụ trong khuôn viên thực sự của mình (công trình chính là Bảo tàng Đắk Lắk) nên không được chăm chút đúng mức.


Một số hiện vật bên trong Biệt điện Bảo Đại. Ảnh: PHN

Vậy là kết thúc chuyến tham quan Bảo tàng Đắk Lắk và Biệt điện Bảo Đại của tui. Bạn thấy thế nào? Vui không?

Phạm Hoài Nhân

Đặc sắc dòng gốm Biên Hòa


Làng gốm Biên Hòa nằm ven sông Đồng Nai thơ mộng với hơn 300 năm tuổi, nổi tiếng với 2 làng gốm lớn nhất đó là làng gốm Tân Vạn và cụm gốm Trường Mỹ thuật thực hành Biên Hòa đến này vẫn còn tồn tại và phát triển hưng thịnh. Chính nơi đây là nơi bắt nguồn của các làng gốm phương Nam nổi tiếng như gốm Bình Dương, gốm Thủ Đức…

Thế kỷ XVII, những lưu dân người Việt và người Hoa vào khai khẩn đất Đồng Nai và những thợ gốm định cư ở Cù lao Phố đã lập nên các lò gốm sản xuất các sản phẩm chủ yếu là: lu, khạp, ghè ống, tiểu sành…Một số địa danh như: bến Miểng Sành, rạch Lò Gốm ở Cù lao Phố cho thấy nghề làm gốm đã có ở nơi đây.

Dưới chân núi Chiếu Bạch

Cho đến tận ngày hôm nay, khi thời gian cùng biến ảo thời cuộc đã làm mất đi nhiều giá trị thì sự hiện diện của những ngôi chùa, đình, đền, bia đá cổ... trên nền bức tranh sơn thủy hữu tình vẫn đủ sức vẽ nên một vùng danh lam thắng cảnh, lịch sử - văn hóa tiêu biểu, độc đáo dưới chân núi Chiếu Bạch (nay thuộc xã Yến Sơn, Hà Trung).

Đền thờ Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu được trùng tu, tôn tạo năm 2006.

Thành hoàng làng Chu Văn Lương

Nằm bên sông Mã, đền thờ Chu Văn Lương trên đất làng Nam Ngạn (nay thuộc phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) là nơi thờ vị thành hoàng có công lập làng. Và Thành hoàng làng Chu Văn Lương cũng là nhân vật lịch sử, từng tham dự hội nghị Diên Hồng hiệu triệu quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông năm xưa.

Bên trong đền thờ Chu Văn Lương. Ảnh: Khánh Lộc

1 thg 12, 2024

Có một Thành phố Hồ Chí Minh xanh bên sông Sài Gòn


Nam Xuân Lạc, vẻ đẹp của lịch sử, tài nguyên và thiên nhiên

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc rộng hơn 4.100 ha, nằm ở vị trí cao hơn 800 mét so với mực nước biển, trải dài trên địa bàn các xã Đồng Lạc, Xuân Lạc, Bản Thi, Yên Thịnh thuộc huyện Chợ Đồn, có khí hậu quanh năm mát mẻ, thiên nhiên hùng vĩ cùng những dấu ấn lịch sử, văn hoá đặc sắc đang là tiền đề để tỉnh Bắc Kạn phát triển du lịch.

Tuyến đường đến Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc từ xã Bản Thi lên thôn Phja Khao, thôn Bình Trai đi qua hơn 10 km đường rừng, con đường ngoằn nghèo rộng chừng 3 đến 5 mét vừa đủ cho một xe tải đi qua, với những khúc cua tay áo bám theo sườn núi dốc đứng. Có lẽ cũng bởi vậy mà hơn một thế kỷ trôi qua, dấu tích minh chứng cho thời kỳ lịch sử gắn với mỏ chì kẽm lớn nhất Việt Nam và thế hệ các công nhân khai thác mỏ những năm 1900 tại đây vẫn gần như nguyên vẹn.

Đường hầm xuyên núi đá được các phu mỏ đào thủ công từ thời Pháp thuộc khai thác mỏ chì kẽm những năm 1990. Ảnh: Hiền Tú 

Nguyễn Thượng Hiền: Từ trí thức Nho học đến chí sĩ yêu nước

Là nhà nho yêu nước, Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền đã để lại gia tài văn chương đồ sộ với hơn 600 bài thơ. Nhưng hơn hết ông là một chí sĩ nổi bật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tác động không nhỏ đến các sĩ phu yêu nước của Thanh Hóa.

Với những gắn bó, đóng góp cho vùng đất xứ Thanh, Nguyễn Thượng Hiền được đặt tên cho một tuyến đường giữa lòng TP Thanh Hóa. Ảnh: KIỀU HUYỀN

Dòng sông “hóa đá” lộ ra giữa núi rừng Yên Bái

Sau bão lũ, tại huyện Văn Yên xuất hiện một dòng sông đặc biệt với những phiến đá xếp chồng lên nhau tạo nên cảnh quan độc đáo.

Sông Ngòi Hút, đoạn qua địa phận huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái mang vẻ khác lạ những ngày cạn nước. Ảnh: Trần Bùi