Tuyến đường đến Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc từ xã Bản Thi lên thôn Phja Khao, thôn Bình Trai đi qua hơn 10 km đường rừng, con đường ngoằn nghèo rộng chừng 3 đến 5 mét vừa đủ cho một xe tải đi qua, với những khúc cua tay áo bám theo sườn núi dốc đứng. Có lẽ cũng bởi vậy mà hơn một thế kỷ trôi qua, dấu tích minh chứng cho thời kỳ lịch sử gắn với mỏ chì kẽm lớn nhất Việt Nam và thế hệ các công nhân khai thác mỏ những năm 1900 tại đây vẫn gần như nguyên vẹn.
Đường hầm xuyên núi đá được các phu mỏ đào thủ công từ thời Pháp thuộc khai thác mỏ chì kẽm những năm 1990. Ảnh: Hiền Tú
Mỏ chì kẽm Chợ Điền tại thôn Phja Khao, xã Bản Thi thời Pháp thuộc. Ảnh: Tư liệu
Đầu cáp vận chuyển quặng từ thời Pháp thuộc vẫn gần như nguyên vẹn. Ảnh: Hiền Tú
Đi sâu vào lõi Khu bảo tồn là khu vực cảnh quan thiên nhiên độc đáo và đa dạng. Nơi đây có hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, thảm thực vật phong phú, đặc biệt là những cây gỗ nghiến, trai …cổ thụ hàng trăm năm tuổi được phân bổ khắp Khu bảo tồn. Ở giữa Khu bảo tồn là 2 thung lũng có địa hình bằng phẳng, diện tích lớn, có nguồn nước chảy quanh năm.
Đường chinh phục Nam Xuân Lạc men theo những vách núi đá, xung quanh là thảm thực vật dày đặc xen dưới những gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi
Cá thể Cu li quý hiếm thuộc nhóm IB vừa được phát hiện tại khu bảo tồn Nam Xuân Lạc. Ảnh: Tư liệu
Bờ kè đá được xếp công phu, không cần mạch vôi vữa kết dính vẫn tồn tại chắc chắn hàng trăm năm nay. Ảnh: Hiền Tú
Cáp treo khai thác quặng thời Pháp thuộc. Ảnh: Tư liệu
Mỏ chì kẽm Chợ Điền tại thôn Phja Khao, xã Bản Thi thời Pháp thuộc. Ảnh tư liệu
Mỏ chì kẽm Chợ Điền tại thôn Phja Khao, xã Bản Thi thời Pháp thuộc. Ảnh tư liệu
Đề án đặc biệt chú trọng việc nâng cao vai trò bảo tồn, phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, khai thác hiệu quả tiềm năng cảnh quan, môi trường sinh thái tự nhiên của rừng đặc dụng trong Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái gắn với công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Mục tiêu xây dựng Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của khu vực và nằm trong Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương.
Sắc tử chùm tụ tán - loài hoa đặc trưng trên đỉnh núi Phja Khao thuộc khu bảo tồn Nam Xuân Lạc. Ảnh: Hiền Tú
Bài: Hiền Tú - Ảnh: Hiền Tú, Tư Liệu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét