23 thg 11, 2024
Trải nghiệm không thể bỏ qua ở Trà Quế - làng du lịch tốt nhất thế giới
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm du lịch hòa mình vào thiên nhiên và đời sống người dân sở tại, nơi bạn có thể cảm nhận sự bình yên và khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống, làng rau Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) chính là điểm đến lý tưởng. Bạn sẽ có những trải nghiệm khó quên và độc đáo ở đây. Trà Quế vừa được vinh danh là “Làng du lịch tốt nhất thế giới”.
22 thg 11, 2024
Ngôi nhà cổ bằng gỗ mít hơn 150 tuổi, lưu giữ nhiều "báu vật" gia truyền
Nhà cổ của gia đình ông Đồng Viết Mão là một trong 8 ngôi nhà bằng gỗ mít "độc nhất vô nhị", được lưu giữ và bảo tồn nguyên gốc, còn sót lại tại làng cổ Lộc Yên, Quảng Nam.
Làng cổ Lộc Yên, thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, cách trung tâm tỉnh Quảng Nam khoảng 40 km về phía tây nam. Làng được hình thành và phát triển vào thế kỷ XV-XVI với các ngôi nhà gỗ, ngõ đá, bờ rào bằng cây chè tàu và những vườn cây trái xanh mát.
Đến nay, trải qua 7 đời, làng Lộc Yên có nhiều tộc họ cùng sinh sống thuận hòa bên nhau trong ngôi làng có tổng diện tích 279 ha, nhà cửa dựa vào lưng núi, phía trước hướng ra cánh đồng lúa rất thông thoáng.
Làng cổ Lộc Yên, thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, cách trung tâm tỉnh Quảng Nam khoảng 40 km về phía tây nam. Làng được hình thành và phát triển vào thế kỷ XV-XVI với các ngôi nhà gỗ, ngõ đá, bờ rào bằng cây chè tàu và những vườn cây trái xanh mát.
Đến nay, trải qua 7 đời, làng Lộc Yên có nhiều tộc họ cùng sinh sống thuận hòa bên nhau trong ngôi làng có tổng diện tích 279 ha, nhà cửa dựa vào lưng núi, phía trước hướng ra cánh đồng lúa rất thông thoáng.
Cận cảnh di tích đặc biệt có 5 bảo vật quốc gia ở Bạc Liêu
Tháp Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, có 5 bảo vật quốc gia.
Mùa dế đồng
Mùa dế bắt đầu khi những cơn mưa rào ào ạt đổ xuống. Ít ai biết rằng những chú dế đồng đen đũi lại trở thành món ăn bổ dưỡng mà người dân vùng Gò Nổi (Điện Bàn) rất yêu thích.
Về Tịnh Khê thưởng thức rau ráng xào tỏi
Là người thích ăn rau xào nên nghe giới thiệu về món rau ráng xào tỏi, tôi rất thích và có chút hiếu kỳ, bởi lần đầu nghe tên món rau ráng.
21 thg 11, 2024
Thác nước kỳ vĩ trên cao nguyên Sìn Hồ
Giữa núi rừng điệp trùng cao nguyên Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, dòng thác Nậm Lúc hiện ra như những dải lụa trắng mềm mại với phong cảnh hữu tình, thơ mộng chẳng khác nào chốn "bồng lai tiên cảnh" làm mê đắm lòng người.
Hoa dã quỳ nhuộm vàng rực rỡ khắp cung đường trên cao nguyên Lâm Đồng
Hoa dã quỳ sống mãnh liệt và hoang dã, nhờ gió đưa hạt đi xa tạo nên những vạt hoa vàng rực rỡ trải dài trên khắp cung đường ở cao nguyên Lâm Đồng.
Hội quán hơn 300 tuổi mang đậm nét Trung Hoa giữa lòng Hội An
Hội quán Phúc Kiến là công trình chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, đồng thời cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách bởi lối kiến trúc đậm chất Trung Hoa.
Tọa lạc tại số 46 Trần Phú, thành phố Hội An (Quảng Nam), Hội quán Phúc Kiến là một trong những điểm dừng chân yêu thích của du khách trong và ngoài nước khi tham quan Hội An.
Hội quán được xây dựng từ năm 1690, do những người đến từ Phúc Kiến (Trung Quốc) di chuyển đến Hội An sinh sống và tạo dựng.
Tọa lạc tại số 46 Trần Phú, thành phố Hội An (Quảng Nam), Hội quán Phúc Kiến là một trong những điểm dừng chân yêu thích của du khách trong và ngoài nước khi tham quan Hội An.
Hội quán được xây dựng từ năm 1690, do những người đến từ Phúc Kiến (Trung Quốc) di chuyển đến Hội An sinh sống và tạo dựng.
Lê Công phủ
Ai đi đến Châu Đốc hỏi “Nhà lớn” ở đâu sẽ được nhiều người dân chỉ dẫn. “Nhà lớn” hay phủ thờ dòng họ Lê Công trên đường Lê Lợi, nằm phía bên này ngó ra ngã ba sông về hướng Tân Châu.
Theo ghi chép của gia tộc thì dòng họ Lê Công đã có mặt tại trấn Châu Đốc, nay thuộc tỉnh An Giang, từ những ngày đầu khẩn hoang mở đất (từ khoảng năm 1785 - 1837). Gia tộc cho biết dòng họ Lê Công thuộc dòng dõi của Lê Lai (Lê là Lê Lai, Công là công thần) nhân khi người chú (đang làm Thượng Thư tại triều đình Huế) đi kinh lược xứ Nam Kỳ, một người trong dòng họ đã ở lại và chọn Trấn An Giang làm nơi định cư.
Vùng này thuở xưa là đầm lầy lau sậy, trấp hoang vu có nhiều thú dữ, chỉ toàn là rừng rậm, không làng, không xóm, chỉ có một cái đồn cheo leo của triều đình lập ra tại trấn này. Lúc bấy giờ người ta thường gọi là thành Châu Phú, do các quan võ của triều đình và vài trăm quân lính trông coi. Đồn này còn được đặt tên là “Châu Đốc đồn”.
Theo ghi chép của gia tộc thì dòng họ Lê Công đã có mặt tại trấn Châu Đốc, nay thuộc tỉnh An Giang, từ những ngày đầu khẩn hoang mở đất (từ khoảng năm 1785 - 1837). Gia tộc cho biết dòng họ Lê Công thuộc dòng dõi của Lê Lai (Lê là Lê Lai, Công là công thần) nhân khi người chú (đang làm Thượng Thư tại triều đình Huế) đi kinh lược xứ Nam Kỳ, một người trong dòng họ đã ở lại và chọn Trấn An Giang làm nơi định cư.
Vùng này thuở xưa là đầm lầy lau sậy, trấp hoang vu có nhiều thú dữ, chỉ toàn là rừng rậm, không làng, không xóm, chỉ có một cái đồn cheo leo của triều đình lập ra tại trấn này. Lúc bấy giờ người ta thường gọi là thành Châu Phú, do các quan võ của triều đình và vài trăm quân lính trông coi. Đồn này còn được đặt tên là “Châu Đốc đồn”.
Những người thầy làm rạng danh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học, đã sản sinh ra những nhà giáo tài năng, đức độ, rạng danh quê hương.
Trương Đăng Quế - người dạy học cho nhiều hoàng tử
Nhiều người biết Trương Đăng Quế là vị đại thần Triều Nguyễn, nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam trong thế kỷ XIX với tư cách là tổng tài của nhiều bộ chính sử và tác giả của nhiều tác phẩm thơ văn giá trị. Nhưng ít ai biết, ông còn là nhà sư phạm lớn, thầy của nhiều vị hoàng tử Triều Nguyễn, trong đó có người là vua sau này.
Danh thần Trương Đăng Quế tên tự là Diên Phương, hiệu Đoan Trai, biệt hiệu Quảng Khê sinh ngày mùng 1 tháng 11 năm Quý Sửu (1773), tại làng Mỹ Khê, huyện Bình Sơn (nay là xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi). Năm Gia Long thứ 18 (1819), ông đỗ Hương tiến (tức Cử nhân), trở thành người khai hoa cho tỉnh Quảng Ngãi, được ban biển ngạch “Quảng Ngãi phát khoa”. Năm Minh Mệnh nguyên niên (1820), ông được triệu ra Huế, nhận chức Hành tẩu bộ Lễ, sau thăng Biên tu. Nhờ tài học, Trương Đăng Quế được sung làm Hoàng tử trực học, đến năm 1826 được thăng Thự Hàn lâm viện Thị độc, sung Tán thiện Tập Thiện đường. Đây là những chức quan chuyên dạy dỗ hoàng tử.
Trương Đăng Quế - người dạy học cho nhiều hoàng tử
Nhiều người biết Trương Đăng Quế là vị đại thần Triều Nguyễn, nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam trong thế kỷ XIX với tư cách là tổng tài của nhiều bộ chính sử và tác giả của nhiều tác phẩm thơ văn giá trị. Nhưng ít ai biết, ông còn là nhà sư phạm lớn, thầy của nhiều vị hoàng tử Triều Nguyễn, trong đó có người là vua sau này.
Danh thần Trương Đăng Quế tên tự là Diên Phương, hiệu Đoan Trai, biệt hiệu Quảng Khê sinh ngày mùng 1 tháng 11 năm Quý Sửu (1773), tại làng Mỹ Khê, huyện Bình Sơn (nay là xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi). Năm Gia Long thứ 18 (1819), ông đỗ Hương tiến (tức Cử nhân), trở thành người khai hoa cho tỉnh Quảng Ngãi, được ban biển ngạch “Quảng Ngãi phát khoa”. Năm Minh Mệnh nguyên niên (1820), ông được triệu ra Huế, nhận chức Hành tẩu bộ Lễ, sau thăng Biên tu. Nhờ tài học, Trương Đăng Quế được sung làm Hoàng tử trực học, đến năm 1826 được thăng Thự Hàn lâm viện Thị độc, sung Tán thiện Tập Thiện đường. Đây là những chức quan chuyên dạy dỗ hoàng tử.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)