27 thg 10, 2024

Hoang sơ bãi đá Ông Địa



Nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết không xa, bãi đá Ông Địa thu hút du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ. Hàng trăm viên đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, khắc họa nên những hình thù kỳ lạ. Tiếng sóng vỗ rì rào, gió biển lồng lộng cùng với màu xanh ngọc của biển tạo nên một không gian yên bình, thư thái.

26 thg 10, 2024

Địa đạo Vịnh Mốc – một thế giới kì lạ bên dưới cuộc chiến

Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh là công trình kiến trúc quân sự kì vĩ, độc đáo, dài hàng chục cây số nằm sâu dưới lòng đất, ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là nơi quân và dân đất thép Vĩnh Linh kiên trì bám trụ “một tấc không đi, một li không rời” để chiến đấu bảo vệ quê hương và giữ thông huyết mạch giao thông ra tiền tuyến.

Lập kỷ lục đồng diễn cồng chiêng Tây Nguyên đông nhất Việt Nam

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã xác nhận kỷ lục đối với chương trình đồng diễn cồng chiêng Tây Nguyên có số lượng nghệ nhân, diễn viên và học sinh tham gia đông nhất Việt Nam diễn ra tại tỉnh Gia Lai.

Hơn 1.300 người tham gia tiết mục đồng diễn “Âm vang đại ngàn” trong đêm khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai và Liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai

Náo nhiệt chợ sáng

Bình minh lên, chợ Long Xuyên nhộn nhịp bởi tiếng cười nói, tiếng kỳ kèo trả giá giữa tiểu thương và bạn hàng đường xa. Từ bao đời nay, khung cảnh buổi chợ đông vui tấp nập, mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy sức sống bên dòng sông Hậu. Hàng hóa nông, thủy sản được bạn hàng đến cân rồi mang đi bán lẻ khắp các chợ quê.

25 thg 10, 2024

Quán cà-phê ven sông

Nép mình bên dòng sông hiền hòa, quán cà-phê Bêing Karon (xã Châu Phong, TX. Tân Châu) thu hút sự chú ý bởi lối thiết kế mộc mạc, giản dị với không gian thoáng đãng, yên bình, mát mẻ. Quán cà-phê thật sự là cái tên không thể bỏ lỡ khi đến với làng Chăm Châu Phong, bởi thực chất đây là quán cà-phê kết hợp với mô hình nhà hàng, du lịch trải nghiệm với view cực “chill”.

Đến với quán cà-phê Bêing Karon, bạn sẽ được thưởng thức những thức uống quen thuộc, món ăn dân dã và ngắm dòng sông quê lãng đãng tuyệt đẹp, với những sắc màu rực rỡ của làng bè trên ngã ba sông.

Cho xin “một vé” tắm đồng

Những ngày con nước nổi về với miền châu thổ, người ta lại có thú vui mới là đi tắm đồng. Với trẻ nhỏ, đó là trải nghiệm vui vẻ. Với người lớn, đó cũng là lúc họ xin “một vé” về lại tuổi thơ!

Những ngày con nước tràn về mấy cánh đồng xả lũ, người ta nô nức rủ nhau đi tắm đồng. “Bãi tắm” thường nằm cạnh những con đường giao thông nội đồng đã được bê-tông hóa, nên khá sạch sẽ.

Lên đồi Tức Dụp

Theo truyền thuyết, thuở xưa, khi trời đất còn tối tăm, dãy Thất Sơn hoang sơ. Các tiên ông từ núi Cấm, núi Dài đã cùng nhau khiêng từng phiến đá xếp chồng lên nhau mãi cho đến lúc bình minh thì thành hình trái núi. Các nàng tiên thường rủ nhau sang núi dạo chơi và đùa nghịch. Một hôm, họ thi nhau thành ngọn đồi có mặt trong trời đất bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ.

Một ngày nọ, những người mở đất tới đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy gan ruột, đêm nằm không ngủ được, bỗng họ nghe có tiếng nước róc rách, phát hiện ra quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi “Tức Dụp” (nước đêm) có từ đó và ngọn đồi trở thành chốn linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và các già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum, sóc.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồi Tức Dụp được ví như ngọn đồi thép đi vào huyền thoại bất tử.

Mùa mưa, ngọn đồi “2 triệu đô-la” được phủ màu xanh trông rất đẹp và hoang sơ.

Cây thốt nốt - Món quà thiên nhiên ban tặng vùng đất Bảy Núi

Đi qua vùng nông thôn của TX. Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, khung cảnh những hàng cây thốt nốt vươn cao trên cánh đồng lúa “vẽ” nên bức tranh quê bình dị tạo ấn tượng đặc biệt với du khách khi đến vùng Bảy Núi.

24 thg 10, 2024

Mùa nước nổi ở rừng tràm Trà Sư

Vào mùa nước nổi, rừng tràm Trà Sư như khoác lên chiếc áo mới, để trở thành "thiên đường xanh" của vùng Tứ giác Long Xuyên.

Trên hành trình khám phá vẻ đẹp mùa nước nổi ở miền Tây, chúng tôi tiếp tục đến rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên, tỉnh An Giang) - khu đất ngập nước được ví như “thiên đường xanh” của vùng Tứ giác Long Xuyên. Mùa này, sự trù phú của phù sa màu mỡ được vun bồi theo con nước, lớn ròng đã nuôi những thảm bèo chóng lớn trải dài trên mặt nước.

Nhộn nhịp mùa buôn ếch đồng

Năm nào cũng vậy, vào mùa lũ, xóm buôn ếch đồng ở xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành) trở nên nhộn nhịp. Mờ sáng, họ rong ruổi khắp vùng nông thôn thu mua ếch mang về bán tại vựa, kiếm thu nhập khá lúc nông nhàn.

Trưa nắng gắt, chúng tôi ngang qua kênh Mặc Cần Dưng vô tình bắt gặp người dân lom khom lựa ếch đồng. Ghé vựa của anh Hiếu (55 tuổi), mới thấy hết không khí làm ếch tích cực của bà con ở đây. Công đoạn lựa ếch, phân loại, lột da ếch diễn ra đều tay. Hàng ngày, vựa ếch anh Hiếu thu gom của bạn hàng đường xa từ 3 - 4 tấn ếch đồng đủ loại. Nguồn ếch làm xong sẽ được phân phối khắp các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh.

Màn đêm buông, người dân đi bắt ếch đồng về bán cho tiểu thương. Hàng đêm, họ thu hoạch từ 3 - 4 kg ếch, thu nhập trên 100.000 đồng.