Sắc trắng của hoa mơ đã "thay áo" cho đồi hoa 77 ở thị trấn Mộc Châu, báo hiệu mùa hoa mơ đã về.
Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, đang bước vào mùa đẹp nhất năm khi những cây mơ, mận trong vườn của người dân bắt đầu trút lá, trổ hoa. Những loài hoa này mang sắc trắng tinh khôi, nở thành chùm trên những cành cây khẳng khiu tựa như những bông tuyết đọng lại.
Nhìn từ trên cao xuống bờ biển, Duồng – Gành Son như một bức tranh đa sắc màu. Đỏ gạch của những dãy núi đất sét cứng như đá nhấp nhô; màu nâu đen của thúng chai, màu trắng của dải cát dài và màu xanh thẳm của đại dương mênh mông.
Gành Son
Bờ biển Gành Son có nhiều đá lớn, hình thù đa dạng, na ná như biển Bình Thạnh. Vì thế, trước đây bờ biển Duồng – Gành Son ít ai nghĩ đến phát triển du lịch. Nhưng bây giờ đã khác, bởi con người luôn muốn khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp từ thiên nhiên và nét đẹp riêng của vùng biển xứ Duồng – Gành Son.
Lâm Thượng là một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội tầm 250 km. Đây là vùng đất chưa nổi tiếng về du lịch nhưng kể từ ngày đầu tiên đặt chân đến đây, tôi đã ngả vào lòng Lâm Thượng và yêu nơi này nhiều lắm.
Tôi chọn Lâm Thượng là địa điểm thư giãn sau khi nghỉ việc một cách rất tình cờ, vậy mà khung cảnh thiên nhiên vừa bình dị vừa hùng vĩ cùng với tình yêu thương của người dân nơi này đã cho tôi 40 ngày nghỉ ngơi thật ấm áp.
Trong khi núi rừng Bắc Bộ đang nở rộ hoa gạo, hoa ban thì ở phía Tây Quảng Trị, hoa trẩu bung nở trắng muốt làm bừng sáng cả núi rừng.
Những tán hoa trẩu khoác cho núi rừng tấm áo mới. NÂU
Khe Sanh là thị trấn của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cách Đông Hà 63 km về phía Tây, cách cửa khẩu Lao Bảo 20 km về phía Đông. Địa danh Khe Sanh được thế giới biết đến qua trận đánh Khe Sanh năm 1968 trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.
Khe Sanh, mát mẻ quanh năm nên được nhiều người gọi là "tiểu Đà Lạt" ở vùng cao Quảng Trị.
Nhắc đến Quảng Trị, du khách thường nghĩ ngay đến những đau thương mất mát do chiến tranh, thiên tai lũ lụt, sự khô cằn của nắng và gió Lào. Nhưng Quảng Trị vẫn có nơi tràn ngập chất thơ do mẹ thiên nhiên ban tặng, đó là phố núi Khe Sanh.
Thị trấn Khe Sanh nằm ở phía tây Quảng Trị, cách trung tâm TP. Đông Hà tầm 60 km. Khí hậu ở đây khác biệt so với khí hậu chung của toàn tỉnh, được ví là "tiểu Đà Lạt". Một ngày ở Khe Sanh trải qua trọn vẹn 4 mùa: sáng sớm mờ sương, trưa đến nắng ấm, chiều xuống se lạnh, đêm đến giá lạnh.
Những năm gần đây, nhiều người đã biết đến Khe Sanh nhiều hơn. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư các cơ sở homestay nghỉ dưỡng, quán cà phê "chill"... giúp Khe Sanh thu hút lượng khách du lịch đáng kể.
H. Hướng Hóa (Quảng Trị) nay là thủ phủ điện gió. NGUYỄN BẢO KHÁNH
Mùa đông với những cơn mưa rả rích kéo dài dễ làm người mềm lòng và nhớ da diết ngày xưa cũ. Nhớ mùa này, mạ đã xuống xanh đồng, ba mẹ lại tất bật với luống rau, luống kiệu cho kịp ăn Tết Nguyên đán.
Ram chay khoai môn vị thanh đạm.
Nhớ đám khoai môn trong vườn lá đã cao ngang gối, củ đã to, có thể chế biến nhiều món ngon mà không gây ngấy như sắn. Nào là canh môn nấu cua đồng, nấu cả củ cái, củ đến cọng môn; nào món môn chiên, chè môn... Nhưng cái món mà mẹ thử thách tính cẩn thận, tỉ mỉ của chị em tôi, đó là món ram chay từ khoai môn.
Sau gần 10 năm được trục vớt từ lòng sông lên, gốc sưa “khủng” có đường kính thân cây khoảng 1 m, dài 1,8 m và nặng 2,1 tấn hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Bình.
Gốc sưa này có tuổi đời lên tới hàng trăm năm, được xem là gốc sưa lớn nhất được phát hiện tại tỉnh Quảng Bình với giá trị khoảng 17 tỷ đồng tại thời điểm năm 2014.
Trước đó, ngày 23/2/2014, hai cha con ông Nguyễn Văn Thời và Nguyễn Quang Huy cùng ở xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch trong khi đi đánh cá đã phát hiện gốc sưa lớn dưới lòng suối tại khu vực khe Troóc Vực, xã Phúc Trạch.
Gốc gỗ sưa được người dân phát hiện ngày 23/2/2014 tại khu vực suối Khe Tróoc , xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch và được chuyển giao cho Bảo tàng Quảng Bình theo Quyết định số 60/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình ngày 13/01/2015.
Sau khi phát hiện, cha con ông Thời đã tìm cách trục vớt nhưng bất thành vì gốc sưa quá lớn và nặng. Phát hiện sự việc, đến rạng sáng ngày 25/2, hàng ngàn người dân địa phương đã nhanh chóng kéo đến xem.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng gồm: chính quyền địa phương, công an và kiểm lâm đã có mặt kịp thời để bảo vệ hiện trường. Đồng thời, triển khai nhiều phương án kỹ thuật, máy móc và sức người trục vớt gốc sưa lên bờ để xử lý theo quy định của Nhà nước.
Gốc sưa này có tuổi đời hàng trăm năm này được xác định thuộc loại sưa mộc vàng (tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain) thuộc gỗ nhóm 1.
Đến ngày 26/2, sau khi tận dụng hết sức người và sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, gốc sưa mới được trục vớt thành công.
Sau đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã quyết định đưa gốc sưa vào trưng bày tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh. Tại thời điểm năm 2014, gốc sưa này được ước tính có giá trị khoảng hơn 17 tỷ đồng.
Gốc cây sưa khủng với tuổi đời hàng trăm năm này được xác định thuộc loại sưa mộc vàng (tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain) thuộc gỗ nhóm I. Đường kính thân cây khoảng 1 m, dài 1,8 m; chiều rộng nhất của rễ ở gốc 2,5 m và nặng trên 2,1 tấn.
Đường kính thân cây khoảng 1 m; chiều dài thân, gốc rễ 2,5 m; chiều rộng nhất của rễ ở gốc 2,5 m. Gốc gỗ bị rỗng ruột và có trọng lượng hơn 2 tấn
Được biết, gỗ sưa hay còn gọi gỗ huê là loại gỗ quý mà Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi mọc lên và phát triển nhiều ở các dãy núi đá, đặc biệt là trong Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Việc trưng bày gốc gỗ sưa tại bảo tàng sẽ làm cho người dân địa phương biết rõ về loại cây gỗ quý hiếm và có giá trị này để cùng chung tay giữ gìn cho môi trường sống.
Theo Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình, di vật được trưng bày tại bảo tàng là những vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc nghệ thuật. Nếu xét đến các đặc điểm trên thì gốc sưa này không có. Tuy nhiên, vì đây là bảo tàng tổng hợp nên gốc sưa có thể được trưng bày để minh họa cho đặc trưng của tỉnh nhà, làm phong phú các sản vật tự nhiên.
Đến thời điểm này, giá trị thực của gốc sưa hiện vẫn còn là ẩn số.
Một số hình ảnh về gốc sưa:
Bộ rễ cực lớn mọc bao quanh thân, bị ngâm dưới bùn thời gian dài nên phần giác ngoài bị phân hủy hết chỉ còn phần ròng cứng khiến gốc sưa giá trị càng lớn.
Cận cảnh bộ rễ khủng cực kỳ đẹp và giá trị của gốc sưa. Quá già và tác động bào mòn từ thiên nhiên tạo nên những vết nứt nhẹ rất đẹp mắt.
Bên trong thân của gốc sưa bị rỗng hoàn toàn, quá già cỗi cộng thêm bị ngâm nước thời gian dài tạo nên hàng triệu đường nứt nẻ cực kỳ đẹp mắt.
Đây được xem là gốc sưa lớn nhất được phát hiện tại tỉnh Quảng Bình với giá trị khoảng 17 tỷ đồng tại thời điểm năm 2014.
Những đường vân gỗ cực đẹp như những hoa văn vẽ trên thân gốc sưa được tạo ra từ “mẹ thiên nhiên”.
Chùa Vĩnh An, tục danh là chùa Vua, tên gọi đầy đủ là Ngự chế Vĩnh An tự hay Sắc tứ Vĩnh An tự (勅賜永安寺). Đó là ngôi quốc tự đặc biệt, ra đời cách ngày nay tròn 200 năm, gắn với hai lăng hoàng hậu triều Nguyễn.
Vị trí của Vĩnh An tự (chùa Vua) trong tương quan với hai tôn lăng Vĩnh Diễn, Vĩnh Diên cùng một số địa danh liên quan. Ảnh: H.G
Khu rừng trúc rộng hơn 30 ha ở thị trấn Nguyên Bình khiến nhiều du khác ngỡ như đang lạc vào một phân cảnh trong bộ phim kiếm hiệp khi đến tham quan.
Thị trấn Nguyên Bình nằm trong tuyến du lịch phía Tây "Khám phá Phja Oắc - Vùng núi của những đổi thay" của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Bên cạnh bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, Nguyên Bình còn sở hữu nhiều cảnh đẹp hoang sơ.
Có một điều khá lạ với du khách từ phương xa đến viếng thăm Toà thánh Cao Đài, là các công trình bên trong lúc nào cũng như mới. Từ ngôi Khách đình, nơi tiễn đưa người quá cố xây từ năm 1927, hay ngôi Đền thánh, được khởi công từ năm 1933, đến năm 1947 mới hoàn thành. Vậy mà sau bảy tám mươi, hoặc gần cả trăm năm, ngôi nào cũng óng ánh màu ngói đỏ tươi, tường, cột, vách sáng trưng những màu sơn tươi mới.
Người Tây Ninh thì chẳng lạ gì, bởi đã biết Toà thánh có một đội ngũ làm công không lương luôn có mặt. Là những người làm công quả, tức là ăn cơm nhà, tự nguyện vào làm mọi việc không công cho Toà thánh. Dân gian gọi họ là “công quả Cao Đài". Họ có mặt mọi lúc mọi nơi, làm ngay những việc cần thiết để Toà thánh luôn được chỉnh trang sạch đẹp.