Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường ngày ở đây. Theo đó Tháng 4 năm 1804, vua Gia Long cho xây cung Trường Thọ làm nơi sinh sống cho Vương thái hậu thay thế Hậu Điện. Đến thời vua Minh Mạng lại cho xây thêm Cung Từ Thọ, nằm trong khuôn viên của cung Trường Thọ để làm nơi an dưỡng của Thuận Thiên Cao Hoàng thái hậu Trần Thị Đang. Đến thời Vua Tự Đức lại hạ lệnh tháo dỡ toàn bộ kết cấu Cung Từ Thọ và xây dựng thành cung Gia Thọ, hoàn thành vào tháng 2 năm 1849, trở thành nơi ở của bà Từ Dũ Hoàng thái hậu. Thời Vua Thành Thái thì công trình này được đổi tên thành cung Ninh Thọ và chủ nhân là bà Nghi Thiên, sau đó là bà Từ Minh, mẹ của vua Thành Thái. Thời Vua Khải Định thì Cung Ninh Thọ được trùng tu, sửa chữa và đổi tên thành cung Diên Thọ cho đến ngày nay, là nơi ở của bà Thánh Cung Hoàng quý phi.
10 thg 10, 2023
Cung Diên Thọ - Cung điện quy mô bậc nhất triều Nguyễn
Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường ngày ở đây. Theo đó Tháng 4 năm 1804, vua Gia Long cho xây cung Trường Thọ làm nơi sinh sống cho Vương thái hậu thay thế Hậu Điện. Đến thời vua Minh Mạng lại cho xây thêm Cung Từ Thọ, nằm trong khuôn viên của cung Trường Thọ để làm nơi an dưỡng của Thuận Thiên Cao Hoàng thái hậu Trần Thị Đang. Đến thời Vua Tự Đức lại hạ lệnh tháo dỡ toàn bộ kết cấu Cung Từ Thọ và xây dựng thành cung Gia Thọ, hoàn thành vào tháng 2 năm 1849, trở thành nơi ở của bà Từ Dũ Hoàng thái hậu. Thời Vua Thành Thái thì công trình này được đổi tên thành cung Ninh Thọ và chủ nhân là bà Nghi Thiên, sau đó là bà Từ Minh, mẹ của vua Thành Thái. Thời Vua Khải Định thì Cung Ninh Thọ được trùng tu, sửa chữa và đổi tên thành cung Diên Thọ cho đến ngày nay, là nơi ở của bà Thánh Cung Hoàng quý phi.
Những màn múa thiên cẩu ở Hội An
Nghệ thuật múa thiên cẩu ở Hội An có những nghi lễ, điệu múa độc đáo như chưng cộ vờn mây, thiên cẩu thổ địa, thể hiện ước vọng mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình, yên vui.
Trước những năm 1950, ở Hội An chưa có múa lân hay sư tử và người dân chỉ quen thuộc với múa thiên cẩu. Theo cổng thông tin Địa lý và Du lịch tỉnh Quảng Nam, thiên cẩu (chó nhà trời) được nói đến trong huyền tích nhiều nước phương Đông liên quan đến nhật thực, nguyệt thực, mang ý nghĩa báo hiệu sự tốt đẹp của mùa màng.
Khám phá chợ ẩm thực Châu Ổ
Được hình thành từ khu chuyên buôn bán đồ ăn trước đây ở thị trấn, chợ ẩm thực Châu Ổ (Bình Sơn) nổi lên như một không gian mới lạ, độc đáo từ món ăn đến hình thức. Nơi đây không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn là điểm nhấn đối với những người ở địa phương khác mỗi khi đến với vùng đất có con sông Trà Bồng chảy qua.
Bắp hầm đậu đen
Có những món ăn rất đơn giản nhưng có thể khiến người ta nhớ mãi, nhất là những lúc đi xa. Với tôi, đó là món bắp hầm đậu đen ngày xưa mẹ nấu.
Quê tôi ở cạnh sông Trà Khúc, dòng nước trong xanh soi bóng bãi bờ, làng mạc. Hết lúa rồi bắp, hết đậu đến mè, người dân quê tôi quanh năm làm lụng chẳng mấy lúc ngơi tay. Sông nuôi đất, đất nuôi người. Người dân quê tôi cứ thế gắn bó với dòng sông, ruộng đồng, bờ bãi...
Vào cuối mỗi vụ bắp, quê tôi lại có món bắp hầm đậu đen. Món này dễ làm. Bắp hái về tách hạt, đem nấu chung với đậu đen đã ngâm sạch trước đó. Đợi khi đậu mềm, bắp dẻo thì cho vào ít đường, muối. Nấu thêm một dạo nữa là đã hoàn thành món bắp hầm đậu đen.
Quê tôi ở cạnh sông Trà Khúc, dòng nước trong xanh soi bóng bãi bờ, làng mạc. Hết lúa rồi bắp, hết đậu đến mè, người dân quê tôi quanh năm làm lụng chẳng mấy lúc ngơi tay. Sông nuôi đất, đất nuôi người. Người dân quê tôi cứ thế gắn bó với dòng sông, ruộng đồng, bờ bãi...
Vào cuối mỗi vụ bắp, quê tôi lại có món bắp hầm đậu đen. Món này dễ làm. Bắp hái về tách hạt, đem nấu chung với đậu đen đã ngâm sạch trước đó. Đợi khi đậu mềm, bắp dẻo thì cho vào ít đường, muối. Nấu thêm một dạo nữa là đã hoàn thành món bắp hầm đậu đen.
Thơm ngon gỏi măng rừng
Những cơn mưa đầu thu báo hiệu đã đến mùa măng rừng ở miền núi Quảng Ngãi. Anh bạn ở huyện Sơn Tây bảo, lâu lắm ông mới lên đây. Mình làm chút gỏi măng rừng nghen. Đây là món ăn dân dã mà ngon của đồng bào vùng cao.
9 thg 10, 2023
Dân dã cá lóc kho tộ
Với các món cá đồng, đặc biệt là cá lóc, mẹ tôi thường kho trong nồi đất. Vì thế, món cá lóc kho tộ tuy dân dã nhưng rất thơm ngon và có hương vị đặc trưng của đồng quê.
Cá lóc hay còn gọi là cá tràu, là loại cá lành tính với thịt ngọt, ít mỡ nên được nhiều người yêu thích. Khác với cá lóc nuôi, cá lóc đồng có vảy màu đen sậm, đầu thon nhọn, thịt chắc và thơm ngon. Với những người sành ăn, thường mua những con cá lóc bằng cổ tay người lớn. Mỗi khi đi chợ mua được mấy con cá lóc đồng, mẹ tôi thường làm món cá lóc kho tộ.
Món cá lóc kho tộ.
Cá lóc hay còn gọi là cá tràu, là loại cá lành tính với thịt ngọt, ít mỡ nên được nhiều người yêu thích. Khác với cá lóc nuôi, cá lóc đồng có vảy màu đen sậm, đầu thon nhọn, thịt chắc và thơm ngon. Với những người sành ăn, thường mua những con cá lóc bằng cổ tay người lớn. Mỗi khi đi chợ mua được mấy con cá lóc đồng, mẹ tôi thường làm món cá lóc kho tộ.
Cháo đậu xanh ăn với cá bống kho rim
Cá bống kho rim là đặc sản nổi tiếng của Quảng Ngãi. Không chỉ ăn cùng cơm nóng, cá bống kho rim ăn với cháo đậu xanh cũng đặc biệt thơm ngon.
Cách chế biến món cháo đậu xanh và cá bống kho rim rất đơn giản. Gạo và đậu xanh ngâm trong nước khoảng chừng nửa tiếng, rồi nấu cho đến khi những hạt gạo, đậu xanh nở bung, chín mềm. Cá bống chọn loại cá nhỏ, rửa sạch để ráo nước rồi ướp với mắm, muối, đường, tiêu, ớt, tỏi... Bắc nồi cá lên bếp để lửa nhỏ rồi kho đến khi nước cá chuyển sang óng ánh, có độ keo sánh. Vậy là đã chế biến xong món cháo đậu xanh và cá bống kho rim.
Món cháo đậu xanh ăn kèm với cá bống sông Trà kho rim.
Cách chế biến món cháo đậu xanh và cá bống kho rim rất đơn giản. Gạo và đậu xanh ngâm trong nước khoảng chừng nửa tiếng, rồi nấu cho đến khi những hạt gạo, đậu xanh nở bung, chín mềm. Cá bống chọn loại cá nhỏ, rửa sạch để ráo nước rồi ướp với mắm, muối, đường, tiêu, ớt, tỏi... Bắc nồi cá lên bếp để lửa nhỏ rồi kho đến khi nước cá chuyển sang óng ánh, có độ keo sánh. Vậy là đã chế biến xong món cháo đậu xanh và cá bống kho rim.
Hương chúc Bảy Núi
Cây chúc là cây trồng thân thuộc của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, xuất hiện ở hầu hết các phum, sóc. Loại cây trồng đặc hữu ở TX. Tịnh Biên và huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) ngày càng có giá trị nhờ được tận dụng chế biến món ăn cho đến sản phẩm chiết xuất tinh dầu.
Nhịp sống mùa nước nổi
Mỗi năm đến mùa nước nổi, bao cảm xúc lại dâng trào trong ký ức của người dân miền Tây. Cảnh đẹp dung dị, sản vật tươi ngon và những cảm xúc vui buồn của những người gắn bó bao đời theo mùa nước nổi luôn là chủ đề không có hồi kết.
8 thg 10, 2023
Vườn Quốc gia Vũ Quang - “viên ngọc xanh”
Vườn Quốc gia Vũ Quang được ví như “viên ngọc xanh” của Hà Tĩnh, bởi ở đây không chỉ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều cảnh quan độc đáo... mà còn là nơi ghi đậm dấu ấn cuộc khởi nghĩa Cần Vương chống Pháp của Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)