1 thg 6, 2023
Sắc màu ở chợ cá Bình Minh
Khi bình minh dần ló rạng phía chân trời, cũng là lúc chợ cá Bình Minh (xã Bình Minh, H.Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) nhộn nhịp phiên chợ mới.
Không khí tấp nập, khẩn trương chợ cá Bình Minh bắt đầu từ lúc mặt trời chưa ló dạng. Dưới biển, những chiếc thuyền thúng nô nức cập bến thì trên bờ cũng là lúc những phụ nữ với quang gánh sải bước vội vã trên bãi cát.
Ngư dân miền biển xứ Quảng vào cuộc mưu sinh ở chợ cá Bình Minh với những thanh âm rộn rã, sắc màu tươi vui…
Không khí tấp nập, khẩn trương chợ cá Bình Minh bắt đầu từ lúc mặt trời chưa ló dạng. Dưới biển, những chiếc thuyền thúng nô nức cập bến thì trên bờ cũng là lúc những phụ nữ với quang gánh sải bước vội vã trên bãi cát.
Ngư dân miền biển xứ Quảng vào cuộc mưu sinh ở chợ cá Bình Minh với những thanh âm rộn rã, sắc màu tươi vui…
30 thg 5, 2023
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)
Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên) có nhiều người làm nghề thợ rèn, như cố Điền, cố Tiễng... Những năm kháng chiến, xã Kim Liên có xưởng rèn của hợp tác xã tập hợp những thợ rèn trong vùng chuyên sản xuất nông cụ phục vụ nông dân. Trong ảnh: Lò rèn cố Điền trong Khu Di tích Kim Liên - nơi gắn bó với tuổi thơ của Bác Hồ thời niên thiếu. Ảnh: Huy Thư
Thăm chùa Côn Sơn - nơi tưởng nhớ công lao của danh nhân Nguyễn Trãi
Chùa Côn Sơn thuộc thôn Côn Sơn, xã Sơn Tiến (Hương Sơn - Hà Tĩnh) có bề dày lịch sử gần 600 năm. Đây là ngôi chùa gắn liền với danh nhân Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn.
Chùa Côn Sơn nằm dưới chân núi Thiên Nhẫn ở xã Sơn Tiến, cách ngọn Hoàng Tâm - địa điểm chính của thành Lục Niên (huyện Nam Đàn - Nghệ An) di tích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn khoảng 2 km. Nơi đây thuộc hệ thống di tích, thành lũy khu căn cứ Đỗ Gia của khởi nghĩa Lam Sơn, trên đất Hương Sơn ngày nay. Chùa được xây dựng vào thế kỷ XV, tương truyền có tên Côn Sơn là do Nguyễn Trãi đặt cho để tưởng nhớ đến quê hương của ông.
Thăm Chân Tiên tự, ngôi chùa cổ trên dãy núi Hồng Lĩnh
Chùa Chân Tiên nằm ở thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) không chỉ là nơi có phong cảnh đẹp mà còn là địa chỉ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
29 thg 5, 2023
Chùa Thầy rực rỡ mùa hoa gạo
Hoa gạo nở đỏ rực một góc trời trong không gian hùng vĩ của núi đá vôi giữa khu vực đồng bằng khiến người hành hương, vãn cảnh không khỏi thích thú khi đến chùa Thầy (xã Sài Sơn, H.Quốc Oai, Hà Nội) những ngày này.
Vào những ngày cuối tháng ba, khi tiết trời ấm lên, những bông hoa gạo nở rộ sắc đỏ, rạng rỡ khắp vùng quê Bắc bộ. Những cây hoa gạo ở chùa Thầy trổ hoa rực rỡ khiến ngôi chùa nghìn năm tuổi mang vẻ đẹp đặc biệt. Hoa gạo gắn liền với làng quê Bắc Bộ. Cứ mỗi độ tháng 3 về, hoa gạo nở như ngầm báo hiệu những đợt rét cuối cùng của mùa xuân sẽ qua và báo hiệu một mùa hè sắp đến.
Cây gạo còn có tên gọi khác là Mộc miên, Pơ-lang. Hoa gạo mọc riêng lẻ chứ không theo chùm, thế nhưng hoa trên cây nở dày đặc khiến cả một mảng trời nhuộm màu hoa, nhìn từ xa như mâm xôi gấc.Đến chùa Thầy vào thời điểm này, du khách vừa được vãn cảnh, lễ chùa, tìm hiểu lịch sử quần thể di tích rộng lớn đầy ý nghĩa về văn hoá, lịch sử này; lại vừa được ngắm hoa gạo nở rực một góc sân chùa.
Vào những ngày cuối tháng ba, khi tiết trời ấm lên, những bông hoa gạo nở rộ sắc đỏ, rạng rỡ khắp vùng quê Bắc bộ. Những cây hoa gạo ở chùa Thầy trổ hoa rực rỡ khiến ngôi chùa nghìn năm tuổi mang vẻ đẹp đặc biệt. Hoa gạo gắn liền với làng quê Bắc Bộ. Cứ mỗi độ tháng 3 về, hoa gạo nở như ngầm báo hiệu những đợt rét cuối cùng của mùa xuân sẽ qua và báo hiệu một mùa hè sắp đến.
Cây gạo còn có tên gọi khác là Mộc miên, Pơ-lang. Hoa gạo mọc riêng lẻ chứ không theo chùm, thế nhưng hoa trên cây nở dày đặc khiến cả một mảng trời nhuộm màu hoa, nhìn từ xa như mâm xôi gấc.Đến chùa Thầy vào thời điểm này, du khách vừa được vãn cảnh, lễ chùa, tìm hiểu lịch sử quần thể di tích rộng lớn đầy ý nghĩa về văn hoá, lịch sử này; lại vừa được ngắm hoa gạo nở rực một góc sân chùa.
Lênh đênh trên đáy hàng khơi
Ngay khi cơn mưa đầu mùa vừa dứt là chúng tôi vội vã lên ghe, anh Trung Điền, người đưa chúng tôi ra đáy hàng khơi nói: “Tùy theo con nước nhưng hôm nay phải ra sớm lúc 23:30 để tránh bị mắc cạn.”
Trời tối như mực, mưa rơi lác đác nhưng vẫn nặng hạt, thỉnh thoảng những tia chớp bùng lên đỏ rực cả chân trời, chiếc ghe chầm chậm men theo cửa Động Cao, xã Đông Hải, tỉnh Trà Vinh ra khơi. Theo anh Dương Minh Kiên, là bạn chòi (người làm đáy), phải dùng một cây sào tre dài khoảng 5m dò dẫm từng sải một để tránh mắc cạn. Sau gần 2 tiếng lênh đênh, cuối cùng chúng tôi cũng đến hàng đáy rồi thả neo nghỉ ngơi chờ trời sáng.Cách bờ khoảng 12 hải lý, đây là khu vực có hàng chục đáy rải rác trong bán kính khoảng 1 hải lý, đáy là những cọc gỗ cao được đóng hàng ngang xuống biển, giăng chằng lại với nhau bằng những sợi dây thừng chắc chắn. Khoảng cách giữa hai trụ là một miệng đáy, gọi là khẩu, đan bằng lưới dày được thả xuống biển, phần cuối miệng lưới là túi đáy, nằm sâu dưới nước để đón luồng tôm cá di chuyển theo thủy triều. Mỗi hàng đáy có từ 9 đến 12 khẩu, giữa các khẩu là một căn chòi nhỏ lợp tranh để bạn chòi tạm trú và là nơi cất giữ gạo, nước, mắm, muối.
Trời tối như mực, mưa rơi lác đác nhưng vẫn nặng hạt, thỉnh thoảng những tia chớp bùng lên đỏ rực cả chân trời, chiếc ghe chầm chậm men theo cửa Động Cao, xã Đông Hải, tỉnh Trà Vinh ra khơi. Theo anh Dương Minh Kiên, là bạn chòi (người làm đáy), phải dùng một cây sào tre dài khoảng 5m dò dẫm từng sải một để tránh mắc cạn. Sau gần 2 tiếng lênh đênh, cuối cùng chúng tôi cũng đến hàng đáy rồi thả neo nghỉ ngơi chờ trời sáng.Cách bờ khoảng 12 hải lý, đây là khu vực có hàng chục đáy rải rác trong bán kính khoảng 1 hải lý, đáy là những cọc gỗ cao được đóng hàng ngang xuống biển, giăng chằng lại với nhau bằng những sợi dây thừng chắc chắn. Khoảng cách giữa hai trụ là một miệng đáy, gọi là khẩu, đan bằng lưới dày được thả xuống biển, phần cuối miệng lưới là túi đáy, nằm sâu dưới nước để đón luồng tôm cá di chuyển theo thủy triều. Mỗi hàng đáy có từ 9 đến 12 khẩu, giữa các khẩu là một căn chòi nhỏ lợp tranh để bạn chòi tạm trú và là nơi cất giữ gạo, nước, mắm, muối.
Đảo Tuần Châu - thiên đường du lịch trên vịnh Hạ Long
Đảo Tuần Châu có vị trí cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 2 km với diện tích lên đến 400 ha. Nhờ điều kiện thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ, vì thế việc di chuyển đến đảo diễn ra một cách khá dễ dàng. Nơi đây, được đánh giá là một trong những địa điểm phát triển du lịch quan trọng của thành phố biển Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
28 thg 5, 2023
Những ngôi nhà 'tàng hình' đẹp như cảnh ghép giữa cao nguyên đá Hà Giang
Dọc quốc lộ 4C, đoạn nối từ huyện Mèo Vạc sang huyện Đồng Văn, một số ngôi nhà của người bản địa được tô điểm bằng những bức tranh tường độc đáo, tạo cảm giác như tàng hình giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh.
Mới đây, hình ảnh về những căn nhà như tàng hình giữa thiên nhiên ở Hà Giang được chia sẻ trên một số diễn đàn mạng về du lịch lập tức gây “bão” và thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng.
Theo đó, các căn nhà này được tô điểm phần tường bởi những bức tranh bích họa độc đáo, hài hòa màu sắc, tạo cảm giác như tàng hình giữa không gian. Thậm chí, những công trình trình mang nét đẹp và “ảo” đến độ nhiều người còn cho rằng đây là sản phẩm của photoshop, không có thật.
Mới đây, hình ảnh về những căn nhà như tàng hình giữa thiên nhiên ở Hà Giang được chia sẻ trên một số diễn đàn mạng về du lịch lập tức gây “bão” và thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng.
Theo đó, các căn nhà này được tô điểm phần tường bởi những bức tranh bích họa độc đáo, hài hòa màu sắc, tạo cảm giác như tàng hình giữa không gian. Thậm chí, những công trình trình mang nét đẹp và “ảo” đến độ nhiều người còn cho rằng đây là sản phẩm của photoshop, không có thật.
Đặc sản Hòa Bình: Cá nướng sông Đà thơm nức, thịt trâu lá lồm độc đáo
Du lịch ngày càng phát triển nên những món đặc sản Hòa Bình được nhiều du khách quan tâm, tìm hiểu. Đến vùng đất này, bạn có thể thưởng thức cá nướng sông Đà, thịt gà nấu măng chua hạt dổi, cơm lam, thịt trâu nấu lá lồm thơm ngon, độc đáo.
Cá nướng sông Đà
Từ lâu nay, sông Đà nói chung và lưu vực lòng hồ sông Đà ở Hòa Bình nói riêng, nổi tiếng với rất nhiều loại cá ngon như cá thiểu, trắm đen, cá măng, cá lăng, cá nheo… Cá sông Đà nướng là món ăn nức tiếng gần xa, nhất là vào mùa nước về - tháng 9, 10 hằng năm.
Cá nướng sông Đà
Từ lâu nay, sông Đà nói chung và lưu vực lòng hồ sông Đà ở Hòa Bình nói riêng, nổi tiếng với rất nhiều loại cá ngon như cá thiểu, trắm đen, cá măng, cá lăng, cá nheo… Cá sông Đà nướng là món ăn nức tiếng gần xa, nhất là vào mùa nước về - tháng 9, 10 hằng năm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)