3 thg 4, 2023
Sứa đỏ chấm bỗng - đặc sản đầu hè ở Hải Phòng
Sứa đỏ chấm bỗng là món ăn chơi lạ miệng, có tác dụng giải nhiệt, thường chỉ xuất hiện vào đầu mùa hè từ tháng 3 đến tháng 5.
Sứa đỏ được bán nhiều ở các gánh hàng rong hay quán ăn vỉa hè ở Hà Nội, nhưng có nguồn gốc từ Hải Phòng. Giống sứa để chế biến món ăn này thường chỉ được đánh bắt ở vùng biển nơi có rừng ngập mặn như sú, đước.
Sứa đỏ được bán nhiều ở các gánh hàng rong hay quán ăn vỉa hè ở Hà Nội, nhưng có nguồn gốc từ Hải Phòng. Giống sứa để chế biến món ăn này thường chỉ được đánh bắt ở vùng biển nơi có rừng ngập mặn như sú, đước.
Trải nghiệm thảo nguyên xanh và hang Chà Lòi

Thung lũng bản Còi Đá (thuộc xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) nằm cách thành phố Đồng Hới gần 40km. Ở đây chỉ có 3 nếp nhà sàn của bà con người Vân Kiều, họ sống vô ưu như ba nốt nhạc giữa thảo nguyên xanh đẹp tựa một bức tranh của núi rừng.
Giếng cổ giải khát cho 8.000 dân trên xã đảo
Xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam nằm tách rời trên một hòn đảo nổi. Người dân ở đây tới nay bao đời vẫn lưu giữ và sử dụng hai giếng cổ sâu chừng 10 mét nhưng là tài sản vô giá.
25 thg 3, 2023
Thổi hồn vào lá bồ đề
Từ những chiếc lá bồ đề tưởng như không còn giá trị, qua bàn tay khéo léo cộng với sự sáng tạo, chị Mai Anh Phương (chủ Cơ sở Đồ Mai, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) tạo nên những sản phẩm tranh lá vô cùng độc đáo. Các sản phẩm của chị Phương được khách hàng đánh giá cao, đồng thời được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao của tỉnh năm 2022.
Chế tác cầu kỳ
Những người đam mê nghệ thuật trên địa bàn tỉnh từ lâu đã quen với các dòng tranh: Sơn dầu, tranh giấy, khảm trai… Những năm gần đây, người chơi tranh còn được tiếp cận với dòng tranh làm từ lá bồ đề vô cùng độc đáo. Một trong những người chế tác dòng tranh này là chị Mai Anh Phương.
Là người đam mê nghệ thuật, đặc biệt với dòng tranh thư pháp, chị Mai Anh Phương thường trang trí trên các loại trái cây để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Khi thị trường ngày càng đòi hỏi cao về tính mới lạ, độc đáo, chị Phương bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu dòng tranh làm từ lá bồ đề.
Chế tác cầu kỳ
Những người đam mê nghệ thuật trên địa bàn tỉnh từ lâu đã quen với các dòng tranh: Sơn dầu, tranh giấy, khảm trai… Những năm gần đây, người chơi tranh còn được tiếp cận với dòng tranh làm từ lá bồ đề vô cùng độc đáo. Một trong những người chế tác dòng tranh này là chị Mai Anh Phương.
Là người đam mê nghệ thuật, đặc biệt với dòng tranh thư pháp, chị Mai Anh Phương thường trang trí trên các loại trái cây để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Khi thị trường ngày càng đòi hỏi cao về tính mới lạ, độc đáo, chị Phương bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu dòng tranh làm từ lá bồ đề.
Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, dấu tích nền văn hóa cổ
Văn hóa Óc Eo là một trong 3 nền văn hóa cổ ở Việt Nam, gồm: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo. Cho tới nay, những kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia, khảo cổ học trong nước và quốc tế đã hé mở nhiều cứ liệu khoa học về nguồn gốc, nội dung, tính chất của nền văn hóa cổ Óc Eo.
Theo các chuyên gia, những di vật, phế tích và các giá trị của văn hóa Óc Eo thuộc Vương quốc Phù Nam cổ. Năm 1944, cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret được tổ chức ở phía Đông núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn). Địa điểm khai quật đầu tiên là ở gò Óc Eo, nơi mà sau này được ông lấy tên đề nghị đặt danh xưng cho một nền văn hóa cổ đại phân bố rộng khắp, đó là “Văn hóa Óc Eo”.
Theo các chuyên gia, những di vật, phế tích và các giá trị của văn hóa Óc Eo thuộc Vương quốc Phù Nam cổ. Năm 1944, cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret được tổ chức ở phía Đông núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn). Địa điểm khai quật đầu tiên là ở gò Óc Eo, nơi mà sau này được ông lấy tên đề nghị đặt danh xưng cho một nền văn hóa cổ đại phân bố rộng khắp, đó là “Văn hóa Óc Eo”.
Sắc màu ô môi!
Tháng 3 - thời điểm cây ô môi bước vào mùa bông nở rộ. Loài hoa chân quê chọn thời điểm khắc nghiệt của thiên nhiên làm mùa đẹp nhất cho mình như thử thách cùng đất trời...
24 thg 3, 2023
Đưa dúi về nhà
Ngày xưa, dúi ở rừng, là động vật hoang dã. Sau này, chúng được thuần hóa, lai giống, trở thành vật nuôi làm giàu của nhiều hộ dân. Không thuộc diện “khó nuôi”, nhưng chúng vẫn có nét “đỏng đảnh” rất riêng. Hiểu ý thì mới nuôi chúng lâu dài, mới nghĩ đến chuyện làm kinh tế từ dúi.
“Bông ô môi rơi đầy trước ngõ…”
Chẳng biết tự bao giờ, cây ô môi gần gũi với dân quê và trở thành ký ức của đám con nít chân đất, đầu trần. Đi qua thời gian, ô môi vẫn còn đâu đó giữa cuộc sống hối hả, như níu giữ một chút hồn quê nhẹ nhàng, bình dị mà sâu lắng.
Mùa ô môi ký ức
Những ngày giữa tháng 3, trời chuyển dần vào hạ. Cái nóng gay gắt của mặt trời nên mọi thứ co mình lại. Duy chỉ có ô môi lại chọn thời điểm khắc nghiệt nhất của thiên nhiên làm mùa đẹp nhất cho mình. Loài cây ấy, quanh năm lặng lẽ, bỗng chốc trơ trụi lá, rồi nhú ra hàng trăm, hàng ngàn chùm bông hồng tươi rực rỡ.
Mùa thả diều cũng đúng thời điểm ô môi nở rộ. Đám con nít cứ chiều chiều chân không ra ruộng, thơ thẩn dưới gốc ô môi chỉ còn bông với trái. Cánh diều từ ấy bay lên, lẫn trong cái mùi hăng hăng của rơm rạ tháng 3. Bóng ô môi trải dài trên chân ruộng, hòa lẫn trong những cánh diều sôi nổi. Diều căng gió, bay lượn như chở những ước mơ. Đám con trai lúc ấy rỗi việc, sực nhớ tới tán ô môi đầy bông. Chẳng ai rủ ai, cùng trèo lên bẻ cả nhánh cây dài hàng mét. Có lẽ ô môi “hào phóng”, nên chẳng ảnh hưởng gì đến sự sống của cây.
Mùa ô môi ký ức
Những ngày giữa tháng 3, trời chuyển dần vào hạ. Cái nóng gay gắt của mặt trời nên mọi thứ co mình lại. Duy chỉ có ô môi lại chọn thời điểm khắc nghiệt nhất của thiên nhiên làm mùa đẹp nhất cho mình. Loài cây ấy, quanh năm lặng lẽ, bỗng chốc trơ trụi lá, rồi nhú ra hàng trăm, hàng ngàn chùm bông hồng tươi rực rỡ.
Mùa thả diều cũng đúng thời điểm ô môi nở rộ. Đám con nít cứ chiều chiều chân không ra ruộng, thơ thẩn dưới gốc ô môi chỉ còn bông với trái. Cánh diều từ ấy bay lên, lẫn trong cái mùi hăng hăng của rơm rạ tháng 3. Bóng ô môi trải dài trên chân ruộng, hòa lẫn trong những cánh diều sôi nổi. Diều căng gió, bay lượn như chở những ước mơ. Đám con trai lúc ấy rỗi việc, sực nhớ tới tán ô môi đầy bông. Chẳng ai rủ ai, cùng trèo lên bẻ cả nhánh cây dài hàng mét. Có lẽ ô môi “hào phóng”, nên chẳng ảnh hưởng gì đến sự sống của cây.
Chờ mùa bằng lăng!
Khi ánh nắng khô hanh cuối tháng 3 thiêu đốt đất trời, cũng là lúc hoa bằng lăng bước vào mùa rực rỡ. Với vẻ đẹp đơn sơ, chân chất mà thu hút, hoa bằng lăng vẫn chiếm lấy một khoảng trong trái tim của những người yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)