24 thg 1, 2023

Vào Bidoup - Núi Bà tìm thông nghìn năm

Thông trăm tuổi đã khó kiếm nhưng tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có cả thông 1.200 tuổi. Không dễ để chạm được vào cây thông nghìn năm quý giá ấy.

Cây thông 1.200 tuổi ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà - Ảnh: M.V.

Ngày Tết khi đến Đà Lạt, nếu phố xá đông đúc quá, du khách hãy vào Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà để đi tìm những cây thông nghìn năm. Cổng vườn cách trung tâm Đà Lạt khoảng 30km.

Để tìm đến được cây thông ấy phải đến được nơi rất cao gọi là Cổng trời. Nơi đây có hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm, đặc biệt có một cây thông hai lá cổ thụ khoảng 1.200 năm tuổi. Theo nhiều nghiên cứu, thông hai lá cổ thụ ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà là một trong những loài có bộ gene không biến đổi nhiều so với chính nó từ thời khủng long.

Tháp Nhạn nghìn tuổi ẩn chứa nhiều điều bí ẩn ở Phú Yên

Tháp Nhạn được xây dựng trên sườn phía đông của núi Nhạn ngay trung tâm TP Tuy Hòa (Phú Yên). Đây là di tích kiến trúc đền tháp Champa cổ, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI.

Công trình này được xây dựng ở độ cao 64m so với mặt nước biển. Tháp có hình vuông, mỗi cạnh khoảng 10m, chiều cao 23,5m, tỉ lệ cân đối với 3 phần đế, thân và mái.

Rừng cao su miền Đông mùa thay lá

Đầu năm, rừng cao su thuộc các tỉnh miền Đông Nam bộ vào mùa thay lá, tạo nên những cánh rừng sắc màu, là điểm đến của giới săn ảnh và khách du lịch.


Những ngày này, khắp các vùng đất đỏ miền Đông là những rừng cao su đang vào mùa thay lá. Hình ảnh trên được chụp tại thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. Theo người dân, mỗi năm cao su thay lá một lần từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Vị Tết miền Bắc trong món thịt đông

Thịt đông luôn được nhắc nhớ mỗi độ Tết đến bên cạnh những món ăn đã trở thành truyền thống như bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành.

Nhắc về thịt đông, người ta nhớ ngay đến món ăn đặc trưng của mùa đông miền Bắc. Đây là món nguội, gồm chủ yếu thịt chân giò, bì lợn xào cùng mộc nhĩ, nấm hương và tiêu. Nhờ phần collagen ở bì lợn tiết ra mà khi để một thời gian, phần thịt xào đóng lại như rau câu (sương đông), ăn thơm ngon và mát.

Chỉ có cái lạnh của mùa đông đất Bắc mới có thể phù hợp với món ăn này theo cách tự nhiên nhất. Nhiều người cho rằng nguồn gốc thịt đông chính là từ món chân giò hầm vô tình bị đông lại trong cái lạnh của gió bấc cuối đông đầu xuân. Từ đó, nó trở thành một món ngon lạ miệng được truyền từ đời này qua đời khác.

Món thịt đông được trang trí với hoa cà rốt, ăn với tiêu, cơm trắng... Ảnh: Khánh Ly

Tết về bông tràm vàng rực cung đường ven biển

Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, cây tràm nở bông vàng bung rực hai bên cung đường ven biển ở tỉnh Bình Thuận khiến ai nấy qua đây không khỏi mê mẩn.

Cây tràm vàng nở bông vàng rực trên cung đường ven biển Hòa Thắng - Hòa Phú, tỉnh Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG

Xuôi theo các cung đường ven biển như Võ Nguyên Giáp ở TP Phan Thiết đến cung Hòa Thắng - Hòa Phú ở huyện Bắc Bình nối Tuy Phong của tỉnh Bình Thuận những ngày này, du khách sẽ bắt gặp màu vàng rực của bông cây tràm đặc hữu nơi đây.

Bí mật 400 năm trong tráp gỗ lim

Suốt 400 năm bảo quản tráp gỗ lim, con cháu dòng họ Nguyễn Văn không biết bên trong đựng vật gì, cho đến ngày đền thờ tổ tiên nhận bằng di tích quốc gia.

Chiều cuối năm, ông Nguyễn Văn Tân, 69 tuổi, người quản lý đền thờ dòng họ Nguyễn Văn Giai ở thôn Ích Mỹ, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, bưng chiếc tráp gỗ lim dài hơn một mét, rộng và cao gần 40 cm, đưa từ bàn thờ xuống đặt giữa thềm nhà, phủi những lớp bụi bám trên bốn mặt gỗ. Hiện ai cũng biết vật quý đựng gì, song hàng trăm năm trước là một bí ẩn, gây tò mò cho nhiều thế hệ con cháu.

Ông Tân là hậu duệ đời thứ 12 của Nguyễn Văn Giai (1555-1628) - tể tướng thời nhà Lê. Là bậc khai quốc công thần, nổi tiếng chính trực, có công bình định nhà Mạc, thời làm quan ông Nguyễn Văn Giai được vua ban cho hàng trăm đạo sắc phong cùng nhiều cổ vật quý để ghi nhận công lao. Trải qua thời gian, các vật quý bị hư hỏng và thất lạc, thứ giá trị nhất sót lại là chiếc tráp gỗ lim khóa chặt.

Ông Tên bên tráp gỗ lim đựng sắc phong quý hiếm. Ảnh: Đức Hùng

20 thg 1, 2023

Về vùng đất khoa bảng Cổ Định xưa

Cổ Định xưa, thị trấn Nưa (Triệu Sơn) ngày nay là vùng đất cổ có cư dân sinh sống từ thời Hùng Vương. Ở nơi này, bất kể đứa trẻ nào sinh ra cũng được nghe tiếng ru: “Ai vô Thanh Hóa tỉnh Thanh. Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng”, nhớ lời kêu gọi của Tán tương quân vụ Lê Ngọc Toản trong Hịch Cần Vương: “Sông Lãng, núi Na xung khí uất/ Tĩnh Gia, Nông Cống rược căm thù”. Truyền thống ấy đã nhắc nhở mỗi người dân về tinh thần yêu nước, lòng hiếu học và ý chí vươn lên.

Kiến trúc độc đảo thời Lê - Nguyễn của Nghè Giáp (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn).

Hoàng Bật Đạt và khởi nghĩa Ba Đình

“Chí cứu muôn dân nên phục Việt/ Thân thà có chết chẳng hàng Tây”, câu nói ấy đã thể hiện đầy đủ chí khí của thủ lĩnh Hoàng Bật Đạt, người con của làng Bộ Đầu, xã Thuần Lộc (Hậu Lộc).

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, nhà thờ Hoàng Bật Đạt, thôn Bộ Đầu, xã Thuần Lộc (Hậu Lộc). Ảnh: CHI ANH

Năm Tự Đức thứ 21 (1868), Hoàng Bật Đạt (1827 - 1887) đỗ cử nhân, được bổ nhiệm làm Giáo thụ huyện Phong Doanh (nay là huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Sau, ông được cử làm tri huyện Lang Tài (nay là huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh).

Đình Miễu Nhị ở xã Liên Lộc

Nằm cách TP Thanh Hóa gần 30 km, làng Miễu Nhị xưa kia thuộc tổng Liên Cừ, huyện Phong Lộc, phủ Hà Trung (nay thuộc xã Liên Lộc, huyện Hậu Lộc). Là vùng đất cổ nằm giữa những nền văn hóa khảo cổ lớn của thời đại đá mới như di chỉ Gò Trũng, xã Tuy Lộc và nền văn hóa đồng thau - văn hóa Hoa Lộc đặc sắc, Liên Lộc ngày nay vẫn còn giữ được những nét đẹp riêng có.

Nét cổ kính của đình Miễu Nhị, xã Liên Lộc (Hậu Lộc).

Đến miền Tây hòa mình vào những điệu xòe Thái

Đến miền Tây xứ Thanh trong hành trình khám phá vẻ đẹp của những miền đất xa xôi, tại những bản làng người Thái, một trong những trải nghiệm hẳn không thể bỏ qua đó là hòa mình vào những vòng xòe độc đáo, lắng nghe những thanh âm trong trẻo của đất trời và kết nối lòng người trong những cái nắm tay thắm tình đoàn kết.

Hơn 200 người tham gia màn đồng diễn vũ điệu kết đoàn, múa xòe dân tộc Thái tại Ngày hội văn hóa Pù Luông 2022.

Xòe Thái là một loại hình sinh hoạt văn hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái ở khu vực miền núi Thanh Hóa. Từ bao đời nay, xòe Thái gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, nghi lễ, lễ hội cũng như đời sống văn hóa, văn nghệ của người dân. Ngày nay, xòe Thái không chỉ là sợi dây kết nối cộng đồng mà còn là trải nghiệm văn hóa đặc sắc đối với khách du lịch khi về với bản làng vùng cao xứ Thanh.