28 thg 7, 2022

Hồi Ký Mì Gia khơi nguồn ký ức

Sau một hồi bàn ra tán vào, nhóm bạn thời đại học chúng tôi chọn quán Hồi Ký Mì Gia (120 Quang Trung, quận Hải Châu) để tụ tập họp lớp, bởi nơi đây không chỉ đa dạng món ngon mà còn có không gian ấm cúng.

Món vịt quay Bắc Kinh thơm ngon, đậm vị. Ảnh: Đ.L

Đúng như tên Hồi Ký Mì Gia, chủ quán mong muốn mang đến thực khách sự hồi tưởng ký ức đẹp đẽ thông qua kiến trúc Trung Hoa cổ và văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Hoa xưa. Sự hòa quyện độc đáo này tạo nên một nét riêng của quán, rất thích hợp cho những ai muốn tìm hiểu văn hóa Trung Hoa và có những trải nghiệm mới mẻ hơn cùng bạn bè, người thân vào dịp cuối tuần.

Vẻ đẹp huyền bí của Động Huyền Không

Tọa lạc hòn Thủy Sơn, nằm ở đỉnh cao nhất của danh thắng Ngũ Hành Sơn - số 81 đường Huyền Trân Công Chúa (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) là động Huyền Không, nơi thu hút đông đảo du khách tìm đến với cội nguồn tâm linh và khám phá vẻ đẹp của thắng cảnh.

Video: CHÁNH LÂM

Động Huyền Không tọa lạc trên đỉnh Thượng Thai - Đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Ngũ Hành Sơn hùng vĩ. Ngũ Hành Sơn là một quần thể gồm 5 núi đá vôi nhô lên trên bãi cát ven biển: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Với phong cảnh non nước hữu tình cùng những mỏm đá lớn rêu phong cổ kính, nơi đây là địa điểm được các vị cố nhân chọn xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo mang giá trị lịch sử của Đà Nẵng.

Bánh xèo hải sản Nha Trang

Bánh xèo Nha Trang vàng ươm, quyến rũ với hải sản tôm mực tươi ngon hấp dẫn thực khách. Thưởng thức miếng bánh xèo béo giòn, nóng hổi chấm nước mắm chua chua cay cay, bạn sẽ không thể nào quên được món bánh dân dã đầy mê hoặc ấy khi đến với phố biển Nha Trang.

Bánh xèo có mặt nhiều nơi trong thành phố, từ nhà hàng, quán ăn rộng rãi đến các hàng quán nhỏ thân quen trong ngõ xóm. Đa số các quán bánh xèo mở cửa vào buổi chiều muộn và phục vụ đến đêm khuya. Cùng bỏ túi một số điểm bán bánh xèo nổi tiếng tại Nha Trang...

27 thg 7, 2022

Quyến rũ bình minh trên biển Diễn Thành


Không tấp nập như Cửa Lò, cũng không ồn ã như biển Quỳnh, biển Diễn Thành (Diễn Châu) hiện lên dịu dàng khi rạng đông. Có lẽ điều này đã làm nên nét quyến rũ của một trong những bãi biển đẹp nhất Nghệ An.

Về biên giới thưởng thức cá đồng

Cuối tháng 6 (âm lịch), những chợ cá ở khu vực giáp biên bắt đầu xuất hiện một số loại cá đồng mùa lũ. Với dân quê, cá đồng trở thành một phần trong cuộc sống và với du khách, đó là cái vị thân thương, chân chất của một miền Tây nắng sớm mưa chiều.

Chờ mùa cá đến

Sang tháng 6 (âm lịch), chợ Tha La vẫn chưa phong phú các loại cá đồng. Với dân quê, cá đồng là món quà của lũ, nên họ tranh thủ đi chợ từ khi mặt trời còn chấp chới vài tia nắng đầu tiên. Do nước lũ mấy năm qua luôn trái tính trái nết, nên sản lượng cá đồng không còn phong phú như xưa. Chỉ thấy quanh quẩn mấy con cá dảnh, mè vinh, cá lăng… hay xuất hiện ở chợ.

Khi được hỏi về chuyện mua bán ở chợ cá Tha La, một chị bạn hàng tặc lưỡi: “Mới giờ này, nên cá mắm chưa nhiều. Thiệt ra, mấy năm nước lớn thì tháng 6 (âm lịch) cá đồng cũng sung túc lắm rồi, nhưng cỡ 5 năm trở lại đây thì rất hiếm. Muốn có cá đồng ngon, chờ cuối tháng 7, đầu tháng 8 (âm lịch) thì ở chợ Tha La này mặt cá nào cũng có”.

Du lịch vườn trên núi

Ngoài mục đích trồng các loại cây ăn trái trên núi để phát triển kinh tế, thời gian gần đây, nhiều hộ dân đã khai thác lợi thế “vườn rừng” để phục vụ tham quan. Ở núi Dài thuộc địa phận xã Lê Trì (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), các nhà vườn đã đưa vào một số dịch vụ để “hút khách” tìm về núi theo nhiều mục đích khác nhau, như: Học hỏi mô hình, trải nghiệm nghỉ ngơi, họp mặt bạn bè cuối tuần… cùng với thưởng thức các món ăn, thức uống đi kèm.

Phải vượt đoạn đường ngoằn nghèo và những con dốc cao đến “nín thở” bằng xe gắn máy mới có thể lên những khu vườn trên núi Dài. Đó là cách nhanh nhất, phù hợp cho những người thích cảm giác hồi hộp và mạo hiểm. Giải pháp còn lại là đi bộ, vừa tham quan cảnh đẹp, vừa thử thách sức dẻo dai bản thân và do không phải lúc nào cũng có xe để lên núi.

Giữ lửa nghề làm bánh tráng phơi sương


Năm 2016, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Năm 2011, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - Vietkings công nhận là một trong 100 món ăn đặc sản nổi tiếng của cả nước. Để nghề làm bánh tráng phơi sương đạt được những danh hiệu nêu trên là cả một quá trình dày công sáng tạo, giữ gìn và phát triển làng nghề của người dân xứ Trảng.

26 thg 7, 2022

Khám phá vẻ đẹp nhà thờ Hưng Nghĩa

Nam Định vốn được biết đến là nơi mà đạo Công giáo phát triển nhất tại Việt Nam. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với những công trình kiến trúc nhà thờ nổi tiếng, lâu đời với vẻ đẹp nguy nga, những công trình kiến trúc tôn giáo với vẻ đẹp đậm chất châu Âu. Chỉ cần dành một ngày khám phá Nam Định là bạn sẽ mang về thật nhiều bức ảnh "chất lừ" cũng những nhà thờ đẹp bậc nhất vùng đất này. Đến với nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa du khách sẽ cảm thấy thích thú khi được chiêm ngưỡng một nhà thờ với lối thiết kế kín kẽ, nhiều chi tiết cầu kì, tinh xảo đậm chất Gothic.

Được xây dựng từ năm 1927, di chuyển về địa chỉ hiện nay vào năm 1943, khi đó nhà thờ được xây bằng gỗ lim và lợp nan ngói. Trải qua một thời gian, nhận thấy sự xuống cấp trầm trọng của nhà thờ, các giáo dân cùng cha xứ Giuse Phạm Khắc Thẩm cùng bàn bạc và thống nhất khởi công xây dựng lại nhà thờ vào ngày 22/8/2001. Mười một năm, với biết bao đóng góp về vật chất và cả mồ hôi công sức của bà con giáo dân, ngôi thánh đường trong mơ ước của bà con đã được chính thức khánh thành vào ngày 28/2/2012. Nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa với chiều dài 76m, chiều rộng 33m, cao 24m và hai tháp chuông cao 60m là một công trình kiến trúc hoành tráng, bề thế, thể hiện được ý tưởng, tư duy và kiểu dáng kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn có sự biến hoá hài hoà với các yếu tố không gian xung quanh. Gian điện trong cùng là nơi đặt bàn thờ Đức Chúa Jesu, bên trên có mái vòm hình cầu và những ô cửa kính được thiết kế khoa học, giúp không gian nhà thờ rộng hơn, thoáng hơn và đón được ánh sáng tự nhiên của mặt trời.

Nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa (Nam Định) mang nét kiến trúc đậm chất Gothic.

Thánh đường đá trăm tuổi ở vựa lúa xứ Nghệ

Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.

Nhà thờ xứ Bảo Nham được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 7.000 m² (ở xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) từ năm 1888. Sau 6 năm xây dựng, năm 1904, ngôi thánh đường này hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Mùa vàng đẹp nao lòng nơi biên cương Cao Bằng

Du khách đến với Cao Bằng mùa này được đắm mình trên những cánh đồng lúa chín vàng, tạo nên vẻ đẹp non nước hữu tình và mang đậm bản sắc vùng cao đặc trưng, riêng có của vùng đất biên cương phía Bắc Tổ quốc.

Những thửa ruộng chín vàng tạo nên cảnh sắc non nước hữu tình bên danh thắng thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh.