14 thg 7, 2022

Thác Xăng, Thác Mây – vẻ đẹp hùng vĩ nơi biên cương Xứ Lạng

Hồ thủy điện Thác Xăng nằm trên địa phận giáp ranh giữa 3 xã: Hồng Phong (huyện Bình Gia), Bắc La (huyện Văn Lãng) và Hùng Việt (huyện Tràng Định). Hồ rộng gần 300 ha với các dãy núi, đồi lớn nhỏ cùng hệ thống thác, hang động đẹp ẩn sâu bên trong, đặc biệt có Thác Mây với 5 tầng thác hùng vĩ, cảnh quan hoang sơ.

Hiện nay, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đang tập trung hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Thác Xăng -Thác Mây để trình UBND tỉnh công nhận điểm du lịch vào cuối năm 2021.

Công trình Nhà máy thủy điện Thác Xăng hòa vào lưới điện Quốc gia năm 2016, với công suất lắp máy 20 MW, cung cấp sản lượng điện trung bình năm khoảng 90,55 triệu kWh

Bình yên trên thảo nguyên Khau Sao

Những năm gần đây, đồi Khau Sao (thôn Suối Mạ A, xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng) đã trở thành một địa điểm dã ngoại hấp dẫn nhiều người bởi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, mang đậm nét hoang sơ, hữu tình. Nơi đây còn có sự hiện diện của những đàn gia súc được chăn thả trên đồi cỏ rộng mênh mông lộng gió, tạo nên khung cảnh vừa thanh bình vừa thơ mộng.

Đồi Khau Sao có độ cao trung bình từ 800 – 1200 m so với mực nước biển với tổng diện tích lên đến 144 ha. Đứng trên đỉnh đồi cao, du khách có thể nhìn thấy khung cảnh thiên nhiên xung quanh đầy ấn tượng với những ngọn đồi trùng điệp nối tiếp nhau

13 thg 7, 2022

Khám phá thác Bậc Tình Yêu trên Mẫu Sơn

Thác Bậc Tình Yêu là một dòng thác nhỏ nằm trên km số 9, thuộc thôn Khuổi Tẳng, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình. Gây ấn tượng nhờ dòng nước mát lạnh trong vắt chảy qua nhiều bậc đá lạ mắt cũng như dễ tìm và khám phá, từ lâu thác đã trở thành một địa điểm ko thể thiếu trong những chuyến khám phá Mẫu Sơn của du khách thập phương.

So với những dòng thác khác trên Mẫu Sơn, thác Bậc Tình Yêu dễ tìm và đường dễ đi hơn. Chỉ cần vượt qua khoảng 1 km đường rừng từ ngã rẽ tại km số 9 theo bảng chỉ dẫn, du khách sẽ gặp được thác

12 thg 7, 2022

Về Cù lao Minh trải nghiệm du lịch miệt vườn

Từ lâu, Vĩnh Long nổi tiếng là tỉnh đi đầu về du lịch sông nước miệt vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Loại hình này phát triển mạnh tại 4 xã An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú nằm trên Cù lao Minh thuộc huyện Long Hồ.

Du khách đến tham quan Coco Home (nhà dừa) ở ấp Hòa Quý, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ (Ảnh chụp trước thời điểm có dịch Covid-19)

Long Khánh (Đồng Nai): Khai thác hiệu quả thế mạnh du lịch vườn

Long Khánh (Đồng Nai) từ lâu đã nổi tiếng với những vườn trái cây nhiệt đới đặc sắc. Không những là nơi cung cấp trái cây đa dạng cho thị trường trong nước, nhiều năm qua mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan, trải nghiệm thực tế tại các vườn trái cây đã trở thành thế mạnh của địa phương.

Loại hình du lịch sinh thái, kết hợp tham quan, trải nghiệm tại vườn đang dần trở thành đặc sản thế mạnh của Long Khánh

Long Khánh là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nằm cách Trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 80km. Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt thuận lợi nên trái cây ở vùng đất này rất phong phú về chủng loại, đặc sắc hơn hẳn so với những nơi khác. Vì vậy, từ lâu cụm từ “trái cây Long Khánh” hay tương tự như: “chôm chôm Long Khánh”, “sầu riêng Long Khánh”… đã trở nên khá quen thuộc với người tiêu dùng trên địa bàn cả nước.

Về Vĩnh Long đốt đuốc đi xem hát bội

Đốt đuốc đi xem hát bội ở cù lao An Bình, huyện Long Hồ, là sản phẩm du lịch ấn tượng, đặc sắc được ngành du lịch Vĩnh Long đưa vào khai thác phục vụ du khách từ 2016, nhằm tái hiện đời sống tinh thần của người Nam bộ xưa một cách chân thật, mộc mạc.

Du khách được trải nghiệm cầm đuốc lá dừa đi cả cây số trong đêm đến đình thần ở cù lao An Bình xem hát bội

Chinh phục đỉnh Ngự Lâm, rừng Kim Giao ở Hải Phòng

Nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Vườn quốc gia Cát Bà cách trung tâm khu du lịch gần 12 km, là địa chỉ du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng trăm nghìn du khách trong nước và nước ngoài.

Vườn quốc gia Cát Bà có nhiều tuyến du lịch như: tuyến khám phá hang động; du lịch sinh thái, giáo dục môi trường; tuyến xuyên vườn quốc gia…Tùy theo sở thích và quỹ thời gian, du khách có thể lựa chọn tuyến đi phù hợp với điều kiện của mình. Nếu du khách không có nhiều thời gian, tuyến thăm rừng Kim giao, đỉnh Ngự Lâm là phù hợp hơn cả.

Để khám phá tuyến du lịch này du khách mất khoảng 3 đến 4 giờ vượt qua quãng đường bộ dài hơn 3km. Đây là hành trình được rất nhiều du khách lựa chọn, bởi khám phá và chinh phục không đơn giản khi phải đi theo lối mòn với những khối đá tai mèo lởm chởm hoặc đường đất sét trơn trượt và ẩm ướt, song cũng là cơ hội với những du khách muốn thử sức, hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ.

Lễ hội truyền thống Xa Mã – Rước kiệu Đình Hoàng Châu: Độc đáo và mang đậm bản sắc văn hoá vùng biển

Toàn cảnh Lễ hội truyền thống Xa Mã – Rước kiệu Đình Hoàng Châu. Ảnh: Phạm Quang Thanh

Lục lạc đồng của các dân tộc trên dải Trường Sơn

Lục lạc là vật dụng được con người chế tác và sử dụng từ rất lâu đời. Nó được làm bằng đồng, chì, sắt...nhưng phổ biến nhất là bằng đồng.

Lục lạc có một số hình dạng khác nhau, có cái hình tròn, hình quả bầu, có loại giống chiếc chuông hay cái loa. Mỗi chiếc lục lạc bao giờ cũng có phần đầu và phần đuôi. Phần đuôi thường được khoét lỗ để xâu chúng lại thành chuỗi hạt lục lạc hoặc phối hợp với các loại trang sức khác như cườm để đeo hoặc gắn trên quần áo, đồ dùng. Loại lục lạc to còn được đồng bào xỏ thêm chiếc vòng để đeo hoặc để cầm. Trên giữa đầu chiếc lục lạc có một khe hở rộng, chia đều đầu lục lạc ra hai bên giống như cái mồm cá. Trên thân lục lạc có trang trí điểm xuyết một số hoa văn, hoạ tiết. Bên trong lục lạc thường gắn một thanh nhỏ hay những viên rời để khi rung hoặc cử động, những vật này chạm vào thành lục lạc hay chạm vào nhau, nhờ cộng hưởng phát ra âm thanh.

Người đàn ông Cor (đầu tiên bên trái) đeo lục lạc đồng để đấu chiêng đôi.

Đèo Khau Cốc Chà, Bảo Lạc, Cao Bằng: Hiểm trở đường đến đỉnh trời

Vì sao những năm gần đây, dân du lịch bụi luôn lựa chọn Bảo Lạc làm điểm dừng chân thay vì những thị trấn lớn xung quanh?

Đứng trên đỉnh núi Pác Thốc, nhìn toàn cảnh đèo Khau Cốc Chà và thung lũng đồng Mu ở trung tâm xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng mới hiểu vì sao những năm gần đây, dân du lịch bụi luôn lựa chọn Bảo Lạc làm điểm dừng chân thay vì những thị trấn lớn xung quanh.

Mẻ Pia ngày ấy

Hơn 10 năm trước, cũng trong một hành trình của kẻ độc hành với đam mê khám phá những cung đường mới, tôi đã đến, đã dừng vết bánh xe trước một cung đèo cao tít, nhỏ xíu uốn lượn lên núi, đèo Mẻ Pia.

Đèo Mẻ Pia là con đèo nằm trên QL4A, đây là cung đường độc đạo nối xã Xuân Trường với trung tâm huyện Bảo Lạc, Cao Bằng. Hơn 10 năm trước, người dân Xuân Trường muốn xuống Bảo Lạc thì chỉ có 1 phương tiện duy nhất là đi ngựa, nếu không muốn đi bằng chính đôi chân của mình trên con đường dốc.

Đèo Khau Cốc Chà (Đèo Mẻ Pia) nằm trên con đường độc đạo nối xã Xuân Trường với thị trấn huyện Bảo Lạc, Cao Bằng. Ảnh T.C