8 thg 6, 2022

Về Rạch Giá đi rừng, chơi phố biển

Nhắc đến du lịch Kiên Giang, người ta nghĩ ngay tới Phú Quốc hoặc Hà Tiên. Hè này, hãy thử đến Rạch Giá, thành phố chính của tỉnh Kiên Giang và là nơi có đô thị lấn biển đầu tiên tại Việt Nam.

Du khách đi vỏ lãi thăm Vườn quốc gia U Minh Thượng

Hương vị quê hương: Bún ốc ngon nức tiếng Thái Bình

Sự hòa quyện giữa nước xương hầm, mắm tôm và giấm bỗng tạo nên nồi bún ốc độc đáo thu hút 300 - 400 thực khách đến ăn mỗi ngày.

Nói đến đặc sản Thái Bình, người ta thường nhắc đến bún bung, canh cá; nhưng ở đó có một gia đình tự tạo nên thương hiệu riêng của mình trong món bún ốc.


Hơn 20 năm qua, món bún ốc đã giữ chân bao thực khách. Có người sinh ra từ quê lúa Thái Bình, sau này xa quê, mỗi dịp trở về lại ghé quán. Cũng có người là khách thập phương về công tác, định bụng chỉ lấp dạ dày; đâu ngờ rằng sau lần ấy, mỗi khi có dịp đến Thái Bình lại ghé quán bún ốc ăn cho đỡ nhớ hương vị xưa.

7 thg 6, 2022

Vườn tượng APEC Đà Nẵng lọt top 7 điểm check in mới nổi ở Đông Nam Á

Công trình kiến trúc tại Đà Nẵng nằm trong 7 điểm du lịch mới mở cửa đón khách tại Đông Nam Á được tờ SCMP giới thiệu.


Sau ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, các quốc gia khu vực Đông Nam Á đã rục rịch mở cửa trở lại để đón khách du lịch quốc tế. Sau thời gian dài yên ắng, nhiều thắng cảnh mới được phát hiện, các công trình mới mọc lên trở thành điểm du lịch, check in yêu thích của khách tham quan.

Mới đây, tờ SCMP đã liệt kê 7 điểm check in mới nổi được nhiều người quan tâm, trong đó có vườn tượng APEC Đà Nẵng (Việt Nam).

Nơi Hàn Mặc Tử sống lúc cuối đời

Làng phong Quy Hòa như tách biệt với bên ngoài, yên bình với tiếng sóng vỗ và bóng mát của những rặng phi lao cổ thụ.


Làng phong Quy Hòa thuộc phường Ghềnh Ráng, cách TP Quy Nhơn khoảng 7 km về phía Nam. Được xây dựng từ năm 1929, nay ngôi làng là bệnh viện điều trị bệnh phong - da liễu Quy Hòa. Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã điều trị bệnh phong và qua đời tại làng năm 1940.

Vùng cao mùa nước đổ

Nhiếp ảnh gia Lưu Thiện Toàn mê mẩn trước khung cảnh và nhịp sống của người dân huyện Bát Xát trong chuyến săn ảnh mùa nước đổ vùng cao.


Mùa nước đổ vùng cao miền Bắc vào khoảng tháng 5-6, là một đặc sản du lịch hút du khách và các nhiếp ảnh gia đổ về chiêm ngưỡng. Trong tháng 5, nhiếp ảnh gia Lưu Thiện Toàn, đến từ Đồng Nai, thực hiện chuyến săn ảnh mùa nước đổ 5 ngày 4 đêm tại các xã Mường Hum (ảnh), Sàng Ma Sáo và Dền Sáng, huyện Bát Bát, phía tây bắc Lào Cai.

Bún rạm - đặc sản nên thử khi đến Bình Định

Tô bún với thịt rạm ngọt béo, nước dùng thanh, không topping cầu kỳ, gây ấn tượng với thực khách lần đầu thưởng thức.

Đến TP Quy Nhơn, ngoài các đặc sản như bún nem chả nướng, bánh xèo tôm nhảy, tré trộn, bún tôm... du khách còn được người địa phương giới thiệu món bún rạm. Thoạt nhìn, nhiều người lầm tưởng đây là bún riêu, nhưng hương vị hoàn toàn khác, ít gia vị hơn. Độ thơm ngon của món ăn phụ thuộc vào chất lượng thịt rạm.

Tô bún đầy thịt rạm béo, ăn kèm rau sống và bánh tráng nướng. Ảnh: Huỳnh Nhi

Những mẫu sinh vật rực rỡ trên cao nguyên đá Đồng Văn

Phòng trưng bày về thiên nhiên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn vừa hoàn thành với nhiều mẫu vật quý hiếm, trong đó có những mẫu sinh vật là đặc sản của cao nguyên đá như bướm hoàng đế tím, bướm hoàng đế đen

Phòng trưng bày về thiên nhiên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích 100 m², đặt tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang. Phòng trưng bày thể hiện sự đa dạng và phong phú các loài thực vật hạt kín, thực vật hạt trần, nấm, động vật có xương sống (thú, chim, bò sát – lưỡng cư, cá), động vật không xương sống (côn trùng, ốc cạn). Trong đó có những loài được coi là đặc sản của vùng cao nguyên đá như bướm Hoàng đế tím và bướm Hoàng đế đen.

Bướm hoàng đế tím

6 thg 6, 2022

Độc đáo làng đá Khuổi Ky của người Tày Cao Bằng

Làng đá Khuổi Ky cách trung tâm thành phố Cao Bằng hơn 80km thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ngôi làng cổ của người Tày còn giữ được những nét độc đáo về kiến trúc và văn hóa nên trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách.

Làng đá Khuổi Ky cách danh thắng thác Bản Giốc, Cao Bằng chỉ khoảng 2 km. Làng dựa lưng vào núi với những ngôi nhà sàn cổ của đồng bào Tày.

Tìm hiểu thêm về sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên, ở Long Châu Tiên thạch tự- núi Bà Đen

Toàn những khối đá lớn hình sừng tê, hình trứng lô xô bên một gốc cây cổ thụ bốn mùa xanh. Đây chính là tháp mộ của sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên.

Tháp mộ của sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên đã được trùng tu.

Có thể bạn chưa biết tên hiệu hoặc pháp danh của sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên. Nhưng, nếu nói đây là ông sư tổ đã từng tụng kinh cho đá tảng ở núi nứt đôi, làm lối đi cho bá tánh thập phương đến viếng chùa thì nhiều người Tây Ninh đã biết, qua cuốn sách “Tây Ninh xưa” của Huỳnh Minh, khi ông chép lại thành câu chuyện “Ông Đá nứt hai trên núi Điện Bà” (trang 67, Nxb Thanh niên tái bản năm 2001).

Chuyện về các bà Tổ sáng tạo Phước Lưu cổ tự

Bà Trần Thị Nên là mẹ của ông Mai Văn Lực, sau này là Hoà thượng Trừng Lực, người được coi là Tổ đời thứ nhất của Phước Lưu cổ tự. Một người phụ nữ khác, được coi là thuộc nhóm “Tổ sáng tạo” chùa Phước Lưu, chính là sư cô Diệu Thiện.

Chùa Phước Lưu.

Dân gian thường gọi những người khai sáng lập chùa là các vị “khai sơn tạo tự”. Trên miền đất quê hương của núi Bà Đen, có nhiều ngôi chùa do phụ nữ “khai sơn”, nhiều nhất là ở các ngôi tịnh xá của hệ phái khất sĩ. Đấy là nơi tu hành của các vị ni sư. Ngay ở thành phố Tây Ninh, ta có thể dễ dàng tìm thấy vài ngôi, như tịnh xá Ngọc Ninh, Ngọc Truyền trên địa bàn phường 1.