Từ trung tâm huyện Chi Lăng, vượt chặng đường hơn 30 km với những khúc cua tay áo, chúng tôi tìm về thảo nguyên Khau Sao, xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng. Ở độ cao hơn 700m so với mực nước biển, thảo nguyên Khau Sao được coi là “Vương quốc Ngựa bạch" với 2.600 con ngựa, trong đó có khoảng 1.500 con ngựa bạch thuần chủng.
3 thg 12, 2021
Đến thăm "Vương quốc Ngựa bạch" xứ Lạng
Nói đến huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), du khách thường nghĩ tới đặc sản na hay các di tích lịch sử Ải Chi Lăng, hang Gió…. Nhưng, còn có một địa điểm thơ mộng: thảo nguyên Khau Sao hay “Vương quốc ngựa bạch”, nơi chăn thả hơn 2.600 con ngựa, trong đó có khoảng 1.500 con ngựa bạch thuần chủng.
Từ trung tâm huyện Chi Lăng, vượt chặng đường hơn 30 km với những khúc cua tay áo, chúng tôi tìm về thảo nguyên Khau Sao, xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng. Ở độ cao hơn 700m so với mực nước biển, thảo nguyên Khau Sao được coi là “Vương quốc Ngựa bạch" với 2.600 con ngựa, trong đó có khoảng 1.500 con ngựa bạch thuần chủng.
Từ trung tâm huyện Chi Lăng, vượt chặng đường hơn 30 km với những khúc cua tay áo, chúng tôi tìm về thảo nguyên Khau Sao, xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng. Ở độ cao hơn 700m so với mực nước biển, thảo nguyên Khau Sao được coi là “Vương quốc Ngựa bạch" với 2.600 con ngựa, trong đó có khoảng 1.500 con ngựa bạch thuần chủng.
Bên trong những ngôi nhà cổ hơn 300 năm ở Nghệ An
Núi Trấn Công, ngọn núi trong lòng dân
Tên núi, tên sông là những tên gọi hiếm khi thay đổi theo thời gian. Ấy vậy mà, ở phía tây TP.Quảng Ngãi có một ngọn núi mang tên núi Phước, được người dân đổi thành núi Trấn Công (hay còn gọi là núi Ông).
Từ núi Phước đến núi Trấn Công
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, trước kia núi Trấn Công có tên là núi Phước (hay còn gọi là Phước Lãnh), nằm ở xã Thu Phố, nay là phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi). Nói về tên gọi cũ này, trong dân gian lưu truyền câu thơ: “Phước lãnh xuân lai hoa sắc sắc/ Lai đàm thu đáo thủy thanh thanh” (Tạm dịch là: “Núi Phước xuân về hoa lắm sắc/ Đầm lai thu đến nước trong veo”. Mãi đến sau này, khi Trấn Quận công Bùi Tá Hán (1496 - 1568) - một danh tướng đời Lê Trung hưng, được phong Bắc quân đô đốc phủ chưởng phủ sự Trấn thủ thừa tuyên Quảng Nam (gồm vùng đất tương đương 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một phần tỉnh Phú Yên sau này) mất và được người dân lập đền thờ tại phía đông núi Phước, thì ngọn núi này được người dân đặt tên là núi Trấn Công (hay còn gọi là núi Ông).
Từ núi Phước đến núi Trấn Công
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, trước kia núi Trấn Công có tên là núi Phước (hay còn gọi là Phước Lãnh), nằm ở xã Thu Phố, nay là phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi). Nói về tên gọi cũ này, trong dân gian lưu truyền câu thơ: “Phước lãnh xuân lai hoa sắc sắc/ Lai đàm thu đáo thủy thanh thanh” (Tạm dịch là: “Núi Phước xuân về hoa lắm sắc/ Đầm lai thu đến nước trong veo”. Mãi đến sau này, khi Trấn Quận công Bùi Tá Hán (1496 - 1568) - một danh tướng đời Lê Trung hưng, được phong Bắc quân đô đốc phủ chưởng phủ sự Trấn thủ thừa tuyên Quảng Nam (gồm vùng đất tương đương 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một phần tỉnh Phú Yên sau này) mất và được người dân lập đền thờ tại phía đông núi Phước, thì ngọn núi này được người dân đặt tên là núi Trấn Công (hay còn gọi là núi Ông).
Món canh chua cá mè
"Cá mè thịt béo/ Hơi có mùi tanh/ Đầu thì nấu canh/ Mình mềm chiên sả...". Câu vè nơi thôn dã nhắc nhớ món canh chua cá mè tuyệt hảo với dư vị khó phai.
Cá mè quen thuộc với người dân Đức Phổ quê tôi, nơi nhiều đầm nước và lắm sông hồ. Thỉnh thoảng, có người bắt được cá lớn nặng đến dăm bảy cân, vui phải biết. Rất nhiều thú vui khi bắt cá mè. Đàn ông trong làng thường rủ nhau mang nơm ra đầm úp cá. Họ dàn hàng ngang bước tới với đôi tay cầm hai chiếc nơm úp mạnh, xua cá chạy vào bờ. Khi đến bờ, cá chạy ngược trở ra gặp phải những chiếc nơm úp nhốt vào trong. Mọi người xúm lại, chèn thêm nơm lên trên, đè mạnh cho chắc chắn, rồi thò tay vào trong nơm bắt cá. Bắt được cá mè, ai nấy cũng cười hả hê.
Cá mè quen thuộc với người dân Đức Phổ quê tôi, nơi nhiều đầm nước và lắm sông hồ. Thỉnh thoảng, có người bắt được cá lớn nặng đến dăm bảy cân, vui phải biết. Rất nhiều thú vui khi bắt cá mè. Đàn ông trong làng thường rủ nhau mang nơm ra đầm úp cá. Họ dàn hàng ngang bước tới với đôi tay cầm hai chiếc nơm úp mạnh, xua cá chạy vào bờ. Khi đến bờ, cá chạy ngược trở ra gặp phải những chiếc nơm úp nhốt vào trong. Mọi người xúm lại, chèn thêm nơm lên trên, đè mạnh cho chắc chắn, rồi thò tay vào trong nơm bắt cá. Bắt được cá mè, ai nấy cũng cười hả hê.
Về với lễ hội Lúa non của người Xơ Đăng
Được anh bạn mời dự lễ hội Lúa non ở thôn Tê Pen, xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô), tôi như “mở cờ trong bụng”. Cùng anh tham dự lễ hội Lúa non, giúp cho tôi có thêm những trải nghiệm, hiểu thêm về phong tục, tập quán hay của người Xơ Đăng ở địa phương.
Từ cổng chào của thôn đi vào khoảng 100m, chúng tôi đến nhà già A Chong để tìm hiểu về ý nghĩa và nét đẹp của lễ hội Lúa non trong văn hóa người Xơ Đăng. Chăm chú vào con chuột rừng vừa bẫy được, già A Chong không hay khách đến thăm. Chỉ đến khi chúng tôi cất lời chào, già mới thoáng giật mình ngoái lại. Nở nụ cười thân thiện, già lấy cho chúng tôi mỗi người 1 chiếc đòn để ngồi.
Từ cổng chào của thôn đi vào khoảng 100m, chúng tôi đến nhà già A Chong để tìm hiểu về ý nghĩa và nét đẹp của lễ hội Lúa non trong văn hóa người Xơ Đăng. Chăm chú vào con chuột rừng vừa bẫy được, già A Chong không hay khách đến thăm. Chỉ đến khi chúng tôi cất lời chào, già mới thoáng giật mình ngoái lại. Nở nụ cười thân thiện, già lấy cho chúng tôi mỗi người 1 chiếc đòn để ngồi.
Đình Hội Thống - ngôi đình cổ xưa ở Hà Tĩnh
Được khởi công xây dựng vào năm 1659, hoàn thành vào năm 1660, dưới triều Lê Thần Tông, đình Hội Thống (xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất ở Nghệ Tĩnh.
Cách TP Hà Tĩnh 61 km về phía Đông - Bắc, đình Hội Thống ngoảnh mặt hướng Tây, kiến trúc theo kiểu chữ Nhị (chữ Hán) gồm 2 tòa chính là nội tẩm và bái đường. Hai đầu là lầu chuông, gác trống. Tại tòa nội tẩm đặt bài vị thần Thành Hoàng, chính giữa có bức hoành phi ghi 4 chữ Hán: “Xuân - Đài - Thọ - Vực”. Đình Hội Thống nằm trên khuôn viên rộng 2.500 m², tại làng Hội Thống (nay là xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Mặt trước đình Hội Thống nhìn ra cầu Cửa Hội.
Cách TP Hà Tĩnh 61 km về phía Đông - Bắc, đình Hội Thống ngoảnh mặt hướng Tây, kiến trúc theo kiểu chữ Nhị (chữ Hán) gồm 2 tòa chính là nội tẩm và bái đường. Hai đầu là lầu chuông, gác trống. Tại tòa nội tẩm đặt bài vị thần Thành Hoàng, chính giữa có bức hoành phi ghi 4 chữ Hán: “Xuân - Đài - Thọ - Vực”. Đình Hội Thống nằm trên khuôn viên rộng 2.500 m², tại làng Hội Thống (nay là xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
2 thg 12, 2021
Chuyện chiếc chuông cứu chúa ở chùa Sắc Tứ Linh Thứu
Tui viếng thăm chùa Sắc Tứ Linh Thứu (Châu Thành, Tiền Giang) trong một dịp đến Trại rắn Đồng Tâm. Trên đường từ quốc lộ 1A rẽ vô Trại rắn khoảng 2 km là tới chùa Linh Thứu (đi tiếp 2,5 km nữa là tới trại rắn).
Sắc màu Suối Tiên
Du khách đến Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận không những được thưởng thức đồi cát bao la ngút ngàn, bờ biển đẹp say đắm lòng người, mà còn thưởng lãm Suối Tiên xinh đẹp, có một không hai ở Việt Nam.
Suối Tiên hay còn gọi là Suối Hồng là một danh thắng tọa lạc tại đường Huỳnh Thúc Kháng phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Dòng suối nhỏ dài khoảng 4 km chảy róc rách cạnh Hòn Rơm, khuất sau những đồi cát cháy nắng. Không gian Suối Tiên nổi bật bởi một màu đỏ rực của cát và những hình nhũ nhấp nhô, gồ ghề tự nhiên dọc hai bên bờ suối.
Hàng nghìn những hình nhũ hình thành nên từ cát, theo năm tháng trở nên cứng như đá, bị gió mưa mài mòn nên mang trên mình một vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú vô cùng. Màu đỏ nâu của đất cát cùng với những hình nhũ đủ hình thù, đủ kích cỡ làm cho bờ suối trở nên hùng vĩ như những đền tháp, như một thành quách bị lãng quên… Suối Tiên mang một vẻ đẹp bồng lai tiên cảnh, bởi thế mà hàng loạt các tour du lịch Mũi Né đều chọn suối Tiên là điểm dừng chân tham quan hấp dẫn.
Suối Tiên hay còn gọi là Suối Hồng là một danh thắng tọa lạc tại đường Huỳnh Thúc Kháng phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Dòng suối nhỏ dài khoảng 4 km chảy róc rách cạnh Hòn Rơm, khuất sau những đồi cát cháy nắng. Không gian Suối Tiên nổi bật bởi một màu đỏ rực của cát và những hình nhũ nhấp nhô, gồ ghề tự nhiên dọc hai bên bờ suối.
Hàng nghìn những hình nhũ hình thành nên từ cát, theo năm tháng trở nên cứng như đá, bị gió mưa mài mòn nên mang trên mình một vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú vô cùng. Màu đỏ nâu của đất cát cùng với những hình nhũ đủ hình thù, đủ kích cỡ làm cho bờ suối trở nên hùng vĩ như những đền tháp, như một thành quách bị lãng quên… Suối Tiên mang một vẻ đẹp bồng lai tiên cảnh, bởi thế mà hàng loạt các tour du lịch Mũi Né đều chọn suối Tiên là điểm dừng chân tham quan hấp dẫn.
Đậm đà thịt kho mắm ruốc
Tiết trời se lạnh, mưa lâm thâm, mẹ tôi đi chợ mua thịt heo ba chỉ về kho mắm ruốc. đó là món ăn khoái khẩu trong những ngày mưa.
Biết mẹ chuẩn bị làm món thịt heo kho mắm ruốc, tôi đội nón lá chạy ra sau nhà, nhổ vài tép sả, rửa sạch xắt mỏng rồi dùng dao bằm nhuyễn cùng vài trái ớt và tỏi. Còn mẹ thì rửa sạch thịt ba chỉ, cắt miếng nhỏ rồi ướp với đường. Mẹ bảo, làm như vậy là để khi thịt kho chung với mắm ruốc không bị ngấm vị mặn của mắm và phần mỡ heo trong hơn. Mẹ múc khoảng 3 muỗng mắm ruốc cho vào tô, sau đó chế nước lạnh vào trộn đều cho mắm tan, rồi lọc lại cho sạch.
Biết mẹ chuẩn bị làm món thịt heo kho mắm ruốc, tôi đội nón lá chạy ra sau nhà, nhổ vài tép sả, rửa sạch xắt mỏng rồi dùng dao bằm nhuyễn cùng vài trái ớt và tỏi. Còn mẹ thì rửa sạch thịt ba chỉ, cắt miếng nhỏ rồi ướp với đường. Mẹ bảo, làm như vậy là để khi thịt kho chung với mắm ruốc không bị ngấm vị mặn của mắm và phần mỡ heo trong hơn. Mẹ múc khoảng 3 muỗng mắm ruốc cho vào tô, sau đó chế nước lạnh vào trộn đều cho mắm tan, rồi lọc lại cho sạch.
Bản hòa âm giữa đại ngàn
Ngồi trong căn chòi rẫy của ông A Tam ở làng Mới, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tâm hồn tôi như bay bổng theo những giai điệu bổng trầm của đàn nước. Bao năm qua, nhờ tiếng đàn nước, ông Tam vừa có thêm niềm vui, vừa xua đuổi được thú dữ và chim muông phá hoại mùa màng.
Vượt qua hốc đá, thanh âm rất lạ nghe như tiếng đàn đá đã thu hút sự chú ý của mọi người. Ở giữa núi rừng, không người qua lại, lại vang lên tiếng đàn trong trẻo, êm tai. Rồi gần như không ai bảo ai, chúng tôi đi về hướng phát ra bản hòa tấu của đại ngàn.
Phía xa xa, trong căn chòi giữa rẫy, ông A Tam bất ngờ khi tiếp đón những vị khách không mời mà đến. Căn chòi chưa đến 5m2 được xem là “ngôi nhà thứ 2” của ông Tam. Nhà ông ở làng Mới nhưng do rẫy ở quá xa, đường sá lại bất tiện nên đa số thời gian ông ở chòi trên rẫy để tiện chăm sóc đám bắp, đám lúa và sâm dây. Dăm bữa, nửa tháng, khi nào hết lương thực, ông mới trở về nhà một vài hôm rồi lại lên rẫy.
Vượt qua hốc đá, thanh âm rất lạ nghe như tiếng đàn đá đã thu hút sự chú ý của mọi người. Ở giữa núi rừng, không người qua lại, lại vang lên tiếng đàn trong trẻo, êm tai. Rồi gần như không ai bảo ai, chúng tôi đi về hướng phát ra bản hòa tấu của đại ngàn.
Phía xa xa, trong căn chòi giữa rẫy, ông A Tam bất ngờ khi tiếp đón những vị khách không mời mà đến. Căn chòi chưa đến 5m2 được xem là “ngôi nhà thứ 2” của ông Tam. Nhà ông ở làng Mới nhưng do rẫy ở quá xa, đường sá lại bất tiện nên đa số thời gian ông ở chòi trên rẫy để tiện chăm sóc đám bắp, đám lúa và sâm dây. Dăm bữa, nửa tháng, khi nào hết lương thực, ông mới trở về nhà một vài hôm rồi lại lên rẫy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)