26 thg 8, 2020

Đình Bình Đông: Chốn an lành và bình yên

Sáng 20-8, lãnh đạo quận 8 (TP.HCM) và người dân đã đến viếng và dâng hương, hoa trước tượng Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (bên trong khuôn viên Đình Bình Đông) nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Bác Tôn.

Đình Bình Đông nằm ngay nhánh rẽ của Kênh Đôi, trên cù lao Bà Tàng, thuộc Q.8, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Trước đó, trong ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, người dân, du khách các vùng lân cận cũng đã đến viếng, thắp hương cúng bái tại nơi này.

Cảnh sắc bình dị ở hồ Khe Ngang

Hồ Khe Ngang (huyện Hương Trà) thu hút nhiều người trẻ nhờ cảnh quan nguyên sơ, sông nước hữu tình.

Khe Ngang là hồ nước ngọt nằm lọt thỏm giữa rừng núi, vì gần khu dân cư nên mật độ khách tham quan, check-in khá đông đúc. Bao phủ không gian sông nước là thảm thực vật xanh ngút ngàn, nên thơ vào mọi thời điểm trong năm. 

Rủ nhau... chạy còng

Vùng bãi ngang ven biển quê tôi có nhiều món hải sản tươi ngon. Trong số đó, còng biển là loại giáp xác tuy ít người ở phố biết đến, lại là món ăn dân dã, hấp dẫn của người dân ven biển, nhất là tụi trẻ con. Chạy còng cũng là thú vui rộn ràng của những đứa trẻ sinh ra đã hít hà vị mặn mà của gió biển.

Con còng hình thù giống với con ghẹ, tuy nhiên thân hình nhỏ bé hơn rất nhiều. Để chạy còng, bọn trẻ thường đợi mặt trời đã lặn xuống núi, lúc ấy những con còng bò đi kiếm ăn. Khi ánh đèn của những chiếc tàu thuyền đánh bắt cá lung linh tận phía xa, những đứa trẻ vùng biển tay cầm đèn pin, xách theo cái xô đi dọc bờ biển “săn” còng. 

Còng biển có thể dùng để nấu cháo, nướng hoặc rang me chua. 

Tân An và những tên gọi đi vào huyền thoại

Người từng đi qua, từng biết về những năm tháng chiến tranh khói lửa, ít ai gọi ngôi làng anh hùng với 52 gia đình thì đã có 50 gia đình liệt sĩ, nằm ở thôn Lâm Hạ, xã Đức Phong (Mộ Đức) bằng tên gọi hành chính Tân An. Mọi người thường gọi Tân An bằng cái tên thân thương là “xóm Mù U”, hoặc lấy mật danh trong kháng chiến chống Mỹ của làng là “Cây số 52” để gọi tên làng.

Ngôi làng anh hùng
Đôi mắt đã không còn nhìn thấy được gì nữa, nhưng người thương binh Nguyễn Ngọc Độ (1956), ở làng Tân An vẫn đi phăm phăm ra nhà tưởng niệm của xóm để hương khói cho những người nằm xuống. Vừa thắp hương, ông Độ vừa bồi hồi kể: Gia đình tôi có 6 anh chị em, thì cả 6 người đều tham gia cách mạng. Một người hy sinh, 5 anh em còn lại đều là thương binh. Tôi là em út trong nhà, tham gia du kích từ năm 16 tuổi. Liền sau đó, tôi bị thương ở đầu, ở tay, chân trong một trận đánh, rồi mắt bị giảm thị lực, một thời gian sau thì mù hẳn. 

Nhà tưởng niệm những người nằm xuống ở làng Tân An. 

Lưỡi long rim đường: Món mứt dân dã của người Gò Cỏ

Nơi mảnh đất cực nam của tỉnh, người dân thường dùng lưỡi long để chế biến thực phẩm trong bữa ăn gia đình. Đây được xem là rau sạch, mọc tự nhiên ở vùng đất cát ven biển. Từ loại rau chỉ dùng để nấu canh, các bà, các mẹ ở làng Gò Cỏ, tổ dân phố Long Thạnh 2, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) đã chế biến thành món mứt lưỡi long rim đường dân dã, bình dị, thơm ngon.

Lưỡi long là loại cây cùng họ với xương rồng, không có gai. Cây tự sinh sôi, phát triển, phần lá non có màu xanh đọt chuối, người dân hay hái vào để nấu canh. Điều thú vị là lưỡi long hái vào buổi sáng, sẽ có vị chua hơn hái vào buổi chiều.Ngoài món canh chua (có thể nấu với cá, tôm, hoặc thịt), với tài khéo léo chế biến các món ăn, các bà, các mẹ ở Gò Cỏ đã sáng tạo làm nên món mứt lưỡi long. 

Món mứt lưỡi long có vị chua thanh, ngọt của đường và thơm ngon của hạt mè rang. 

Thơm ngon bánh tráng cuốn thịt luộc

Bánh tráng cuốn thịt luộc là món ăn đặc trưng xứ Quảng. Với nhiều người, đây là món ăn khoái khẩu. 

Theo kinh nghiệm của nhiều người, để món bánh tráng cuốn thịt luộc thơm ngon, nên chọn thịt ba chỉ vừa có mỡ, có nạc. Thịt được cắt ra từng khổ, rửa sạch với nước muối, sau đó cho vào nồi nước luộc. Khi luộc cũng vừa đủ nhiệt độ để thịt không dai, không bị rã. 

Bánh tráng cuốn thịt luộc là món ăn mang đậm chất quê xứ Quảng. 

Món bánh tráng cuốn thịt heo ngon một phần cũng nhờ nước chấm. Tùy vào khẩu vị và sở thích của mỗi người, nước chấm có thể là nước mắm chanh tỏi ớt pha chút đường để tạo vị chua ngọt hoặc là mắm nêm pha vừa.

25 thg 8, 2020

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Bình)

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Bình) hình thành hơn 500 năm trước. Hiện, mộ đá, tượng thờ và các sản phẩm từ đá được đặt la liệt hai bên đường vào làng. 

Làng đá Ninh Vân thuộc xã Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 8km, được hình thành cách đây 500 năm. Ông tổ nghề đá của làng là Hoàng Sùng, người làng Nhồi (Thanh Hóa) ra Ninh Vân lập nghiệp và truyền nghề lại cho con cháu. Ban đầu thợ chế tác đá làm các sản phẩm đơn giản phục vụ mùa màng như cối giã, cối xay, con lăn trục lúa… Lâu dần, sản phẩm của các nghệ nhân đa dạng và hiện đại hơn.

Hòn Khô - điểm đến không thể bỏ lỡ ở Quy Nhơn

Chỉ cách trung tâm TP Quy Nhơn 20 km, du khách đến Nhơn Hải thường ghé Hòn Khô ăn hải sản, chụp hình, lặn ngắm san hô...


Hòn Khô còn gọi là Cù lao Hòn Khô, nằm tại thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn. Thôn Hải Đông thường được gọi luôn là làng chài Nhơn Hải. Từ trung tâm đi qua cầu Thị Nại, hết đường thấy bùng binh lớn ở ngã ba, rẽ trái hướng đi Eo Gió, hướng phải còn lại chính là đường vào làng chài Nhơn Hải. 

Sông Ba và những cái tên

Những câu, từ trong bài hát Ca ngợi anh hùng Núp của nhạc sĩ Trần Quý: “Đây bất khuất Tây Nguyên cao cao/Núi mây điệp trùng gió ào ào/Đây sóng nước sông Ba dâng trào/Người Bahnar như đàn chim chơ rao” đã làm cho nhiều người biết đến sông Ba, yêu mến con sông huyền thoại này, dù họ chưa một lần đặt chân đến sườn Đông Trường Sơn-quê hương Anh hùng Núp, nơi có dòng sông Ba miệt mài chảy qua, đưa nước xuống vùng duyên hải Phú Yên. Tuy nhiên, khi chảy qua mỗi vùng miền, đi qua mỗi tộc người, sông Ba lại được gọi bằng những cái tên khác nhau hẳn là điều vẫn chưa nhiều người biết.

Bắt nguồn từ núi Ngok Rô ở độ cao 1.549 m, trên dãy Ngok Linh (thuộc tỉnh Kon Tum), sông Ba chảy theo sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, qua các tỉnh Gia Lai, Phú Yên để đổ về Biển Đông.


Một góc sông Ba. Ảnh: internet

Thịt heo đèo mắm mực

Ngoài những món ăn đặc trưng của người Quảng Ngãi, quê tôi còn có sản vật đặc biệt của vùng ven biển miền Trung, đó là mắm mực. Món ăn trông có vẻ xấu xí với màu đen xì và mặn chát vị biển ấy lại song hành cùng đời sống của con người nơi đây từ thuở nào.

Mắm mực không xa lạ gì với dân ven biển quê tôi. Hằng năm, cứ đến mùa mực rộ là họ tự làm món mắm mực cho gia đình hay gửi biếu tặng đặc sản quê nhà cho bạn bè gần xa. Mắm mực được làm từ mực con nhỏ, còn gọi là mực cơm hay mực sữa vì rất nhỏ. Mực này ngoài làm mắm thì có thể dùng hấp gừng, sả cuốn bánh tráng chấm mắm ăn cũng ngon tuyệt.

Có dịp về quê đúng mùa mực, tôi lại được chứng kiến cảnh tất bật của các cô, các chị. Từ tờ mờ sáng, họ đã chia nhau lựa mực, “mắm mực phải được làm từ những chú mực tươi cong thì mới ngon và lâu hư”, bác gái tôi bảo vậy. Từ lúc ủ mắm cho đến lúc mắm chua, phải mất mấy ngày, tuỳ theo ướp muối mặn, lạt.