25 thg 8, 2020

Da bò làm gỏi chua ngọt

Gỏi da bò là một trong những món gỏi được nhiều người ưa chuộng. Sự kết hợp hài hoà giữa da bò non và các loại rau gia vị, tạo nên hương vị đặc trưng của ẩm thực xứ Quảng.

Gỏi da bò rất hấp dẫn với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, cùng cảm giác mềm mại của da bò non kích thích cảm giác ngon miệng, thèm ăn đến kỳ lạ. Gỏi da bò chua ngọt chế biến khá đơn giản, không cầu kỳ. Chọn loại da bò non, bởi da bò non ăn rất mềm và bổ dưỡng. 

Gỏi da bò chua ngọt. 

Tìm hiểu địa danh Lệ Chí, Lệ Cần

Lệ Chí, Lệ Cần là những địa danh được người dân Pleiku biết đến nhiều, gắn với một đặc sản mang tên khoai lang Lệ Cần. Đây là những địa danh được hình thành khá sớm ở Gia Lai.
Từ năm 1957 đến năm 1962, thực hiện chính sách dinh điền, chính quyền Ngô Đình Diệm (Việt Nam Cộng hòa) đã di dân từ đồng bằng ven biển miền Trung lên lập nhiều dinh điền ở các tỉnh Tây Nguyên. Trên địa bàn nay thuộc huyện Đak Đoa, có 2 địa điểm dinh điền được hình thành trong giai đoạn này, đó là dinh điền Lệ Chí và dinh điền Lệ Cần.

Xã Nam Yang, huyện Đak Đoa (xã Lệ Chí cũ). Ảnh: K.N.B

23 thg 8, 2020

Bí mật trong 3 ngôi đền, chùa cổ ở Hưng Yên

Chuyện về danh thần tài ba thời Gia Long

Đó là câu chuyện về Ân Quang hầu Trần Công Hiến. Chuyện bắt đầu từ mộ chí của người xưa ở thôn Mỹ Huệ 1, xã Bình Dương (Bình Sơn).

Mộ chí đầu thời Nguyễn duy nhất ở Quảng Ngãi
Trải qua hơn 200 năm, mộ chí Ân Quang hầu Trần Công Hiến rêu phong phủ mờ. Ngôi mộ như có sức hút kỳ lạ, thôi thúc những cán bộ làm công tác bảo tàng tìm hiểu cho bằng được những gì chưa rõ từ lịch sử xa xưa. Theo chị Tạ Thị Di Hà - cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, mộ xây dựng năm 1817, không chỉ là nơi yên nghỉ của bậc anh tài, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị thẩm mỹ về kiến trúc nghệ thuật mộ chí thời Nguyễn đặc sắc và duy nhất ở Quảng Ngãi, cùng nhiều hiện vật, tài liệu Hán Nôm quý giá. 

Cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh làm rõ câu đối ở mộ chí Ân Quang hầu Trần Công Hiến, ở xã Bình Dương (Bình Sơn). ẢNH: Di Hà 

Vãn cảnh chùa Năng Quang

Chùa Năng Quang tọa lạc ở cuối thôn Năng Xã, xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa). Chưa tìm thấy sử sách nào ghi năm thành lập chùa. Theo các cụ cao niên ở xóm, thì chùa đã có từ thời mới lập làng. Lúc đó còn là đình, với tên gọi là đình Năng Quang.

Khi hỏi các cụ về năm lập làng, lập đình thì không ai biết. Họ chỉ biết khi sinh ra đã thấy đình rồi. Các cụ lý giải, sở dĩ xây dựng đình ở cuối làng là vì nơi đây có thế đất rồng cuộn hổ ngồi. Trước đình có một cây đa cổ thụ, gốc to bằng cái nong phơi lúa, cao ngất trời, cành lá sum suê, quanh năm tỏa bóng mát cả một vùng. 

Chùa Năng Quang. 

Đậm đà kho quẹt

Nhắc đến kho quẹt sẽ khiến nhiều người nhớ về một thời gian khó. Giờ đây, khi cuộc sống đủ đầy hơn, kho quẹt cũng vẫn là món ăn hấp dẫn, đậm đà hương vị. 

Món kho quẹt được chế biến rất đơn giản, nước mắm cùng với tỏi, hành tím phi và một ít đường, cứ thế kho trên bếp đến khi quánh sệt lại là có nồi mắm kho quẹt đậm đà. Theo giải thích của một số người lớn tuổi, cái tên kho quẹt xuất phát từ cách làm và cách ăn của món này. Mắm được kho đến keo lại, khá mặn, nên chỉ cần dùng đầu đũa quẹt cho dính một chút rồi ăn. Kho quẹt là món ăn rẻ tiền, dễ làm, nhưng rất “bắt cơm”, chỉ cần một ít kho quẹt, rau luộc là đã ngon cơm. 

Kho quẹt thường được ăn cùng với rau, củ luộc. 

Xa rồi những cấm rừng xưa

Là địa phương nằm ở đồng bằng, nhưng huyện Mộ Đức lại là nơi có rất nhiều cấm rừng nằm xen kẽ ngay giữa ruộng đồng, làng xóm, được người dân đồng lòng gìn giữ suốt mấy trăm năm. Đáng tiếc là, dần dà về sau, phần vì chiến tranh tàn phá, phần vì lơi lỏng trong công tác bảo vệ, khiến các cấm rừng năm xưa, giờ chỉ còn trong ký ức.
Người Mộ Đức xưa từng lập nên các cấm rừng và đưa ra nhiều cấm kỵ như: Không được chặt cây, khai thác lâm sản, chăn thả gia súc... để bảo vệ rừng. Những “cấm rừng” nhờ thế hình thành và trở thành “lá phổi xanh” của biết bao xóm làng nơi đây. Như cấm rừng Sa Voi, Văn Bân, Phước Lai (Đức Chánh), cấm rừng núi Vom (Đức Hiệp), cấm rừng ở núi ông Đọ (Đức Phong), rồi cấm Mã Gia (Đức Thạnh), cấm Gò Da, ông Thao (Đức Hòa), cấm Gò Né (Đức Tân)... 

Cấm ông Thao - một trong những cấm rừng hiếm hoi tồn tại hàng trăm năm qua tại xã Đức Hòa (Mộ Đức). 

19 thg 8, 2020

Nơi in sách quốc ngữ đầu tiên

Nhà in Làng Sông là một trong ba cơ sở in sách quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, nằm trong khuôn viên tiểu chủng viện gần 100 tuổi.

Nhà thờ Làng Sông, cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 10 km, là nơi đặt một trong ba cơ sở in chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, gồm nhà in Tân Định (Sài Gòn), nhà in Ninh Phú (Hà Nội) và nhà in Làng Sông (Bình Định). 
Tên chính xác của nhà thờ là Tiểu chủng viện Làng Sông. Một số tài liệu, tên hiển thị trên bản đồ ghi là Lòng Sông, là do đọc theo giọng người địa phương. 

Chùa cổ 400 tuổi bên dòng sông Hương

Nằm bên bờ sông Hương, chùa Thiên Mụ thu hút du khách thăm viếng bởi những câu chuyện lịch sử và kiến trúc độc đáo.

Chùa được xây dựng vào năm 1601, vào đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chùa còn có tên gọi là Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, thuộc phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ có hướng nhìn ra dòng sông Hương, đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế.

Theo sử của triều Nguyễn, trong chuyến du ngoạn, chúa Nguyễn Hoàng đã khám phá ra một nơi có sự kết hợp hài hòa giữa núi và sông - ngọn đồi có chùa Thiên Mụ bây giờ. Người dân địa phương kể lại với chúa Nguyễn Hoàng rằng, nơi đây ban đêm thường có bà lão tóc bạc phơ, mặc áo đỏ quần lục xuất hiện, nói rằng sẽ có người đến đây lập chùa để tụ linh khí, giúp đất nước phát triển hùng mạnh. Nghe chuyện, ông bèn lệnh cho dựng ngôi chùa trên đồi, hướng ra sông Hương và đặt tên Thiên Mụ (thiên là trời, mụ là bà cụ).

Toàn bộ kiến trúc của chùa Thiên Mụ nằm trên một ngọn đồi hình chữ nhật. Từ đây, du khách có dịp chiêm ngưỡng nét đẹp uốn lượn, hiền hòa của dòng Hương thơ mộng. Ảnh: Võ Thạnh.

Cửa đại Cổ Lũy

Sông Trà Khúc là con sông lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, phát nguyên từ cao nguyên Đak Tơ rôn (Kon Tum) hợp lưu từ 4 con sông nhỏ (sông Tang, sông Xà Lò, sông H're, sông R'hin) nằm trên địa bàn khắp 5 huyện miền núi phía tây Quảng Ngãi, chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và thành phố Quảng Ngãi trước khi đổ ra Biển Đông qua cửa Đại Cổ Luỹ, còn có tên gọi khác là cửa Đại, cửa Đợi. 

Trong mắt người bình dân Quảng Ngãi, cửa Đại đẹp và nên thơ với núi, sông, làng mạc, bãi cát, ghềnh biển như quần tụ bên nhau:

Tư Nghĩa, cửa Đại là đây
Gành Hào, núi Quế đá xây nên chùa
Dưới thời bông súng nở đua
Ngó lên trên chùa đá dựng kiểng giăng
Ngó qua bên xóm Trường An
Ngó xuống hòn Sụp cát vàng soi dương
(Ca dao Quảng Ngãi)