16 thg 2, 2020

Ngọa Vân, nẻo về nguồn cội

Nếu Yên Tử là nơi Phật hoàng hành pháp thì Ngọa Vân là nơi Ngài kết thúc hành trình tu đạo của vị Tổ sáng lập Thiền phái Trúc lâm Yên Tử. 

Yên Tử và Ngọa Vân là 2 địa danh cùng nằm trên cánh cung Đông Triều (Quảng Ninh) và đều có ý nghĩa đặc biệt trong hành trình tu tập, nhập diệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông - Vị vua đã sớm rời bỏ tột đỉnh quyền lực để chăm lo cho phần hồn văn hóa của dân tộc Việt. 

Am Ngọa Vân là 1 trong 14 di tích thuộc cụm Di tích đặc biệt Quốc gia nhà Trần tại Đông Triều. 

Về Yên Bái thưởng thức đặc sản Vịt bầu Lục Yên

Chất đất và nguồn nước vùng Ngọc Lục Yên, Yên Bái đã tạo nên nhiều sản vật ngon, được cả nước biết đến trong đó phải kể đến vịt bầu Lâm Thượng. 

Những con vịt bầu ở đây có nguồn gen quý, được chăn thả ngoài tự nhiên, ăn thóc gạo sạch và ốc suối, rêu đá, nên rất thơm ngon.

Vịt chủ yếu được thả ngoài tự nhiên. 

Lâm Thượng nằm bên dòng suối Khuổi Luông trong vắt chảy dọc theo chiều dài của xã. Hai bên suối là những ruộng lúa, nhà sàn, nhà đất của bà con người Tày, người Dao san sát nhau. Dòng suối ấy ngoài nước trong thì các loại thủy sinh cũng rất phát triển, như rêu đá, các loại ốc, ếch, ngóe… đây là thức ăn phổ biến cho vịt ngoài tự nhiên.

Bến cũ Bình Đông

Bến Bình Đông là địa chỉ mang dấu ấn sông nước của Sài Gòn xưa với cảnh vật đặc trưng trên bến dưới thuyền. 

Bến Bình Đông là một bến thuyền cổ ở Sài Gòn. Bến Bình Đông nằm bên kênh Tàu Hủ, song song với đại lộ Võ Văn Kiệt, nay thuộc quận 8 – thành phố Hồ Chí Minh. 

15 thg 2, 2020

Nhà rông đẹp bậc nhất Tây Nguyên

Kon Jơ Dri là một trong những nhà rông mang vẻ bề thế, nên thơ nhất vùng Tây Nguyên, gắn liền với tuổi thơ của trẻ em trong làng. 

Kon Jơ Dri (hay Kon Jo Dri, Kon Jơ Ri) là buôn làng của người Ba Na nằm phía bên sông Đăk Bla, thuộc xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum. Bản có căn nhà rông xây từ năm 1977, được coi là bề thế nhất vùng với chiều cao 16 m và chiều ngang 12 m. Đây là nơi diễn ra các lễ hội, họp mặt, tổ chức lễ Tết, giao lưu cồng chiêng... của người Ba Na. Nhìn từ xa, nhà như lưỡi rìu vươn lên bầu trời. 

Chiêm ngưỡng 'mắt thần' núi

Núi Mắt Thần còn được gọi là Phja Piót, theo tiếng dân tộc Tày có nghĩa núi Thủng, còn dân thích vi vu thì gọi đây là "tuyệt tình cốc".

Cảnh quan núi Mắt Thần mùa thu - Ảnh: Phạm Ngọc Khoa - Hoàng Khuyến

Mùa mưa, dãy núi Mắt Thần nổi lên giữa hồ nước trong xanh, đẹp khó tả. Sang mùa khô, nước rút làm lộ ra bãi đất nhấp nhô để khách dạo chơi hoặc cắt rừng, vượt dốc đặt chân tới hang Thủng - công trình thiên tạo độc nhất vô nhị ở Công viên địa chất non nước Cao Bằng.

Khám phá vùng trồng chè lớn nhất Đà Lạt

Đồi chè Cầu Đất nằm ở thôn Trường Thọ, xã Luân Trường (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) là một trong bốn xã ngoại thành Đà Lạt có diện tích trồng chè chất lượng cao lớn nhất hiện nay.

Người dân hái lá chè non vào buổi sáng. 

Đồi chè Cầu Đất có diện tích trải dài 230ha, với độ cao 1650m so với mực nước biển. Đồi chè Cầu Đất không chỉ là điểm đến trong lành bình yên của thành phố Đà Lạt, nơi đây còn chính là “văn hóa” Đà Lạt, nơi mưu sinh của biết bao nhiêu thế hệ người dân Đà Lạt đi qua.

Ngắm vẻ đẹp độc đáo của hai nhà thờ lớn nhất Huế

Bên cạnh các công trình kiến trúc cung đình, lăng tẩm, Huế còn được biết đến bởi những nhà thờ Công giáo có kiến trúc độc đáo và lâu đời. Trong đó, phải kể đến 2 công trình nhà thờ nổi bật là Nhà thờ Dòng chúa cứu thế và Nhà thờ Phủ Cam.

Nằm ngay giữa trung tâm thành phố Huế, ngôi giáo đường Dòng chúa cứu thế được xây dựng dưới thời vua Khải Định, khánh thành vào tháng 8 năm 1962 do kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc thiết kế.

13 thg 2, 2020

Dân dã món cá mối

Cá mối là loại cá biển có quanh năm, nhưng rộ nhất là vào khoảng tháng 9 âm lịch cho đến Tết âm lịch. Nhớ những mùa biển trúng mẻ, cá mối tràn chợ; nhà nhà lại tha hồ mua về chế biến thành nhiều món ăn đậm đà, hao cơm...

Là loại cá có giá bình dân lại thơm ngon, hấp dẫn, nên cá mối rất “được lòng” các bà nội trợ quê tôi. Từ cá mối làm chả, đến cá mối kho sả, cá mối nấu canh chua... món nào cũng đơn giản mà ngon. 

Khô cá mối rim là món ăn dân dã nhưng cũng không kém phần lạ miệng. 

Đậm đà thịt heo ngâm mắm

Thịt heo ngâm mắm là món ăn đặc trưng trong mâm cỗ, bữa cơm ngày Tết của người dân miền Trung. Ngày trước, tủ lạnh chưa có nên thịt heo được dự trữ bằng cách ngâm mắm để ăn dần. Giờ đây, dù có nhiều món ăn ngon nhưng thịt heo ngâm mắm vẫn là món ăn được yêu thích của người dân trong những ngày Tết. 

Ở quê tôi, cứ tầm giữa tháng Chạp, khi các gia đình rục rịch chuẩn bị cho ngày tất niên, thì cũng là lúc vài ba hộ gia đình gần nhà cùng rủ nhau xẻ heo để chia nhau ăn Tết. Thịt heo là một trong những thực phẩm chủ đạo trong mâm cúng, bữa cơm ngày Tết của các gia đình. 

Mâm cơm ngày Tết sẽ càng thêm hấp dẫn, khi có món thịt heo ngâm mắm. 

Cù Lao Ré xa xăm thời mở đất

Đã hàng trăm lần đến với Cù Lao Ré, nhưng trong tôi luôn có một câu hỏi cứ đặt ra cho mình: Người Việt đến khai phá xứ cù lao này từ bao giờ? Phải chăng như người Lý Sơn đã nói: Đã hơn 400 năm và công lao trước tiên thuộc về 7 vị tiền hiền ở Lý Sơn có gốc gác từ hai làng An Hải, An Vĩnh trong vùng cửa biển Sa Kỳ?

TỪ VÀI DÒNG GHI CHÉP 


Có lẽ nhiều người Quảng Ngãi đã từng đọc "Non nước xứ Quảng" của nhà biên khảo Phạm Trung Việt và từng xem đây là cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ yêu mến mảnh đất này. 

Cánh đồng hành ở xã An Hải (Lý Sơn). Ảnh: NGUYễN ĐĂNG LÂM