19 thg 10, 2019

Thưởng thức món thịt khô gác bếp của đồng bào các dân tộc thiểu số

Người Thái, Dao, Mông, Tày,… trên địa bàn tỉnh cùng có món thịt khô gác bếp (thịt khô) rất độc đáo bắt nguồn từ xa xưa. 

Món thịt khô không chỉ là một trong những cách bảo quản thịt hữu hiệu mà trở thành đặc sản ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số. Món ăn phần nào nói lên được phong tục và đời sống sinh hoạt thường ngày của các dân tộc. 

Đồng bào Dao ở xã Nâm N'Đir (Krông Nô) treo từng miếng thịt lợn để hun khói 

Khi chưa có cách bảo quản thịt như ngày nay, đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng cách hun khói (xông khói). Các loại thịt thường dùng là thịt lợn, bò, trâu, nai… Sự khác biệt trong món thịt khô của các dân tộc thường ở công đoạn tẩm ướp.

Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén

Nằm trong hệ thống Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (Nguyên Bình) nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mang đậm nét hoang sơ, còn lưu giữ nhiều loài động, thực vật quý hiếm có giá trị về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trường. 

Băng tuyết trên đỉnh Phja Oắc. 

Đi từ thành phố Cao Bằng theo quốc lộ 34 hay từ quốc lộ rẽ qua đèo Côlêa, du khách sẽ đến Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén. Vườn được thành lập ngày 11/1/2018 với tổng diện tích tự nhiên 10.593,3 ha, trong đó có trên 8.100 ha rừng thuộc địa bàn các xã: Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc (Nguyên Bình).

Nhà sàn đá của người Tày ở Cao Bằng

Người Tày ở Cao Bằng có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó, những ngôi nhà sàn đá thể hiện phong tục tập quán gắn với điều kiện sống, lao động, sản xuất của người Tày.

Nhà sàn đá của người Tày ở Bản Thuộc, xã Đồng Loan (Hạ Lang). 

Người Tày sống tập trung thành từng làng, bản có từ vài hộ dân đến mấy chục hộ. Làng được dựng trên các gò đồi tương đối bằng phẳng. Nhiều điểm dân cư, nhà không xếp theo hàng lối mà dựa vào thế cao thấp khác nhau. Các nhà sàn thường được vận dụng các địa hình là bằng phẳng hoặc sườn đồi thoai thoải. Nhưng dù lựa chọn địa hình nào thì nhà luôn dựa vào đồi núi và hướng ra sông, suối... Đối với những hộ dân dựa vào sườn đồi sẽ tận dụng nửa phần nền đất làm giá đỡ khung nhà và đỡ tốn kém về kinh phí, vật liệu. Do điều kiện sống, sinh hoạt, nhiều nhà sàn tận dụng những vật liệu xung quanh để xây dựng, trong đó, vật liệu chủ yếu là đá, cát, gỗ...

Pác Rằng “đỏ lửa” nghề rèn

Du lịch cộng đồng trong Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng theo tuyến phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” gồm các huyện: Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, du khách đến bản Pác Rằng, xã Phúc Sen (Quảng Uyên) sẽ có những trải nghiệm thú vị về nghề rèn truyền thống. 

Du khách trải nghiệm rèn nông cụ tại điểm du lịch cộng đồng Pác Rằng. 

Mới bước chân vào bản, bạn đã nghe rộn ràng tiếng quai búa nện nhịp nhàng, tiếng xì xèo của những thanh sắt nóng đỏ khi ngâm vào nước lạnh. Nhịp sống Pác Rằng là âm thanh rèn từ những đôi bàn tay rắn chắc, khéo léo ngày ngày giữ “hồn” nghề rèn truyền thống dưới những mái nhà sàn cổ đã tồn tại hàng trăm năm…

Những nghề thủ công truyền thống của người Nùng An ở Quảng Uyên

Các nghề thủ công truyền thống như: rèn, dệt vải, nhuộm chàm, làm hương, làm giấy bản… đã gắn bó chặt chẽ với quá trình tồn tại và phát triển của người Nùng An ở Quảng Uyên. Hiện nay, những nghề trên được lưu giữ và phát triển tại một số xóm ở các xã: Phúc Sen, Đoài Khôn, Quốc Dân, Tự Do…, góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống người Nùng An và mang đậm dấu ấn văn hóa làng nghề.

Du khách trải nghiệm làm nghề rèn thủ công truyền thống người Nùng An tại xã Phúc Sen (Quảng Uyên). 

Nghề rèn: Nghè rèn của người Nùng An ở Phúc Sen là nghề truyền thống nổi tiếng nhất, mang đậm bản sắc của người Nùng An. Sản phẩm rèn của người Nùng An rất phong phú, có uy tín không chỉ trong phạm vi nội tỉnh mà còn có mặt trên thị trường ngoại tỉnh. Nghề rèn được truyền theo phương thức “cha truyền con nối”, được truyền dạy theo phương pháp thực hành tại chỗ và do tính chất nghề nghiệp nên đồng bào Nùng An chỉ truyền nghề cho con trai. Ngày 29/1/2019, nghề rèn của người Nùng An ở Phúc Sen được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận, tôn vinh là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

18 thg 10, 2019

Khung cảnh đồng quê ở Quảng Ngãi

Cánh đồng lúa, cây cầu tre hay trò chơi kéo mo cau gợi liên tưởng tới những nét đặc trưng của làng quê Việt Nam xưa. 

Cánh đồng lúa vàng xã Đức Phong, huyện Mộ Đức vào mùa gặt vụ hè thu. Mộ Đức được biết đến là vựa lúa lớn của tỉnh Quảng Ngãi, với diện tích trồng lúa lên tới 10.000 ha. 

9 món không thể bỏ qua khi đến Hà Tiên

Cà xỉu hay tôm tích là những đặc sản du khách nên thử khi có dịp ghé chân tại thành phố biển Hà Tiên. 


Tôm tích

Ở vùng biển Hà Tiên, loài này thường sinh sản vào khoảng tháng 3, 4 (âm lịch) và trưởng thành vào tháng 9, 10. Những con tôm tích lúc này mang trứng, có nhiều gạch và thịt ăn rất béo.

Du khách có thể tìm thử tôm tích đã được chế biến ở các nhà hàng tại trung tâm thành phố. Mỗi phần ăn có giá dao động 100.000 - 150.000 đồng. Hấp sả, rang cháy tỏi hoặc nấu lẩu hải sản là những cách làm phổ biến nhất. Nếu thức dậy sớm, bạn có thể đi ra chợ hải sản để mua những con tôm tích còn tươi rói mới cập bờ. Giá mỗi kg dao động 100.000 - 500.000 đồng tuỳ loại. 

Vẻ đẹp thiên nhiên trên đỉnh Bạch Mã

Trên con đường dài 20 km dẫn tới đỉnh Bạch Mã, du khách như được lướt qua tiên cảnh tạo nên bởi núi rừng, suối thác và mây trời. 

Cung đường uốn lượn dẫn lối khách lên núi Bạch Mã. Điểm tham quan này thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã, cách thành phố Huế hơn 40 km.
Sau khi mua vé, du khách thuê ôtô đi từ cổng vườn quốc gia đến Hải Vọng Đài, điểm cao nhất trên đỉnh Bạch Mã với quãng đường khoảng 20 km. 

Vẻ đẹp hoang sơ trên quần đảo Hải Tặc

Sào huyệt của cướp biển nay đã trở thành điểm tham quan với bãi cát trắng cùng những làng chài nằm yên bình dưới tán rừng nhiệt đới xanh rì. 

Quần đảo Hải Tặc thuộc xã Tiên Hải, thành phố Hà Tiên, nằm cách đất liền gần 28 km. Tuy không nổi tiếng như Phú Quốc và Nam Du, đảo Hải Tặc được du khách yêu thích bởi khung cảnh hoang sơ và những trải nghiệm về cuộc sống làng chài. Để tới đảo, du khách phải di chuyển hơn một tiếng bằng tàu cao tốc từ thành phố Hà Tiên. 

17 thg 10, 2019

Lướt cùng gió ở bãi biển Ninh Chữ nổi tiếng thế giới

Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận đang ngày càng quen thuộc với tín đồ du lịch Việt trong những năm gần đây. 

Trước đó, vùng biển này đã được biết tới rộng rãi trong cộng đồng hàng triệu du khách quốc tế…

Hấp dẫn du khách quốc tế 


Trong hành trình khám phá của mình, Mark Gwyther - blogger du lịch người Mỹ đã dừng chân ở bãi biển Ninh Chữ. Bằng con mắt của một chuyên gia tư vấn quản lý và đầu tư bất động sản cùng trải nghiệm từng có ở nhiều vùng đất khắp thế giới, Mark Gwyther đã chia sẻ những thông tin thú vị về Ninh Chữ trên trang citypassguide.com. 

Ninh Chữ đẹp đến mê mẩn khi bình minh ló rạng.